cấu mặt hàng tiêu thụ
Lạm phát là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêu thụ, mở rộng thị trường. Lạm phát là con dao hai lưỡi, vừa có thể kích thích kinh tế phát
triển khi nó ở con số thấp, vừa làm cho lũng loạn kinh tế, thị trường khó kiểm soát khi nó ở con số cao.
Như đã nói ở trên, xảy ra lạm phát cao, điều này tác động trực tiếp đến cả giá đầu vào và đầu ra của công ty LADODA, ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm sự đa dạng về sản phẩm da. Điều này được giả thích như sau:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước của công ty kéo dài từ Bắc đến Nam, tuy nhiên chủ yếu tiêu thụ nhiều nhất tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh – nơi có mật độ dân số lớn nhất cả nước. Lạm phát trong nước đẩy lên cao, người dân thắt chặt tiêu dùng, mọi hoạt động mua bán đều bị cắt giảm, trong khi các sản phẩm da của công ty đều thuộc hàng hóa xa xỉ, vì vậy, nhu cầu mua các sản phẩm ngành da nói chung, sản phẩm da của công ty nói riêng giảm sút, thu hẹp quá trình phân phối, mở rộng thị trường của công ty.
LADODA hàng năm xuất khẩu hàng nghìn sản phẩm da sang Hàn Quốc, Nhật, Pháp, Mỹ... Để thu hút được sự ưa chuộng sản phẩm da của mình tại các nước phát triển “khó tính” này, LADODA không ngừng cải tiến kỹ thuật và mẫu mã sản phẩm da của mình. Khi lạm phát cao xảy ra, mọi yếu tố đầu vào bị hạn chế bao gồm nguyên liệu đầu vào là da, máy móc, băng chuyền…Công ty khó có thể sản xuất được các sản phẩm đẹp, chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của các nước này, ngoài ra mẫu mã về sản phẩm bị giảm đi do hạn chế đầu vào để sản xuất, điều này làm cho số hợp đồng của công ty giảm đi, sản phẩm da của công ty lại bị mất thêm một thị phần đáng kể trên nước bạn, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại mà nước bạn sẽ đánh giá hiệu quả làm việc của công ty thấp đi trong thời gian tiếp theo.