Một số biện pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em 7 (Trang 109)

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, cần tiến hành đồng thời các biện pháp hỗ trợ khác nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật. Một số biện pháp hữu hiệu có thể kể đến nhƣ sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao

nhận thức về quyền trẻ em, lao động chƣa thành niên, lao động trẻ em và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em. Đặc biệt cần chú trọng tới ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em vì đây là lĩnh vực khá mới. Công tác này cần hƣớng tới các đối tƣợng:

- Trƣớc hết là trẻ em, những đối tƣợng đƣợc pháp luật bảo vệ. Ngoài việc cung cấp cho các em nội dung về các quyền trẻ em, cần chú ý đến các

103

quy định về độ tuổi lao động tối thiểu, các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, các điều kiện và nội dung của hợp đồng lao động, các cơ quan có thể đại diện bảo vệ quyền lợi của các em… Đây là cơ sở để các em tự bảo vệ mình hoặc nhờ tới sự giúp đỡ từ các cơ quan có thẩm quyền.

- Cho ngƣời sử dụng lao động, là các tổ chức và cá nhân trong mọi loại hình kinh tế, mọi khu vực với quy mô, ngành nghề đa dạng. Ngoài các nội dung nêu trên nhƣ đối với các em, cần tuyên truyền, phổ biến về điều kiện sử dụng lao động trẻ em, đặc biệt là các quy định về lập sổ, đăng ký, khai báo…; các quy định về an toàn và vệ sinh lao động; các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự trong vấn đề lao động trẻ em..

- Cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội khác và cả gia đình. Do sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức này là rất cần thiết cho công cuộc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, gia đình là chỗ dựa và bảo trợ của trẻ em lao động cả về vật chất lẫn tinh thần.

Thứ hai, “tăng cường phối hợp trong hành động về lao động trẻ em” [37].

Lao động trẻ em là vấn đề rộng lớn, phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và nhiều chủ thể khác nhau. Do đó, nhiệm vụ này phải do nhiều chủ thể cùng phối hợp tiến hành, trong đó nòng cốt là các chính phủ, các tổ chức của ngƣời sử dụng lao động và các tổ chức chính trị, xã hội... Mỗi chủ thể đều có những thế mạnh và hạn chế nhất định nên việc phối hợp hành động là rất cần thiết để phát huy tối đa sức mạnh và các nguồn lực, đồng thời để hạn chế sự trùng lặp, chồng chéo trong các hoạt động.

Thứ ba, thúc đẩy giáo dục cho trẻ em.

ILO coi ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em và giáo dục cho tất cả trẻ em là hai vấn đề có liên quan mật thiết với nhau. Cả hai Công ƣớc số 138 và 182 đều quy định các hoạt động, đặc biệt là các chƣơng trình hành động quốc gia về xóa bỏ lao động trẻ em cần quan tâm đến tầm quan trọng của giáo dục, và dữ liệu quốc gia về lao động trẻ em cần bao gồm những thông tin về tình

104

hình học tập của trẻ em. Các công ƣớc này cũng nhấn mạnh đến quyền của trẻ em đƣợc tiếp cận giáo dục cơ bản miễn phí và đào tạo nghề.

Để giáo dục phát huy tác dụng ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, cấp giáo dục tiểu học (giáo dục cơ bản) phải thật sự miễn phí. Các chính phủ có trách nhiệm xác định rõ và có biện pháp giảm thiểu, xóa bỏ những chi phí phụ trong giáo dục. Thêm vào đó, cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục cho trẻ em gái, trẻ em bỏ học và trẻ em lao động để giúp các em có thể trở lại trƣờng hoặc theo học các chƣơng trình giáo dục thay thế. Ở những nơi hệ thống trƣờng học chính quy không đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập, cần tổ chức những chƣơng trình giáo dục không chính quy và dạy nghề cho trẻ em.

Thứ tư, cần nghiên cứu, hình thành và cập nhật một hệ thống cơ sở

dữ liệu liên quan đến lao động trẻ em, làm cơ sở để xây dựng những chính sách, chƣơng trình hiệu quả nhằm xóa bỏ lao động trẻ em và thiết lập những quy định để xử lý những vi phạm liên quan đến việc sử dụng lao động trẻ em trái pháp luật.

