Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ngổ và bốo tõy, bèo tấm trong quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhà vệ sinh tự hoại của một số loài thực vật thủy sinh tại Việt Nam (Trang 57)

sinh trưởng, phát triển của bốo tõy. Chiều dài lá tăng dẫn tới diện tích bề mặt lá cũng tăng theo do đó khả năng vận chuyển oxy xuyên qua lá cây xuống thân cây và rễ cây cũng tăng lên. Oxy sau khi được vận chuyển nếu không tiêu thụ hết trong quá trình hô hấp của rễ sẽ được đưa vào cột nước, như vậy làm cho giá trị DO trong nước tăng lên, thúc đẩy các quá trình phân hủy hiếu khí, làm cho các loài động vật dưới nước dễ thích nghi hơn. Như vậy nguồn nước trước khi thải ra môi trường đã được cải thiện đáng kể.

Hình 4.5. Bể bốo tõy trong tuần thứ 8

4.1.5. Tổng kết các chỉ tiêu theo dõi ngổ và bốo tõy, bèo tấm trong quá trìnhnghiên cứu nghiên cứu

* Các chỉ tiêu theo dõi của ngổ:

Ta có thể tổng kết các chỉ tiêu đã theo dõi của ngổ để thấy được khả năng phát triển, sự thích nghi của chúng trong bể thí nghiệm để từ đó có thể đưa ra được các nhận định về khả năng xử lý nước thải toilet của ngổ. Các chỉ tiêu đó được thể hiện trong bảng 4.4 sau:

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu theo dõi ngổ trong hai tháng nghiên cứu Ngổ T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 Số đốt 8 9 10 11 12 11 10 6 4 Chiều dài rễ (cm) 6 6.5 6.6 6.2 5.7 3.3 1.6 0.5 0.2 Số nhánh 5 6 8 10 10 7 6 3 1

Ghi chú: T0,T1, T2, T3, T4, T5, T6, T7, T8: lần lượt là thời gian theo dõi từ thời điểm bắt đầu thí nghiệm (T0), đến tuần thứ 8 (T8)

Qua bảng ta có thể thấy xu hướng phát triển của ngổ. Trong tháng 2 hầu hết các thông số về chiều dài rễ, số đốt, nhánh đều tăng (đốt tăng 1.5 lần; nhánh tăng 2 lần); còn chiều dài rễ không có sự thay đổi nhiều nhưng sang đến tháng 3 các thông số này đều giảm mạnh (số đốt giảm 2,5 lần; số nhánh giảm tới 7 lần, chiều dài rễ giảm 16 lần). Các chỉ tiêu giảm mạnh như vậy ta có thể dự đoán khả năng xử lý của ngổ sẽ không cao được như bốo tõy và bèo tấm. Chiều dài rễ và số nhánh giảm làm khả năng hòa tan oxy vào trong nước thải giảm, các vi sinh vật bám vào bộ rễ cũng mất nơi cư trú dẫn tới khả năng phân hủy, chuyển hóa các yếu tố dinh dưỡng trong nước thải cũng giảm xuống.

Như vậy ta có thể đưa ra kết luận : ngổ chỉ nờn dựng để xử lý nước thải bể phốt trong khoảng 4 tuần từ khi thả ; vòng đời của ngổ trong bể thí nghiệm là rất ngắn (1 tháng) nên nếu không được thu hoạch thì sẽ dẫn tới thối rữa, gõy tỏi ô nhiễm.

Hình 4.5.a. Bể thả ngổ tuần 1 Hình 4.5.b. Bể thả ngổ tuần 8 * Các chỉ tiêu theo dõi của bốo tõy

Trong hai tháng theo dõi ta có thể nhận thấy được khả năng phát triển, sự thích nghi mạnh của bốo tõy đối với môi trường nước thải toilet trong thí nghiệm. Các chỉ tiêu như diện tích che phủ, chiều dài rễ, chiều dài lá, số nhánh đều có xu hướng tăng cao. Điều này có thể được thể hiện trong bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Các chỉ tiêu theo dõi bốo tõy trong hai tháng nghiên cứu

Bèo tây T0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 Chiều dài lá (cm) 3 3.1 3.3 3.5 3.7 3.8 4 4 3.9 Chiều dài rễ(cm) 10.3 10.7 11 11.3 11.5 11.7 12.1 12.4 12.6 Số nhánh 2 3 4 6 9 11 13 14 16

Ghi chú: T0,T1, T2, T3, T4, T5, T6, T7, T8: lần lượt là thời gian theo dõi từ thời điểm bắt đầu thí nghiệm (T0), đến tuần thứ 8 (T8)

Chiều dài lá tăng 1,3 lần; chiều dài rễ tăng 1,2 lần; số nhánh tăng gấp 8 lần so với tuần đầu tiên thả, sự phát triển mạnh mẽ của bốo tõy trong môi trường nước

thải như vậy hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả xử lý cao. Chiều dài lá tăng làm giá trị DO tăng, chiều dài rễ lớn, chùm rễ dày làm giỏ bỏm cho các vi khuẩn phân giải các hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải. Như vậy các thông số về chất lượng nước có thể được cải thiện đáng kể.

So sánh hai bảng 4.5 và 4.6 ta có thế thấy ngay được triển vọng sử dụng bốo tõy xử lý nước thải toilet là cao hơn hẳn so với ngổ. Các thông số về sự phát triển của bốo tõy đều có xu hướng tăng trong cả quá trình nghiên cứu còn ngổ chỉ phát triển trong khoảng 4 tuần sau đó chết dần đi.

*Các chỉ tiêu theo dõi của bèo tấm

Trong 2 tháng nghiên cứu ta có thể thấy bèo tấm là loài khả năng thích nghi rất tốt với môi trường nước thải nhà vệ sinh. Chiều dài rễ của chúng có xu hướng tăng đều trong quá trình thí nghiệm (tăng gấp 1,3 lần; trung bình 1mm/ tuần). Bên cạnh đó chúng cũng có tốc độ tăng sinh khối rất lớn, điều này được thể hiện bằng việc sau khi thí nghiệm kết thúc bèo tấm hình thành một lớp dày đặc phủ kín bề mặt bể. Điều này tỏ ra phù hợp với nghiên cứu trước đó của Dr.Karel rataj và Thomas j.Horeman [17], khi hai ông cho rằng thời gian để bèo tấm sinh trưởng tạo ra lượng sinh khối gấp đôi là từ 12-14 ngày, nếu chúng sống trong điều kiện thuận lợi. Như vậy sinh khối của bèo tấm tăng nhanh như vậy trong quá trình nghiên cứu là hoàn toàn hợp lý. Trong những tuần cuối chúng tôi quan sát thấy bèo tấm chen chúc nhau để sống, mặc dù chưa có hiện tượng bèo bị chết song đã có nhiều cây già và rễ bị rụng đang ở giai đoạn phân hủy. Do đó thời điểm kết thúc thí nghiệm cũng là lúc chúng ta nên tiến hành thu hoạch sinh khối để trỏnh gõy tỏi ô nhiễm cho môi trường nước.

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhà vệ sinh tự hoại của một số loài thực vật thủy sinh tại Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w