bốo tõy, ngổ trong quá trình nghiên cứu :
Cùng với công tác theo dõi về sự phát triển cơ thể các loài thực vật thí nghiệm, thì việc quan trắc, đánh giá chất lượng nước trong các bể thí nghiệm cũng hết sức quan trọng. Các thông số chất lượng nước như: pH, DO, COD, NH4+, PO4-, NO3- được theo dõi liên tục trong quá trình thực hiện thí nghiệm. Các kết quả đó được sẽ đem so sánh đối với tiêu chuẩn loại B của QCVN – 14 : 2008 nhằm đánh giá khả năng loại bỏ chất ô nhiễm ở các bể thí nghiệm.
4.2.1. Diễn biến các chỉ tiêu đo nhanh trong trong môi trường nước thải tại cácbèo tấm, bốo tõy, ngổ trong quá trình nghiên cứu bèo tấm, bốo tõy, ngổ trong quá trình nghiên cứu
- Diễn biến DO :
Hình 4.6. Diễn biến hàm lượng oxy hòa tan tại các bể thí nghiệm trong hai tháng nghiên cứu
Qua đồ thị ta thấy chất lượng nước tại các bể thả thực vật có xu hướng được cải thiện dần sau mỗi tuần thí nghiệm, mặc dù mức độ thay đổi này còn phụ thuộc vào loài thực vật nuôi thả. Đối với bể không thả thực vật thì giá trị DO duy trì ở mức tương đối thấp (chỉ biến đổi trong khoảng từ 1,03 – 1,16 mg/l). Hàm lượng
Oxi hòa tan là chỉ tiêu có sự thay đổi rõ rệt, nước thải tại các bể ban đầu có giá trị DO thấp 1,8 – 1,9 mg/l, tuy nhiên sau 8 tuần thí nghiệm, giá trị này đã tăng lên khoảng 3,5 – 5, 1 mg/l.
Giỏ trị DO từ tuần đầu tới tuần 8 đã tăng lên 2,6 lần ở bể trồng bốo tõy; tăng 1,8 lần ở bể trồng bể trồng ngổ; tăng 1,9 lần ở bể trồng bèo tấm. Lượng oxi hòa tan thay đổi có thể do sự xâm nhập oxi từ không khí qua mặt thoáng của bể thí nghiệm, hoặc do quá trình vận chuyển theo bộ rễ của thực vật trong bể. Kết quả đo DO trong bể trồng bốo tõy có giá trị cao nhất trong 3 công thức thí nghiệm, điều này có thể giải thích do bộ rễ bốo đó vận chuyển một lượng oxi nhất định hòa tan vào nước, quá trình này diễn ra khá thuận lợi do bộ rễ của loài này có kích thước dài hơn nhiều so với bèo tấm và ngổ; bờn cạnh đó khả năng tăng sinh khối của bốo tõy là rất cao nên lượng oxy được hòa tan vào nước cũng nhiều hơn.
Ta cũng có thể nhận thấy giá trị DO trong bể bèo tấm cao nhất ở tuần thứ 5 sau đó có xu hướng giảm dần ở các tuần tiếp theo. Lý do khiến hàm lượng oxy hòa tan lại giảm dần là vì: Do lượng oxy được đưa vào môi trường nước phải cung cấp một phần để phân hủy các hợp chất hữu cơ, theo quan sỏt thì tới tuần thứ 6 trong bể bèo tấm cú cỏc lỏ già và rễ đang ở trạng thái phân hủy. Mặt khác, bèo tấm ở giai đoạn này hình thành lớp bèo dày đặc bên trên, do vậy ánh sáng không thể xuyên qua được nên việc cung cấp oxy cho môi trường nước bởi sự quang hợp tảo là không có, hơn nữa sự khuếch tán oxy từ không khí theo mặt thoáng bể vào là rất khó. Dẫn đến giá trị DO trong nước thấp.
Tại bể trồng ngổ quá trình cũng diễn ra tương tự với bể thả bèo tấm, tại tuần thứ 5 giá trị hàm lượng oxy hòa tan có xu hướng giảm dần; điều này có thể giải thích do vào lúc này bộ rễ của ngổ đã già và có hiện tượng thối dần đi; các rễ non, nhỏnh ớt xuất hơn, lá ngổ cũng rụng dần, …
Như vậy, sau khi làm thí nghiệm hàm lượng oxy hòa tan trong nước đều tăng lên so với mẫu nước ban đầu, tuy nhiên lượng oxy hòa tan thường thấp, giá trị DO nằm trong khoảng 3,5 – 5, 1 mg/l. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trước đó của K.R. Reddy và T. A. DeBusk, hai ông tiến hành thí nghiệm với các loài thực vật thủy sinh sống nổi giá trị DO chủ yếu nằm trong khoảng 2,2 – 5,5 mg/l [14]. Như vậy, giá trị DO hòa tan ở tại các bể thí nghiệm là có thể chấp nhận được, vì tại các giá trị đú cỏc loài động vật thủy sinh như: cỏ, tụm …cú thể hoàn toàn sống bình thường, nguồn nước đầu ra hoàn toàn đủ điều kiện để cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản.
Hình 4.7. Chất lượng nước trước và sau khi xử lý ở các bể thí ngiệm - Diễn biến giá trị pH :
Giỏ trị pH được tiến hành đo nhanh tại hiện trường trong tất cả các tuần nghiên cứu, giá pH tại các bể thả thực vật có xu hướng tăng lên trong suốt quá trình nghiên cứu. Chỉ riêng đối với ngổ, giá trị pH trong những tuần cuối giảm xuống có thể là do cỏc nhỏnh, đốt của ngổ bị chết dần và phân hủy làm giá trị pH lại có xu hướng giảm xuống. Hình 4.9 sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này :
Hình 4.8. Diễn biến giá trị pH trong quá trình nghiên cứu.
Tại bể bốo tõy giá trị pH tăng 1,06 lần; bể bèo tấm pH tăng 1,05 lần. Như vậy với giá trị pH ban đầu bằng 7,5 các loài thực vật tiến hành thí nghiệm vẫn hoàn toàn có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Điều này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Dr. Karel Rataij và Thomas j. Horeman, giá trị pH tối thích cho sinh trưởng phát triển của thực vật trong môi trường nước ngọt nằm trong khoảng 6,5 – 7,5; nhiệt độ tối thích là từ 22 – 300C. Kết thúc thí nghiệm giá trị pH tăng lên chứng tỏ trong nước có nhiều ion OH- , nước có môi trường kiềm. Điều gì đã làm tăng lượng ion OH- có trong nước chúng ta sẽ xem xét ở phần sau.
Như vậy các loài thực vật sử dụng xử lý đều có khả năng là cải thiện giá trị pH trong nước, tuy nhiên mức độ cải thiện cũng khác nhau, cao nhất là ở bốo tõy và đối với ngổ giá trị pH chỉ được cải thiện trong khoảng 1 tháng kể từ khi thả.