Mục tiêu chất lƣợng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương (Trang 68)

Là giảm bớt đƣợc những ảnh hƣởng tiêu cực ngoài ý muốn của giao thông, đặc biệt là tiếng ồn, ô nhiễm không khí, tai nạn giao thông,... cải thiện chất lƣợng quản lý các dịch vụ giao thông và vận tải, đặc biệt cần chú ý những yếu tố thuận lợi cho các khu vực trung tâm nhất là về thời gian cho một chuyến đi và hạn chế tắc nghẽn giao thông ở mức tối thiểu.

3.1.3. Mục tiêu về tính hợp lý

Có liên quan đến vấn đề đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cƣ đô thị, nghiên cứu những chính sách sao cho điều chỉnh đƣợc sự chênh lệch giữa những ngƣời có và không có khả năng mua xe cộ loại sang đắt tiền. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung chính sách về lệ phí giao thông hợp lý và công bằng xã hội.

Các mục tiêu về hiệu quả và chất lƣợng đƣợc tăng cƣờng do tình hình kinh tế chung đòi hỏi phải đƣợc quản lý chặt chẽ hơn bằng cách tăng cƣờng

quyền lực và pháp chế cho chính quyền đô thị đối với những vấn đề liên quan đế giao thông vận tải. Các điều khiển và định giờ tốt hơn cho các tín hiệu giao thông trên đƣờng phố, cải thiện các biển báo hiệu trên lề đƣờng, các biện pháp ƣu tiên trên hệ thống đƣờng phố chính, đƣờng khu vực,... các nút giao nhau và phân luồng giao thông có cơ sở khoa học, nhằm giảm lƣu lƣợng xe qua lại trên đƣờng phố để đạt đƣợc mục tiêu về hiệu quả, chất lƣợng sử dụng mặt đƣờng phố tốt hơn, giảm đƣợc ô nhiễm.

3.1.4. Đảm bảo chính quyền đô thị thực hiện đúng chức năng của mình

- Quan tâm đến việc chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại một số ngành nghề kinh doanh ở đô thị nhƣ: tổ chức và quy hoạch lại các khu buôn bán, các chợ lƣu động vào một khu vực thƣơng mại theo vùng quy hoạch nhất định. Chính quyền các cấp ở đô thị cần xây dựng những khu kinh doanh mới ở ven nội hoặc ngoại ô, sau đó ký hợp đồng cho tƣ nhân thuê từng lô buôn bán với những chính sách ƣu đãi nhƣ có thể giảm mức thuế với những ai tình nguyện buôn bán ở khu mới này đồng thời có chính sách tăng thuế đối với những ai buôn bán ở vùng trung tâm.

- Đầu tƣ xây dựng đƣờng xá, cầu cống và duy tu, bảo dƣỡng, nâng cấp. ở đây, chính quyền đô thị chịu trách nhiệm trong việc đầu tƣ và giao cho cơ quan chuyên môn thực hiện quy hoạch, thiết kế kỹ thuật, xây dựng và bảo dƣỡng các tuyến đƣờng phƣờng xã trong lãnh thổ của mình quản lý.

3.1.5. Mục tiêu cụ thể của năm 2014

Tiếp tục phấn đấu giảm tai nạn giao thông so với năm 2013, cải thiện một bƣớc hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ.

Công tác quản lý giao thông đƣờng bộ phải đảm bảo đƣợc các mục tiêu chung của công tác quản lý giao thông đô thị.

* Mục tiêu cho mô hình tổ chức quản lý

- Các biện pháp quản lý đô thị (quản lý nhà nƣớc và quản lý kinh doanh) phải tạo đƣợc cơ chế, điều kiện... để tổ chức bảo quản, khai thác hiệu

quả nhất hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và các phƣơng tiện vận tải, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ vận tải (hành khách và hàng hoá) với mục tiêu cuối cùng là nâng cao tốc độ lƣu thông, chống ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn và hạn chế môi trƣờng.

