Sự thay đổi của chiều dài rễ của bốo tây, bèo tấm, ngổ :

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhà vệ sinh tự hoại của một số loài thực vật thủy sinh tại Việt Nam (Trang 50)

Sự phát triển của thực vật trong các bể thí nghiệm là yếu tố tiên quyết tới khả năng xử lý nước thải của chúng. Do vậy, việc theo dõi sự phát triển của Bèo và ngổ được theo dõi trong từng tuần.

Chiều dài rễ là một căn cứ quan trọng trong việc theo dõi khả năng xử lý nước thải của thực vật. Bảng dưới đây trình bày diễn biến về sự thay đổi chiều dài rễ của 3 loài thực vật trong nghiên cứu.

Bảng 4.1: Kết quả theo dõi chiều dài rễ thực vật trong các bể thí nghiệm

Bể thí nghiệm T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 Bèo tấm 1.2 1.3 1.3 1.4 1.4 1.5 1.6 1.6 1.6 Bèo tây 10.3 10.7 11 11.3 11.5 11.7 12.1 12.4 12.6 Ngổ 6 6.5 6.6 6.2 5.7 3.3 1.6 0.5 0.2 Tháng 2 Tháng 3

Ghi chú: T0,T1, T2, T3, T4, T5, T6, T7, T8: lần lượt là thời gian theo dõi từ thời điểm bắt đầu thí nghiệm (T0), đến tuần thứ 8 (T8) (Đơn vị: cm)

Trong quá trình thí nghiệm, bốo tõy thể hiện là loài thích ứng khá nhanh với điều kiện môi trường mới, khi được đưa vào bể thí nghiệm, chỉ sau 3 – 5 ngày thả,

bốo tõy đó bắt đầu xanh tốt và ra chồi non. Trong khi đó, một số cá thể bèo tấm và ngổ có hiện tượng hộo, ỳa lỏ và chết ở những ngày nuôi thả đầu tiên.

Kết quả tại bảng 1 cho thấy độ dài rễ của bốo tõy và bèo tấm đều có xu thế tăng lên trong suốt quá trình thí nghiệm. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng thích ứng và phát triển của chúng trong môi trường nước thải. Cũn riêng đối với ngổ chúng ta có thể thấy được chiều dài rễ ngổ chỉ tăng trong khoảng 2 tuần đầu thí nghiệm sau đó có hiện tượng bị thối dần đi sau đó là chết trong tuần thứ 8. Bèo tây có sự thay đổi chiều dài rễ nhanh nhất (trung bình tăng khoảng 0,3 cm/tuần) trong khi đó ở bèo tấm sự thay đổi diễn ra chậm hơn (trung bình tăng khoảng 0,1 cm/tuần). Trong quá trình thí nghiệm, tôi cũng nhận thấy việc xuất hiện nhiều rễ non diễn ra mạnh hơn ở bèo tấm và bốo tõy. Trong khi đó, rễ non xuất hiện ở các đốt thân ngổ diễn ra khá thưa thớt. Ở cả 2 tháng nghiên cứu, ngổ thường có tốc độ sinh trưởng khá chậm, thường xuyên bị các loài côn trùng, sâu ăn lá, ngọn; do đó, sự phát triển chiều dài rễ của ngổ thường rất yếu ớt.

Hình 4.1: Diễn biến chiều dài rễ của bốo tõy, bèo tấm, ngổ trong quá trình nghiên cứu.

