Thực trạng

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em 7 (Trang 29)

Lao động trẻ em là vấn đề toàn cầu, diễn ra ở mọi quốc gia, mọi khu vực với tính chất rộng lớn và phức tạp. Việc đƣa ra một đánh giá xác thực về thực trạng lao động trẻ em trên thế giới là một công việc khó khăn.

Theo ILO, vào thời điểm năm 1995, có khoảng 250 triệu trẻ em ở độ tuổi 5 đến 14 tham gia hoạt động kinh tế, trong đó ít nhất có khoảng 120 triệu trẻ em phải làm việc trọn thời gian. Tuy nhiên số liệu kể trên mới chỉ phản ánh phần nào thực trạng của vấn đề lao động trẻ em trên thế giới vào thời điểm đó, bởi lẽ chúng chủ yếu đƣợc thu thập thông qua tổng hợp từ các bảng hỏi gửi tới cơ quan thống kê của một số quốc gia, từ những số liệu thống kê về lao động, việc làm do các quốc gia đó xuất bản, kết hợp với số liệu thu đƣợc từ một số cuộc khảo sát về lao động trẻ em. Số lƣợng đã thu hút sự chú ý của quốc tế về phạm vi và mức độ của lao động trẻ em trên toàn thế giới.

Những năm gần đây, khi phong trào toàn cầu chống lao động trẻ em phát triển, nhu cầu về sự chính xác và chi tiết hơn trong việc ƣớc tính lao động trẻ em trở nên rõ ràng. Dữ liệu từ SIMPOC (Chƣơng trình Thông tin thống kê và giám sát lao động trẻ em), các đơn vị thống kê của Chƣơng trình quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em của ILO (IPEC) và các nguồn khác cũng nhƣ các công cụ phân tích mới giúp việc thống kê lao động trẻ em chính xác

23

hơn, ƣớc tính đƣợc số liệu trẻ em phải làm công việc nguy hiểm và các hình thức lao động tồi tệ nhất. Từ đó, đƣa ra bức tranh toàn diện và xác thực hơn về tình hình lao động trẻ em trên toàn thế giới.

Thời điểm năm 2000 là lần đầu tiên ILO cố gắng ƣớc tính mức độ trẻ em phải làm công việc nguy hiểm và cả các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Theo thống kê, ƣớc tính trên thế giới có khoảng 211 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 14 và 141 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 15 đến 17 tham gia một số hình thức hoạt động kinh tế; 186 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 14 và 59 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 15 đến 17 phải làm các công việc thuộc các hình thức lao động trẻ em cần xóa bỏ (trong đó bao gồm cả các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất). Kết quả thống kê cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ lao động trẻ em giữa các lãnh thổ.

Theo Báo cáo “Đánh dấu sự tiến bộ trong việc chống lại lao động trẻ em” đƣợc ILO công bố vào tháng 9 năm 2013, cho thấy sự tiến bộ thực sự trong công cuộc chống lại lao động trẻ em, đặc biệt là trong khoảng thời gian 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên thành công này có thể chỉ mang tính chất tƣơng đối. Theo đánh giá của “Báo cáo toàn cầu về lao động trẻ em trƣớc đó vào năm 2010” nhấn mạnh, tiến độ này vẫn còn quá chậm. Bản Báo cáo mới đã chỉ ra rằng số lao động trẻ em trên toàn thế giới vào khoảng 168 triệu, chiếm gần 11% tổng số trẻ em nói chung. Trẻ em trong độ tuổi 5-17 làm các công việc nguy hại ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn và phát triển nhân cách của trẻ chiếm hơn một nửa số lao động trẻ em, vào khoảng 85 triệu em. Đây là sự tiến bộ đáng kể trong vòng 12 năm kể từ năm 2000. Số lao động trẻ em đã giảm gần 1/3 trong khoảng thời gian này, trong đó, tỷ lệ giảm với nữ là khoảng 40% và với nam là 25%. Tổng số trẻ em làm các công việc nguy hiểm mà phần lớn là thuộc các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em giảm hơn một nửa. Tình hình lao động trẻ em ở khu vực cận sa mạc Sa-ha-ra của châu

24

Phi là nghiêm trọng nhất, nơi mà cứ trong năm trẻ em thì có một trẻ thuộc diện lao động trẻ em. Cũng theo Báo cáo thì thế giới không có lao động trẻ em vẫn còn trong một tƣơng lai xa.