- Đúc kết, đề xuất kịp thời các giải pháp để bổ sung và hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị (chiến lƣợc, quy hoạch, đầu tƣ, chính sách, giải pháp kinh tế- kỹ thuật).

- Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh (vi mô) phù hợp cho các thành phần kinh tế tham gia hệ thống giao thông đô thị.

- Kết hợp đồng bộ chức năng quản lý nhà nƣớc (vĩ mô) và quản lý sản xuất (vi mô) trong quá trình điều hành khai thác hệ thống giao thông đô thị.

- Các biện pháp quản lý phải đƣợc thể hiện bằng pháp luật đối với quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống giao thông đô thị nhằm đạt đến mục tiêu: nhanh, an toàn và trong sạch môi trƣờng trong quá trình vận tải. Mục tiêu và biện pháp quản lý giao thông đô thị đƣợc thể hiện ở sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1: Mục tiêu và biện pháp quản lý giao thông đô thị

Mục tiêu nhanh, an toàn, hạn chế ô nhiễm

Phát triển hệ thống

phƣơng tiện

Xây dựng cải tạo cơ sở

hạ tầng Cung cấp năng lƣợng, nhiên liệu Tổ chức vận tải Định hướng hợp lý tỷ lệ xe cá nhân Xây dựng các trục đường chính Cải tạo nâng cấp đường thành phố Chọn ưu tiên phát triển năng lượng ít ô Khai thác hiệu quả đúng pháp luật Biện pháp nhằm đạt được mục tiêu

- Tiếp tục củng cố, sắp xếp hệ thống trƣờng đào tạo giao thông vận tải từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, đảm bảo đáp ứng đào tạo đƣợc tất cả các ngành nghề giao thông vận tải có nhu cầu.

- Chú trọng tăng cƣờng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo tiên tiến, xây dựng các trƣờng trọng điểm đào tạo chất lƣợng cao ở các khu vực.

- Thực hiện thƣờng xuyên công tác đào tạo- bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, nhanh chóng đạt tiêu chuẩn quy định cả về trình độ khoa học - công nghệ và trình độ sƣ phạm.

- Cải tiến mạnh nội dung đào tạo, ứng dụng phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến, giao lƣu trong nƣớc, hội nhập trình độ đào tạo giao thông vận tải khu vực và quốc tế.

- Thực hiện "xã hội hoá" đào tạo, thu hút rộng rãi sự đóng góp của các doanh nghiệp, đơn vị là ngƣời học để tăng đƣợc kinh phí đầu tƣ cho các loại hình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dƣỡng thêm nghề, nâng cao nghề...

* Mục tiêu của công tác quản lý sử dụng đất trong ngành giao thông vận tải

- Tăng cƣờng công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch Ngành và quy hoạch sử dụng đất đai. Phải nâng cao tính pháp lý trong quy hoạch, cụ thể phải đƣa công tác quy hoạch Ngành và quy hoạch sử dụng đất vào nội dung của quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải đƣợc xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nƣớc, của đô thị và của địa phƣơng. Phải xác định quỹ đất và cắm mốc quy hoạch cho từng tuyến đƣờng, từng công trình (nhà ga, bến xe,...).

- Tăng cƣờng công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất đai. Không để tình trạng xây dựng công trình nằm ngoài quy hoạch. Trƣờng hợp đặc biệt phải có nghiên cứu bổ sung hoặc điều chỉnh

quy hoạch và phải đƣợc cấp thẩm quyền chấp thuận, đồng thời phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp.

- Cần nghiên cứu biện pháp quản lý và sử dụng có hiệu đất dành cho hành lang an toàn giao thông kết hợp với việc cải thiện môi trƣờng để bù đắp vào thiệt hại môi trƣờng sinh thái do việc xây dựng các công trình giao thông.

- Nghiên cứu và rà soát lại các qui định, qui phạm thiết kế và xây dựng trên cơ sở đảm bảo an toàn giao thông đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong xây dựng giao thông.

