Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em 7 (Trang 33)

Lao động trẻ em là một vấn đề rất phức tạp và có nhiều nguyên nhân dẫn đến lao động trẻ em. Mỗi nguyên nhân có vai trò và mức độ tác động khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Các nguyên nhân chính của tình trạng này gồm:

* Tình trạng nghèo đói

Nghèo đói đƣợc coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trẻ em phải làm những công việc không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong nhiều trƣờng hợp, trẻ em phải làm việc để đảm bảo sự sống còn của gia đình và bản thân. Mặc dù trẻ em không đƣợc trả lƣơng cao, nhƣng ở nhiều nƣớc đang phát triển, đó vẫn là nguồn đóng góp lớn cho thu nhập gia đình. Cũng theo nhiều cuộc điều tra thống kê, đói nghèo gia tăng trong vùng của châu Phi, châu Á và châu Mỹ La tinh dẫn tới sự gia tăng lao động trẻ em.

* Hoàn cảnh gia đình

Tại nhiều nơi, cha mẹ không nhận thức đƣợc ý nghĩa của việc giáo dục với trẻ em, cho rằng trẻ em cần thiết phải làm việc để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình. Ban đầu là những công việc nhẹ nhàng nhƣng dần dần tiến tới nhƣng công việc nặng nhọc hơn, có thể ảnh hƣởng tới thời gian học tập của trẻ hoặc ảnh hƣởng tới sự phát triển của trẻ.

Những tác động của các cú sốc thu nhập hộ gia đình, chẳng hạn nhƣ thiên tai, khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp, tác động của HIV, AIDS, có thể dẫn đến lao động trẻ em. Ví dụ, nhiều trẻ em sống với HIV, trong khi một số thậm chí đã bị mồ côi hoặc bị tổn thƣơng do AIDS, hoặc nếu cha mẹ bị ốm do các bệnh liên quan đến HIV và AIDS, trẻ có thể phải bỏ học tham gia lao động để chăm sóc cho các thành viên gia đình.

* Các yếu tố truyền thống, văn hóa cũng rất quan trọng. Có một quan

27

đƣợc đi học. Điều này làm hạn chế giáo dục đối với trẻ em gái và thúc đẩy lao động trẻ em.

* Bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới lao động trẻ em. Đây là những nhân tố tác động từ bên ngoài khiến trẻ em sớm vƣớng vào vòng xoáy của lao động và khó kiểm soát lao động trẻ em.

* Toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một trong các nguyên nhân của lao động trẻ em. Toàn cầu hóa có những tác động tích cực và tiêu cực. Toàn cầu hóa có thể cung cấp cho các nƣớc đang phát triển cơ hội tăng trƣởng kinh tế qua đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài và giao lƣu thƣơng mại. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng mang lại ảnh hƣởng xấu đến lao động trẻ em ở các nƣớc đang phát triển. Trong những năm gần đây, nhiều công ty quốc tế chuyển các nhà xƣởng sản xuất sang nƣớc ngoài. Các công ty này thƣờng tuyển dụng lao động trẻ em do giá nhân công rẻ, do một số nghề cần sự dẻo dai linh hoạt của trẻ và do trẻ em là đối tƣợng yếu ớt, không chống lại đƣợc sự bóc lột, lạm dụng của chủ sử dụng lao động. Đối với các nƣớc ví dụ nhƣ Việt Nam, Mexico và Thái Lan, có bằng chứng cho thấy lao động trẻ em giảm do toàn cầu hóa, nhƣng các nƣớc nhƣ Bolivia và Zambia đã cho thấy một sự suy giảm trong giáo dục và sự gia tăng lao động trẻ em [47].

* Rào cản đối với giáo dục

Giáo dục cơ sở không phải là miễn phí tại tất cả các nƣớc và không phải là mọi trẻ em đều đƣợc tiếp cận, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa. Chi phí cho giáo dục hoặc việc cha mẹ không nhận thức đƣợc giá trị của giáo dục dẫn tới việc trẻ em phải tham gia lao động thay vì đƣợc học tập. Thực tế là, tại nhiều quốc gia đang phát triển, chất lƣợng giáo dục thấp do điều kiện cơ sở vật chất, năng lực giáo viên yếu… Kết quả là cha mẹ cho rằng việc để các em làm việc

28

rèn luyện các kỹ năng phục vụ cho cuộc sống tốt hơn là việc để trẻ đến trƣờng học tập. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi trẻ em không đƣợc đi học, các em trở thành nguồn lao động tiềm năng làm gia tăng lao động trẻ em.

* Pháp luật và các chính sách bảo vệ trẻ em chưa hoàn chỉnh và còn hạn chế trong việc thực thi cũng dẫn tới tình trạng lao động trẻ em gia tăng.

Ví dụ, đã có hơn 130 quốc gia ký kết điều ƣớc quốc tế quy định rằng trẻ em có thể không làm việc toàn thời gian trƣớc khi họ 15 tuổi. Tuy nhiên, pháp luật của các quốc gia này vẫn chƣa quy định rõ ràng và không đƣợc thực thi. Ngƣời sử dụng lao động thƣờng có thể tìm thấy kẽ hở luật pháp để biện minh cho việc tuyển dụng trẻ em lao động. Ngoài ra ở một số nƣớc không có một hệ thống đăng ký khai sinh thống nhất, rất nhiều ngƣời không có giấy khai sinh, việc này cùng với việc không có tài liệu hƣớng dẫn có thể dẫn tới trẻ em bị từ chối tới trƣờng [47].

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em 7 (Trang 33)