Bảng 1.4: Thống kê tỷ lệ lao động trẻ em trong nhóm tuổi từ 5-17, năm 2000-2012 Children in employment (‘000)% Child labour (‘000) % Hazardous work (‘000)% 2000 351,90023.0 245,50016.0 170,50011.1 2004 322,72920.6 222,29414.2 128,3818.2 2008 305,66919.3 215,20913.6 115,3147.3 2012 264,42716.7 167,95610.6 85,3445.4

Nguồn: Marking progress against child labour Từ các số liệu điều tra có thể thấy:

Lao động trẻ em chiếm tỷ lệ cao trên tổng số trẻ em. Năm 2012, lao động trẻ em chiếm 11% số trẻ em trên toàn thế giới. Tỷ lệ này mặc dù có giảm so với các khoảng thời gian trƣớc nhƣng vẫn là tỷ lệ khá cao.

Tình trạng trẻ em phải làm những công việc nguy hại, kể cả các hình thức tồi tệ nhất vẫn rất nghiêm trọng. Theo thống kê năm 2012, trẻ em trong độ tuổi 5-17 làm các công việc nguy hại ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe, sự an toàn và phát triển nhân cách của trẻ vào khoảng 85 triệu em, chiếm hơn một nửa số lao động trẻ em trên thế giới.

Một vấn đề đáng lo ngại là phần lớn lao động trẻ em ở độ tuổi nhỏ: Số trẻ em lao động ở độ tuổi dƣới 15 (mức tuổi tối thiểu cơ bản đƣợc tuyển dụng và tham gia làm việc theo công ƣớc số 138 của ILO) là 120,5 triệu em, chiếm 72% tổng số lao động trẻ em. Trong đó, số liệu này ở nhóm tuổi 5-11 là 73 triệu em, đây là đối tƣợng rất dễ bị lạm dụng tại nơi làm việc và dễ bị tổn thƣơng.

25

Về phân bố địa lý, lao động trẻ em diễn ra ở khắp các khu vực trên thế giới nhƣng khác nhau về mức độ: Khu vực châu Á, Thái Bình Dƣơng có số lƣợng lao động trẻ em cao nhất, với 77,7 triệu trẻ em lao động. Tiếp theo là khu vực cận sa mạc Sa-ha-ra của châu Phi, với 59 triệu em. Số liệu này ở khu vực châu Mỹ - Latin và vùng Caribbe là 12,5 triệu; Trung Đông và Nam Phi là 9,2 triệu. Tuy nhiên, tình hình lao động trẻ em ở khu vực cận sa mạc Sa-ha- ra của châu Phi là nghiêm trọng nhất, do lao động trẻ em ở khu vực này chiếm tới 21% tổng số trẻ em, trong khi tỷ lệ này ở châu Á, Thái Bình Dƣơng là 9%, Trung Đông và Nam Phi là 8%.

Các ƣớc tính toàn cầu mới cũng cung cấp số liệu cập nhật về ngành nghề mà lao động trẻ em tham gia. Khu vực nông nghiệp có số trẻ em làm việc cao nhất là 98 triệu em, khu vực dịch vụ là 54 triệu em (trong đó 11,5 triệu em làm công việc gia đình) và khu vực công nghiệp là 12 triệu em. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, số lƣợng bé trai nhiều hơn bé gái trong tất cả các lĩnh vực ngoại trừ công việc gia đình, hình thức làm việc khó bị sự giám sát của cộng đồng và nằm ngoài tầm với của thanh tra lao động, cũng là hình thức mà những đứa trẻ đặc biệt dễ bị bóc lột và lạm dụng.

Từ các số liệu thống kê về thực trạng lao động trẻ em trên toàn thế giới, có thể thấy rằng đây là vấn đề toàn cầu. Do đó, để chiến dịch toàn cầu chống lạm dụng và bóc lột trẻ em có hiệu quả, trƣớc hết các quốc gia cần có chính sách đúng đắn và khuôn khổ pháp lý vững chắc. Một hệ thống pháp luật quốc gia hoàn chỉnh về lao động trẻ em và phù hợp với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế là nền tảng cơ bản cho việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đặc biệt là xác định thế nào là lao động trẻ em cần đƣợc xóa bỏ, đồng thời cung cấp cơ sở cho việc thu thập thông tin thống kê lao động trẻ em. Hơn hết, pháp luật cần ghi nhận trách nhiệm cụ thể (không chỉ của cá nhân mà của cả nhà nƣớc và các cơ quan, tổ chức), thiết lập các biện pháp pháp lý bảo vệ nạn nhân và trừng phạt ngƣời vi phạm.

26

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em 7 (Trang 29)