Như vậy ta có thể thấy ở bốo tõy, bào tấm chiều dài rễ tăng lên trong suốt qua trình nghien cứu, điều này có thể thấy được trong bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Diễn biến chiều dài rễ bèo tấm và bốo tõy theo thời gian Thời gian Bể thí

nghiệm

Chiều dài rễ

Tốc độ tăng (lần) Trung bình (mm/ngày)

Tháng 2 (1/2 – 28/2) Bèo tấm 1,16 0,07 Bèo tây 1,117 0,04 Tháng 3 (8/3-29/3) Bèo tấm 1,06 0,03 Bèo tây 1,07 0,035

- Tại CT 1 ( bể trồng bèo tấm ) : Chiều dài rễ tăng 1.3 lần trong 2 tháng nghiên cứu, tốc độ vươn sâu của rế đạt 0,07 mm/ngày vào tháng 2 và đạt 0,03 mm/ngày vào tháng 3, như vậy quá trình tăng nhanh chỉ diễn ra trong tháng 2 do có điều kiện thuận lợi về không gian sống, yếu tố chất dinh dưỡng, còn ở tháng 3 ta có thể thấy chiều dài rễ không có sự thay đổi lớn. Điều này có thể giải thích do số lượng bèo tăng mạnh trong những tuần cuối dẫn đến sự suy giảm về chất lượng dinh dưỡng, không gian sống ….dẫn tới gia tăng sự cạnh tranh cùng loài trong quần thể, từ đó chiều dài rễ gần như là không có sự thay đổi.

- Tại CT 2 ( bể trồng bốo tõy) : chiều dài rễ tăng lên 1,2 lần so với trước khi tiến hành thí nghiệm, tốc độ vươn sâu của rễ đạt 0,04 mm/ngày vào tháng 2 và 0,035 vào tháng 3, như vậy quá trình tăng chiều dài rễ bèo diễn ra khá đồng đều. Điều này có thể giải thích do ban đầu số lượng cõy bốo là nhỏ nên không có sự cạnh tranh lớn giữa các cá thể cùng loài trong quần thể. Ban đầu, rễ bèo ngắn, ít rễ non, chủ yếu có màu đen xám nhưng chỉ sau 1 tuần thí nghiệm đó cú chuyển biến rõ rệt: nhiều rễ non hơn, phần đuôi rễ có màu trắng, rễ nhìn mập hơn, chùm rễ nhìn dày hơn. Như vậy bốo tõy có khả năng thích nghi cao với môi trường nước thải toilet.

- Tại CT 3 ( bể trồng ngổ ) : Trong tháng 2 chiều dài rễ giảm 0,9 lần; tháng 3 giảm tới 16 lần và trong cả 2 tháng nghiên cứu thì chiều dài rễ đã giảm tới 30 lần. Qua bảng 1 ta có thể nhận thấy rằng chiều dài rễ ngổ chỉ tăng trong khoảng 3 tuần đầu bước sang tuần thứ tư rễ ngổ có hiện tượng bị thối dần đi, các rễ con và nhánh cũng xuất hiện ít hơn. Đây là dấu hiệu cho thấy cây ngổ không phù hợp với môi trường nước thải Toilet, khả năng sử dụng nó là không cao.

So sánh kết quả từ 3 công thức ta có thể nhận định, môi trường nước thải từ bể phốt sử dụng trong nghiên cứu thuận lợi cho việc sinh trưởng của bốo tõy và bèo tấm, không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngổ. Bốo tây trong tuần đầu thả chỉ chiếm khoảng 30% diện tích bể nhưng đến tuần thứ 8 đã chiếm tới khoảng 80% diện tích bề mặt bể, điều này chứng tỏ sinh khối của bốo tõy tăng nhanh từ đó hiệu quả xử lý cũng cao hơn. Còn đối với ngổ, trong 2 tháng nghiên cứu chúng ta có thể nhận thấy cây bị bạc lá ngọn, rễ cây ra ít, chiều dài đốt và chiều dài thân cũng thấp dần đi so với trước khi tiến hành thí nghiệm và trong những tuần cuối ngổ có hiện tượng chết đồng loạt.

Hình 4.2a. Bèo tây tuần 1 Hình 4.2b. Bèo tây tuần 8

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhà vệ sinh tự hoại của một số loài thực vật thủy sinh tại Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w