- Cần tiến hành nghiên cứu đƣa chi phí sử dụng đất vào các dự án đầu tƣ xây dựng các công trình giao thông vì mục đích kinh doanh.

- Cần nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu sử dụng đất để đƣa vào so sánh phƣơng án trong lập và thẩm định dự án đầu tƣ và so sánh lựa chọn phƣơng án thiết kế kỹ thuật, phƣơng án thiết kế tổ chức thi công các công trình xây dựng.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VÀ BẢO

ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG

3.2.1. Các giải pháp bảo đảm quản lý về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng

3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

- Ban hành văn bản pháp luật về giao thông đƣờng bộ hoàn chỉnh; đồng bộ và bổ sung kịp thời đáp ứng tình hình phát triển giao thông đƣờng bộ. Sau đây là một vài kiến nghị:

+ Bổ sung quy định xử phạt nghiêm đối với việc xây dựng, nâng cấp, sữa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ không đúng tiến độ đã quy định.

+ Để tránh tình trạng lấn chiếm lòng đƣờng, hành lang an toàn giao thông làm nơi buôn bán nên bổ sung quy định không cho phép sử dụng lòng đƣờng, hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ làm nơi buôn bán và có hình thức xử phạt các cơ quan chức năng làm trái quy định.

+ Tăng cƣờng ban hành các chính sách khen thƣởng, bồi dƣỡng cho các lực lƣợng thi hành cƣỡng chế để khuyến khích tinh thần làm việc.

- Bên cạnh đó, kèm theo việc nâng cao khả năng áp dụng văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành.

+ Cần triển khai áp dụng việc giảng dạy giao thông đƣờng bộ bắt buộc cho mọi cấp học, đặc biệt là cấp 2, cấp 3.

+ Tiến hành kiểm tra, thu hồi các loại xe cơ giới, nhất là xe môtô hai bánh, xe gắn máy hết niên hạn sử dụng để tránh tình hình tai nạn giao thông do phƣơng tiện gây ra.

+ Tăng cƣờng xử phạt các trƣờng hợp vi phạm pháp luật giao thông đƣờng bộ đối với xe thô sơ để góp phần hạn chế tình trạng vi phạm.

3.2.1.2. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý nhà nước

Đây là vấn đề cần chú trọng quan tâm để tăng cƣờng khả năng Quản lý nhà nƣớc về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Nâng cao trình đội chuyên môn nghiệp vụ là vấn đề đòi hỏi ở mỗi cán bộ quản lý nhà nƣớc đặc biệt là cảnh sát giao thông đƣờng bộ, để nâng cao công tác tuần tra kiểm soát; công tác điều tra; xử lý tai nạn giao thông đƣờng bộ; xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Một vài đề xuất sau đây:

- Thƣờng xuyên tổ chức các phong trào tìm hiểu, các cuộc thi về pháp luật giao thông đƣờng bộ đối cán bộ, cảnh sát giao thông đƣờng bộ.

- Cần xây dựng lực lƣợng cảnh sát giao thông trong sạch; vững mạnh; từng bƣớc tiến lên chính quy; hiện đại. Trƣớc tiên cần tiếp tục tập trung; chỉ đạo; củng cố và tổ chức lại lực lƣợng tuần tra kiểm soát giao thông đƣờng bộ cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đảm bảo việc tuần tra kiểm soát phải khép kín địa bàn và thời gian, không để địa bàn không có lực lƣợng cảnh sát giao thông phụ trách. Nhƣng cũng tránh sự chồng chéo không

ngừng nâng cao trình độ của lực lƣợng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, bao gồm cả trình độ nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức của những ngƣời thi hành công vụ. Cần bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông cũng nhƣ việc lập hồ sơ những vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu phạm tội để đƣa ra xét xử công khai, đúng ngƣời, đúng tội. Nhằm đảm bảo kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật để giáo dục, răn đe và phòng ngừa vi phạm.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn nghiệp vụ cho lực lƣợng làm nhiệm vụ điều tra; xử lý tai nạn giao thông đặc biệt là cấp xã.

