THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, BAN HÀNH PHÁP LUẬT VỀ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương (Trang 31)

TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

2.1.1. Sơ lƣợc về sự phát triển các văn bản pháp luật điều chỉnh Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ

- Pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nƣớc tổ chức quản lý xã hội nói chung và giao thông đƣờng bộ nói riêng. Trƣớc đây nƣớc ta chƣa có một văn bản quy phạm pháp luật có nội dung toàn diện có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh giao thông đƣờng bộ của cả nƣớc. Mà từ khi giành đƣợc chính quyền về tay nhân dân với dấu mốc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Nhà nƣớc ta đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật mang tính toàn giao thông chất tạm thời, chƣa thể đáp ứng đầy đủ tình hình trật tự an đƣờng bộ nƣớc ta bao gồm những văn bản sau đây:

+ Nghị định 348/NĐLB của Bộ giao thông và Bƣu điện, Bộ công an (5/12/1955) ban hành kèm theo Quy tắc giao thông.

+ Nghị định số 09/NĐLB liên bộ Bộ giao thông và Bƣu điện công an (7/3/1956) ban hành thể lệ tạm thời về vận tải.

+ Thông tƣ số 915/C17- P5 (10/11/1968) về việc tăng cƣờng biện pháp bảo đảm giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông thời chiến.

- Cho tới khi đất nƣớc thống nhất sau ngày 30/4/1975 Đảng và Nhà nƣớc tập trung hàn gắn vết thƣơng chiến tranh, xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong cả nƣớc thì có các văn bản sau:

+ Quyết định số 1329/QĐ (3/6/1975) ban hành Quy tắc đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đƣờng ôtô.

+ Quyết định số 176/QĐLB liên bộ Bộ giao thông vận tải và Bộ nội vụ (nay Bộ công an) (9/12/1989) ban hành Điều lệ trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Bao gồm 6 chƣơng 49 điều. Đây là văn bản pháp lý quan trọng để tổ chức chỉ huy giao thông quản lý hoạt động giao thông đƣờng bộ nhƣng Điều lệ này có những quy định đã bộc lộ khiếm khuyết một số nội dung.

+ Chỉ thị số 317/TTg (26/5/1995) về tăng cƣờng công tác quản lý trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn đô thị.

+ Nghị định 36/NĐ- CP (29/5/1995) về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Và Điều lệ trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ gồm 7 Chƣơng; 74 Điều.

+ Nghị định 75/1998/NĐ-CP (26/9/1998) về việc sữa đổi, bổ sung 21 Điều trong Điều lệ trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn đô thị kèm theo Nghị định 36/CP.

+ Chị thị 08/2001/CT-TTg (27/04/2001) về việc tập trung thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông đƣờng bộ và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.

- Bƣớc vào thế kỷ XXI nhiều vấn đề trong nƣớc và quốc tế đã biến đổi to lớn với xu thế hội nhập toàn cầu. Do đó đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hệ thống pháp luật, trong đó có văn bản pháp luật về giao thông đƣờng bộ, vấn đề tăng cƣờng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ là một đòi hỏi bức xúc hiện nay. Ta thấy có rất nhiều văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhƣng đều có hạn chế, khuyết điểm và chƣa phải là một luật riêng, chƣa điều chỉnh một cách đầy đủ tình hình thực tế. Vì vậy cần phải có một đạo luật có giá trị pháp lý cao với nội dung toàn diện điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Để đề cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tăng cƣờng hiệu lực Quản lý nhà nƣớc nhằm bảo đảm giao thông đƣờng bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu đi lại của nhân dân.

Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật và các hoạt động quản lý xã hội của nhà nƣớc, luật giao thông xuất hiện, tồn tại, phát triển nhƣ một tất yếu khách quan gắn liền với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và nhu cầu vận tải hàng hoá, đi lại của công dân. Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, nhà nƣớc ta đều có những văn bản pháp quy điều chỉnh lĩnh vực an toàn giao thông. Trƣớc khi có luật giao thông đƣờng bộ, lĩnh vực giao thông đƣờng bộ mới chỉ có các Nghị định của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật của các ngành,... Ngày 29-6-2001, Luật Giao thông đƣờng bộ đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua; Chủ tịch nƣớc ký Lệnh công bố Luật số 07/2001/L/CTN ngày 12-07-2001. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2002.

Luật GTĐB ra đời là một dấumốc trong lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật giao thông, tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Luật Giao thông đƣờng bộ đƣợc ban hành nhằm tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân để đảm bảo giao thông đƣờng bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Luật Giao thông đƣờng bộ quy định quy tắc giao thông đƣờng bộ; các điều kiện đảm bảo an toàn giao thông đƣờng bộ của kết cấu hạ tầng, phƣơng tiện và ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ, hoạt động vận tải đƣờngbộ và quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ.