Kết luận Chƣơng 3

Thực trạng ở Việt Nam cho thấy lao động trẻ em vẫn gia tăng. Pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em về cơ bản đã phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc hệ thống và vẫn còn khá chung chung. Nhiều quy định cần đƣợc bổ sung nhƣ điều kiện việc làm, thanh tra, xử lý vi phạm lao động trẻ em… Thực tế cũng cho thấy việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực lao động trẻ em còn yếu. Chúng ta cần phải hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về vấn đề lao động trẻ em nói chung và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em nói riêng cũng nhƣ tiến hành đảm bảo thực thi pháp luật một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần xây dựng và thực hiện tốt các chính sách quốc gia về thúc đẩy giáo dục cho trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và cả các biện pháp xóa đói giảm nghèo. Đây là những biện pháp hỗ trợ nhằm ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.

105

KẾT LUẬN

1. Lao động trẻ em hiện nay là vấn đề toàn cầu, không chỉ của riêng một quốc gia hay cộng đồng. Tại Việt Nam, tình trạng lao động trẻ em ngày càng gia tăng, kéo theo là những tác động tiêu cực không chỉ tới sự phát triển toàn diện của trẻ, mà còn tới cả cộng đồng, xã hội và quốc gia. Do đó, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là một hành động cần thiết. Tuy nhiên, cần nhận thức một cách rõ ràng rằng, xóa bỏ lao động trẻ em không thể tiến hành ngay lập tức, vì đây là vấn đề phức tạp, bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân về kinh tế, xã hội, văn hóa… Vì vậy, cần xác định những ƣu tiên hành động trong quá trình tiến tới ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đó là loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, phòng ngừa trẻ em lao động sớm và tiến hành các biện pháp bảo vệ trẻ em lao động.

2. Để ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, cần thực hiện các chính sách về giáo dục, chính sách giảm nghèo và việc làm… và quan trọng nhất là phải xây dựng đƣợc một khuôn khổ pháp luật lao động trẻ em và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em hoàn thiện và đầy đủ, là cơ sở để thực hiện các chƣơng trình và chính sách về vấn đề này.

3. Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc tiến tới ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, thể hiện ở việc tích cực tham gia ký kết các điều ƣớc quốc tế, đặc biệt là hai điều ƣớc quan trọng của Tổ chức Lao động quốc tế ILO về vấn đề lao động trẻ em: Công ƣớc số 138 về độ tuổi lao động tối thiểu và Công ƣớc số 182 về cấm và hành động ngay lập tức nhằm xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Pháp luật Việt Nam về lao động trẻ em cũng đã xây dựng đƣợc những quy định là nền tảng cho việc bảo vệ lao động trẻ em, ngăn ngừa trẻ em lao động sớm. Nhìn chung, các quy định này đều phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế tại các điều ƣớc mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về lao động trẻ em và ngăn ngừa

106

và xóa bỏ lao động trẻ em vẫn còn chƣa hoàn chỉnh, nhiều quy định cần đƣợc sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và điều chỉnh một cách đầy đủ, toàn diện hơn. Tính thực thi pháp luật cũng chƣa cao, việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động trẻ em còn kém hiệu quả. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là nhu cầu cấp thiết và phải đảm bảo các yêu cầu: phù hợp với thực tiễn Việt Nam và phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Bên cạnh đó, cũng cần phải hoàn thiện cơ chế áp dụng hữu hiệu pháp luật trong thực tiễn.

4. Lao động trẻ em là vấn đề rộng lớn, phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống và nhiều chủ thể khác nhau. Do đó, nhiệm vụ này phải do nhiều chủ thể cùng phối hợp tiến hành, trong đó nòng cốt là các chính phủ, các tổ chức của ngƣời sử dụng lao động và các tổ chức chính trị, xã hội... Mỗi chủ thể đều có những thế mạnh và hạn chế nhất định nên việc phối hợp hành động là rất cần thiết để phát huy tối đa sức mạnh và các nguồn lực, đồng thời để hạn chế sự trùng lặp, chồng chéo trong các hoạt động.

5. Việt Nam là một nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu xây dựng xã hội giàu mạnh, đảm bảo quyền con ngƣời, trong đó có trẻ em - thế hệ chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là một nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo điều kiện cho thế hệ tƣơng lai này đƣợc phát triển một cách toàn diện. Cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về lao động trẻ em và các chính sách về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, hy vọng rằng loại bỏ lao động trẻ em sẽ không còn là mục tiêu quá xa vời với Việt Nam.