- Thƣờng xuyên tổ chức rút kinh nghiệm các chuyên đề, các đợt cao điểm về tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Để đề ra các biện pháp phát huy kết quả đạt đƣợc và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện.

- Cần nghiên cứu bổ sung kịp thời các quy định có liên quan đến công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong việc thực hiện. Để phát huy tốt vai trò của lực lƣợng trực tiếp quản lý trật tự an toàn giao thông nhất là cảnh sát giao thông. Trong quá trình Quản lý nhà nƣớc kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị gây tai nạn giao thông thì phải đƣợc xử lý nghiêm minh đúng ngƣời, đúng tội, đúng tính chất mức độ, đúng pháp luật. Khi xử lý phải căn cứ vào lỗi của ngƣời vi phạm, không đƣợc phân biệt đối tƣợng là ngƣời đi bộ, ngƣời điều khiển phƣơng tiện thô sơ hay cơ giới, thực hiện mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Thêm nữa là những ngƣời lợi dụng tai nạn xảy ra mà xúi giục, gây xức ép, làm cản trở cho việc xử lý thì cũng bị xử lý theo pháp luật. Và trong công tác xử lý không đƣợc cho rằng tội vô ý thì cần phải xử lý bằng việc bồi

thƣờng thiệt hại, mà tạo ra sự bất công và tâm lý coi thƣờng pháp luật từ phía ngƣời điều khiển phƣơng tiện. Thực tế cho thấy, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành luật lệ giao thông thì việc tăng cƣờng cƣỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông có vai trò rất quan trọng trong việc lập lại trật tự kỷ cƣơng trong giao thông đƣờng bộ. Đồng thời kết hợp với các biện pháp hạn chế tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông nâng cao hiệu lực Quản lý nhà nƣớc.

3.2.1.3. Cung cấp đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, thiết bị hỗ trợ cho hoạt động Quản lý nhà nước

Phƣơng tiện kỹ thuật và các thiết bị hỗ trợ cho các công tác Quản lý nhà nƣớc rất cần thiết để nâng cao hiệu lực quản lý. Cho nên Nhà nƣớc phải hỗ trợ đầy đủ những thiết bị phục vụ trên cho chính quyền địa phƣơng. Đặc biệt là Thành phố Hải Dƣơng, những phƣơng tiện kỹ thuật và thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác Quản lý nhà nƣớc nhƣ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các thiết bị phục vụ cho công tác tuần tra kiểm soát: thiết bị đo nồng độ rƣợu, cồn, cân tải trọng, máy đo tốc độ, camera kiểm tra, phƣơng tiện và công cụ hỗ trợ thiết bị thông tin, phƣơng tiện và nhiên liệu để làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát,…

- Các trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác điều tra; xử lý tai nạn giao thông đƣờng bộ nhƣ: va ly khám nghiệm, máy ảnh, camera, đèn chiếu sáng,…

- Các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại cần thiết khác.

3.2.2. Các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn Thành phố Hải Dƣơng

3.2.2.1. Xây dựng, mở rộng và nâng cấp; sửa chữa kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả an toàn phương tiện giao thông đường bộ

quan trọng và tất yếu đƣợc Nhà nƣớc tập trung chỉ đạo và từng bƣớc thực hiện. Cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ ở Thành phố Hải Dƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên so với khu vực khác thì cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ tại Thành phố Hải Dƣơng còn nhiều hạn chế. Do hệ thống đƣờng hẹp nên chƣa tách đƣợc dòng giao thông cơ giới và thô sơ trên các tuyến quốc lộ, đƣờng chính. Dân cƣ sống dọc các tuyến đƣờng kể cả những tuyến mới xây dựng phát triển đến đâu thì nhà dân lại lan ra đến đó. Việc sử dụng đƣờng, các hành lang bảo vệ đƣờng theo quy định vẫn còn nan giải… hiện nay đƣờng sá Thành phố Hải Dƣơng khá hẹp kể cả đƣờng quốc lộ, đƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương (Trang 68)