3 Theo thống kê của bộ tài chính
3.3.2. Đối với công ty
Xác định ảnh hưởng lạm phát đến lợi nhuận: Lạm phát làm giảm lợi nhuận thu được trên thực tế trong khi các doanh thu về tiền vẫn lớn hơn năm trước. Vì vậy, Ladoda cần có cái nhìn thực tế, đo lại giá trị thu nhập mà công ty nhận được để xác định lại tình hình kinh doanh của công ty tránh ảo tưởng công ty đang phát triển
Xác định, đánh giá các tác động của lạm phát đối với lợi nhuận và vốn đầu tư của công ty, sử dụng kết quả phân tích tác động trên để xây dựng một kế hoạch tổng thể tập trung vào khả năng tác động của lạm phát, và có thể giúp công ty tránh các hậu quả tiêu cực.
Công ty cần chuẩn bị dự phòng sớm các công tác đối phó với lạm phát để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát đến các hoạt động kinh doanh của mình. Và càng để lâu thì việc đối phó hiệu quả với lạm phát càng khó khăn hơn.
Ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận của công ty ladoda phụ thuộc vào hai yếu tố. Một là khả năng hạn chế sự tăng giá từ phía công ty. Hai là khả năng định giá sản phẩm cao hơn mà khách hàng vẫn chấp nhận. Để việc tăng giá sản phẩm mà khách hàng vẫn chấp nhận, công ty ladoda cần có chương trình xúc tiến thương mại, và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm da của mình, khác biệt với các công ty cạnh tranh khác.
Điều khoản hợp đồng: Công ty cũng nên chú ý đến ảnh hưởng tiềm ẩn của các điều khoản có thể thương lượng lại trong hợp đồng. Nhiều hợp đồng dài hạn giá cố định có một số điều khoản quy định mức giá có thể thay đổi khi mức lạm phát vượt quá tỷ lệ nào đó.
Ngoài các điều khoản hợp đồng chính thức, các nghiệp vụ bảo hiểm tài chính cũng cần được quan tâm để phòng trừ rủi ro xảy ra đối với tài chính công ty. Đặc biệt đối với nguyên liệu thô như nguyên liệu da của công ty được mua, nhập liệu từ nước ngoài thì rất dễ biến động. Vì vậy cần có chính sách dự trữ nguyên liệu da trước khi lạm phát xảy ra và giảm nhập nguyên liệu khi có lạm phát.
Xác định tác động của lạm phát đến vốn để có sự điều tiết chi tiêu trong hoạt động kinh doanh, tránh lãng phí, tổn thất vốn của công ty.
Tùy thuộc vào năng lực tài chính mà công ty sẽ phải hạn chế chương trình đầu tư của mình, và hạn chế theo một cách chiến lược, có hệ thống bằng cách hoãn lại các dự án đầu tư chưa thực hiện, hoặc hủy bỏ các dự án phát triển không thực sự cần thiết. Tuy nhiên việc giảm quá mức các dự án đầu tư có thể làm suy yếu vị thế cạnh tranh của công ty và dẫn đến tình trạng dự án đầu tư chất đống trong các năm tiếp theo, nên công ty cần cân nhắc trước khi thực hiện.
Công ty cần thiết lập nguồn vốn dự phòng khi gặp khó khăn, biến động thị trường để có tài chính xử lý một cách kịp thời, giảm thiểu sự tác động của lạm phát leo thang.