107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Vũ Ngọc Bình (2000), Vấn đề lao động trẻ em, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

2. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2013), Thông tư số 10/2013/TT- BLĐTBXH ngày 10-6-2013 ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên, Hà Nội.

3. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2013), Thông tư số 11/2013/TT- BLĐTBXH ngày 11-6-2013 ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc, Hà Nội.

4. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2014), Điều tra quốc gia về Lao động

trẻ em 2012 - Các kết quả chính, Tổng cục thống kê Việt Nam, Hà Nội.

5. Nguyễn Bao Cƣờng (2010), Quản lý và ngăn ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Viện Khoa học và Lao động xã hội.

6. Chính phủ (2011), Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22-8-2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.

8. Chính phủ (2013), Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29-10-2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Hà Nội.

9. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình lý

108

10. Ngô Quỳnh Hoa, Đinh Hồng Nga (2004), Tìm hiểu Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, NXB Lao động, Hà Nội.

11. Lan Hƣơng (2013), “Xóa bỏ lao động trẻ em - một việc làm cấp bách”,

Tạp chí Cộng sản, (844).

12. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc

tế về quyền con người, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

13. Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

14. Liên hợp quốc (1945), Hiến chương Liên hợp quốc, Newyork.

15. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Newyork. 16. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và

văn hóa, Newyork.

17. Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị,

Newyork.

18. Liên hợp quốc (1989), Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Newyork. 19. Anh Nguyễn (2010), “Giúp trẻ thoát khỏi các hình thức lao động tồi tệ:

cần sự chung tay của toàn xã hội”, Báo Giáo dục và Thời đại, (22).

20. Quách Thị Quế (2013), “Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ em lang thang trong Chiến lƣợc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, Tạp chí Cộng sản, (846).

21. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 22. Quốc hội (1994), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 23. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

24. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992), Hà Nội. 25. Quốc hội (2004), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội. 26. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự (sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự năm

109

27. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề, Hà Nội.

28. Quốc hội (2009), Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm

1999), Hà Nội.

29. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.

30. Quốc hội (2013), Hiến pháp (sửa đổi Hiến pháp 1992), Hà Nội.

31. Tổ chức Lao động quốc tế (1973), Công ước số 138 về tuổi lao động tối

thiểu, Geneva.

32. Tổ chức Lao động quốc tế (1973), Khuyến nghị số 146 về tuổi lao động

tối thiểu, Geneva.

33. Tổ chức Lao động quốc tế (1999), Công ước số 182 về cấm và hành

động ngay lập tức các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Geneva.

34. Tổ chức Lao động quốc tế (1999), Khuyến nghị số 190 về cấm và hành

động ngay lập tức các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Geneva.

35. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng

02 năm 2011 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.

36. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày 17-10- 2012 về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội.

37. Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế Hà Nội (2009), Bộ tài liệu tập huấn về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, Hà Nội.

38. Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế Hà Nội, Viện Khoa học và Lao động xã hội (2009), Báo cáo tình hình lao động trẻ em ở 8 tỉnh, thành phố Việt Nam, Hà Nội.

39. Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội (2008), Báo

cáo quốc gia lần thứ ba và lần thứ tư Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế quyền trẻ em giai đoạn 2002 - 2007, Hà Nội.

110

TIẾNG ANH

40. Franziska Humbert (2009), The Challenge of Child labour in International law, Cambriged University Press, Cambriged.

41. ILO (2002), Every child counts: new global estimates on child labour, Geneva. 42. ILO (2004), Child labour - A textbook for university students, Geneva. 43. ILO (2006), A Tool Kit for Labour Inspectors, Geneva.

44. ILO (2009), Training Manual to Fight Trafficking in Children for Labour, Sexual and Other Forms of Exploitation, Textbook 2: Action against child trafficking at policy and outreach levels, Geneva.

45. ILO (2013), Marking progress against child labour, Geneva. 46. ILO (2013), Global child labour trends 2008 to 2012, Geneva.

47. Lana Osment (2014), Child labour; the effect on child, cause and remedies to the revolving menace, University of Lund, Sweden.

TRANG WEB

48. http://www.ilo.org/ipec/facts/lang--en/index.html (truy cập ngày 20-6-2014)

49. http://www.unicef.org/protection/57929_58009.html (truy cập ngày 20-6-2014)

50. http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em 7 (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)