+ Bắt đầu 01/07/2009 Luật giao thông đƣờng bộ sửa đổi, bổ sung có hiệu thi hành. Nhằm lập lại trật tự kỷ cƣơng trong giao thông đƣờng bộ và giảm tai nạn giao thông.

+ Nghị định số 71/2012/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ.

+ Thông tƣ số 65/2013/TT-BGTVT. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ.

+ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ.

+ Thông tƣ số 47/2012/TT-BGTVT. Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ

+ Thông tƣ số 65/2012/TT-BCA. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đƣờng bộ.

+ Chỉ thị số 66/2013/BATGT về việc xử lý vi phạm Luật giao thông đƣờng bộ trên tất cả các tuyến phố thuộc Thành phố Hải Dƣơng.

+ Chỉ thị số 27/2013-CT/TU về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự,an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng.

+ Công văn số: 49/CV-BATGT về việc xử lý tình trạng xe máy đi ngƣợc chiều trên Quốc lộ 5 và tình trạng mất an toàn giao thông khu vực Trung tâm thƣơng mại Thành phố Hải Dƣơng.

+ Công văn số: 38/BATGT về việc phối hợp thực hiện đợt kiểm tra, xử lý vi phạm xe chở quá tải trên Quốc lộ 5.

+ Kế hoạch số 188/KH-BATGT ngày 15/12/2013 của Ban An toàn giao thông tỉnh, về tổ chức đợt hoạt động cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tết Dƣơng lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngo ̣ và Lễ hội Xuân 2014.

Các quy định nêu trên nhìn chung đã đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội về giao thông đƣờng bộ hiện nay ở nƣớc ta, tuy nhiên vẫn còn một số bất cập cần đƣợc các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét và chỉnh sửa kịp thời để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.

2.1.2. Những hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật

- Ban hành văn bản pháp luật còn chậm; thiếu đồng bộ: hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ chƣa hoàn chỉnh. Những năm qua công tác Quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ đƣợc Đảng và nhà nƣớc, các ngành các cấp các địa phƣơng và cộng đồng xã hội quan tâm. Song chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, còn bị buông lỏng trên nhiều lĩnh vực. Một phần là do việc ban hành các văn bản pháp luật còn chậm, thiếu đồng bộ, chƣa điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho tình hình phát triển của giao thông đƣờng bộ. Chẳng hạn nhƣ công tác quản lý về những quy định trong điều lệ báo hiệu đƣờng bộ của Bộ giao thông vận tải còn thiếu quy định cho công tác tổ chứ giao thông nhƣ:

+ Khi nào thì đèn đặt tín hiệu

+ Khi nào đặt đèn đúp, đèn nhắc lại + Khi nào cắm biển báo hạn chế tốc độ

+ Khi nào cho phép rẽ phải ở nút (các nút cho rẽ phải) + Khi nào thì phải có chiếu nghỉ cho xe rẽ trái

+ Khi nào thì phải tổ chức ba pha cho một chu kỳ cho nút giao thông có đèn tín hiệu.

Hình thức “ đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe”, “ xe chính chủ) đã bộc lộ nhiều bất cập, không theo dõi đƣợc vi phạm của ngƣời lái xe trong tình hình hiện nay một cách thƣờng xuyên, dẫn đến việc ngƣời vi phạm vẫn có thể xin sát hạch và cấp lại giấy phép lái xe khác với các lý do khác nhau; Còn rất nhiều những quy định còn thiếu làm cho ngƣời tổ chức giao

thông rất khó tìm đƣợc phƣơng án tối ƣu khi các trang thiết bị kỹ thuật không đầy đủ, không đƣợc tuyên truyền trong nhân dân.

- Hệ thống pháp luật chƣa ổn định, các hình thức thức tuyên truyền giáo dục pháp luật giao thông chƣa rộng rãi.

+ Văn bản pháp luật đƣợc ban hành chƣa ổn định: thực tế cho thấy từ khi Luật giao thông đƣờng bộ có hiệu lực đến nay đã có nhiều văn bản có liên quan đƣợc ban hành điều chỉnh vấn đề trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ mặc dù có hiệu quả nhƣng chỉ mang tính chất tạm thời chứ chƣa phải là hiệu quả lâu dài, vẫn phải bổ sung, sữa đổi ban hành văn bản pháp luật mới để điều chỉnh. Cho đến nay Quản lý nhà nƣớc về hành lang an toàn giao thông đƣờng bộ, giao thông đô thị, về đội ngũ lái xe nhất là lái xe chở khách; về cấp giấy phép lái xe; kiểm định kỹ thuật an toàn phƣơng tiện giao thông cơ giới, về công tác tuần tra kiểm soát, công tác điều tra xử lý vi phạm, tai nạn giao thông,… vẫn chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, việc xử lý còn chƣa kiên quyết, triệt để, việc cƣỡng chế thi hành pháp luật còn nhiều vƣớng mắc, thiếu các văn bản pháp lý.

+ Công tác tuyên truyền giáo dục về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là luật lệ giao thông đƣờng bộ tuy đã đƣợc triển khai nhƣng chƣa đƣợc coi trọng đầy đủ, nội dung và hình thức hạn chế, chƣa tạo nên sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội về giữ gìn trật tự an toàn giao thông... chƣa tạo ra bề rộng, chiều sâu đặc biệt là vùng nông thôn ngƣời dân còn thờ ơ chƣa coi trọng nên hiểu biết về Luật giao thông còn rất hạn chế.

Nghị định 36/CP và một số văn bản pháp luật khác giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trƣơng đƣa giảng dạy pháp luật an toàn giao thông vào chƣơng trình chính khoá ở tất cả các cấp học trong một thời gian ngắn là phiến diện và thiếu tính khả thi, vì giáo dục bao giờ cũng cần kết hợp cả nhà trƣờng, gia đình và xã hội, nên hình thức giáo dục còn hời hợt, nặng tính phong trào, theo chiến dịch và hiệu quả đạt đƣợc chƣa cao. Kết quả là nhận

thức của ngƣời dân về pháp luật giao thông thấp (chƣa cần nói đến những vấn đề có tính lý luận mà ngay việc nắm đƣợc 180 kiểu biển báo, vài chục vạch kẻ đƣờng... đã quá “hoa mắt” rồi). Hình thức tuyên truyền còn đơn điệu chƣa đƣa đƣợc những hình ảnh, thông tin sinh động từ thực tiễn gây hiệu ứng tình cảm cho mọi ngƣời. Ví dụ đƣa hình ảnh về tai nạn giao thông lên màn ảnh nhỏ thì có lẽ sẽ gây ra đau lòng nhiều hơn, còn nếu chỉ đƣa các số liệu tổng kết thì sẽ làm ngƣời dân khó hình dung đƣợc cụ thể của việc chấp hành luật lệ và hậu quả xảy ra.

- Chính sách khen thƣởng, bồi dƣỡng cho các lực lƣợng thi hành cƣỡng chế chƣa khuyến khích đƣợc tính tích cực và hạn chế tiêu cực trong hoạt động này. Do việc không ổn định áp dụng của các văn bản pháp luật mà việc Quản lý nhà nƣớc về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ chƣa mang tính ổn định và hiệu lực cao. Cho nên muốn thi hành quản lý tốt thì hệ thống văn bản pháp luật phải thực sự hoàn thiện, đồng bộ, ổn định và phù hợp tình hình phát triển của giao thông đƣờng bộ trong mọi thời điểm.

- Một số nội dung trong văn bản pháp luật đƣợc ban hành nhƣng trên thực tế chƣa thực hiện đƣợc: chẳng hạn nhƣ về việc kiểm tra thu hồi, xử lý các loại xe hết niên hạn sử dụng, kiểm tra chất lƣợng mũ bảo hiểm, kiểm tra tải trọng xe,… Hiện tại Thành phố Hải Dƣơng đang còn lƣu thông những phƣơng tiện xe cơ giới đặc biệt xe gắn máy đã rất cũ kĩ, có nhiều xe niên hạn sử dụng hơn 20 năm nhƣng đi ra đƣờng vẫn thấy các phƣơng tiện này hoạt động một cách bình thƣờng. Đây là thực trạng chƣa giải quyết triệt để của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, những phƣơng tiện cơ giới hết niên hạn sử dụng không đảm bảo chất lƣợng kỹ thuật an toàn giao thông đƣờng bộ nếu vẫn đƣợc lƣu thông nhƣ thế trong hệ thống giao thông đƣờng bộ vẫn còn hỗn hợp nhƣ Thành phố Hải Dƣơng nói riêng và cả nƣớc nói chung hiện nay thì sẽ gia tăng khả năng tai nạn giao thông đƣờng bộ.

2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN

GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG

2.2.1. Khái quát chung về thực trạng vi phạm pháp luật về an toàn giao thông đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay

Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới do Đảng lãnh đạo tình hình kinh tế nƣớc ta đã từng bƣớc tăng trƣởng đời sống văn hóa xã hội có nhiều phát triển, tốc độ công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa nhu cầu và sự phát triển giao thông vận tải tăng nhanh bên cạnh đó tình hình TTATGT còn diễn biến phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của một bộ phận ngƣời tham gia giao thông còn hạn chế.

Vi phạm ATGT diễn ra nghiêm trọng phổ biến tai nạn giao thông còn xảy ra nhiều có lúc có nơi rất nghiêm trọng, số ngƣời chết và bị thƣơng còn quá lớn gây bức xúc trong toàn xã hội. Theo báo cáo tổng kết năm 2013 của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đƣờng bộ - đƣờng sắt - Bộ Công an,trong năm 2013 cả nƣớc đã xảy ra 31.266 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 9.805 ngƣời, bị thƣơng 32.253 ngƣời. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 5.008 vụ (giảm 13.8%), tăng 44 ngƣời chết (tăng 0.45%), giảm 6.229 ngƣời bị thƣơng (giảm 16.18%).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Dương (Trang 31)