Nâng cao nghiệp vụ quản lý trong quản lý nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010 (Trang 85)

3.2.1.1. Nâng cao công tác quản lý khe hở lãi suất

‘Quản lý khe hở lãi suất là một phương pháp quản trị tài sản và nguồn vốn, nhằm mục đích dựa vào công cụ lãi suất đề ra chiến lược phối hợp định

vị tài sản và nguồn vốn thực hiện mục tiêu an toàn và sinh lời của ngân hàng”9.

Các nhà quản lý ngân hàng đã dùng khe hở lãi suất như là chỉ tiêu đo khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi.

Rủi ro lãi suất là một loại rủi ro thị trường quan trọng, đặc biệt trong điều kiện lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi như trong giai đoạn hiện nay. Do vậy nhằm nâng cao công tác quản lý khe hở lãi suất, yêu cầu đặt ra với nhà quản lý cần phải

Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản: Để tránh rủi ro lãi suất có thể loại trừ yếu tố chủ yếu gây rủi ro đó là duy trì khe hở lãi suất càng thấp càng tốt, tiến gần tới giá trị bằng không, biện pháp thực hiện là tìm kiếm các nguồn có kì hạn phù hợp với kỳ hạn của tài sản, cân đối tài sản có với tài sản nợ của ngân hàng.

Thực hiện trao đổi lãi suất với các ngân hàng trong cùng hệ thống và với các ngân hàng thương mại khác để hạn chế rủi ro lãi suất, vì mục đích của hoạt động hoán đổi lãi suất này xác định lại khe hở lãi suất khi lãi suất thay đổi. Khi lãi suất thay đổi, ngân hàng này có lợi thì ngân hàng kia chịu thiệt, ngân hàng được lợi sẽ chuyển khoản thặng dư sang cho ngân hàng tổn thất, rủi ro của bên này sẽ được bù đắp bởi thu nhập của bên kia. Hoán đổi lãi suất là kĩ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng xu hướng và mức độ thay đổi có thể của lãi suất.

Áp dụng lãi suất thả nổi: Khi lãi suất cố định thì thời hạn nguồn vốn và tài sản là yếu tố tạo ra rủi ro lãi suất tiềm năng. Để hạn chế rủi ro về lãi suất ngân hàng nên áp dụng lãi suất thả nổi, theo đó lãi suất cho vay sẽ thay đổi tùy 9 Edward.reed PH.D- Edwardk.gill Ph.D, NHTM. NXB thống kê.

thuộc vào sự thay đổi cảu lãi suất nguồn vốn trên thị trường. NHCT tỉnh Hà Tây cần áp dụng các chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay linh hoạt để thu hút khách hàng. Có thể áp dụng các hình thức quảng cáo, tiếp thị cũng như các chương trình khuyến mãi, chương trình dự thưởng hấp dẫn... để ngày càng thu hút đông đảo khách hàng đến giao dịch. Phải tính toán chính xác để đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho khách hàng từ đó tạo được niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Ngân hàng nên mở rộng hoạt động trên thị trường vốn bằng cách mua bán các hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng mua bán áp dụng đối với chứng khoán ngắn hạn, tiền gửi ngân hàng Trung Ương. Nếu ngân hàng dự đoán lãi suất thị trường tăng và rủi ro lãi suất có thể xảy ra do tình trạng nguồn vốn nhạy cảm lớn hơn tài sản nhạy cảm, ngân hàng sẽ bán các hợp đồng, nhằm hạn chế rủi ro khi có biến động của nền kinh tế. 3.2.1.2 .Nâng cao công tác quản lý kỳ

hạn

Cần xác định kỳ hạn của nguồn vốn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn của sử dụng, đồng thời tạo ra sự ổn định của nguồn bằng các biện pháp sau:

Xây dựng mối liên hệ với người gửi lớn sao cho họ tránh rút tiền gửi trong lúc khủng hoảng.

Đa dạng hóa các nguồn tiền tức là huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này sẽ giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một khách hàng.

Phát triển quản lý tài sản bên cạnh quản lý các khoản nợ.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kỳ hạn danh nghĩa tạo cơ sở để ngân hàng đưa ra kỳ hạn huy động phù hợp với thị trường.

Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết kiệm chi phí, lại vừa tăng tính ổn định của nguồn vốn vì quản lý kỳ hạn luôn gắn với quản lý lãi suất.

3.2.1.3. Nâng cao công tác quản lý tính thanh khoản

Nâng cao hoạt động nghiên cứu dự báo, và tìm ra nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản, hạn chế rủi ro tín dụng , rủi ro hối đoái và rủi ro lãi suất vì đây là nguyên nhân căn bản, sâu xa dẫn tói rủi ro thanh khoản.

Phân tích nhu cầu thanh khoản trong quá khứ để thấy những biến động về nhu cầu này.

Dự đoán thay đổi các dòng tiền trong tương lai dưới tác động của các nhân tố như lãi suất, lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế…

Nắm tài sản thanh khoản nhưn chứng khoán của Chính Phủ, các chứng khoán thế chấp, cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

Tăng tính thanh khoản của cac khoản tài trợ bằng cách chia nhỏ kỳ hạn nợ. Phương pháp này làm gia tăng các khoản thu về các khoản cho vay trong những kỳ hạn ngắn hơn so với thời hạn cho vay.

3.2.1.4. Nâng cao công tác huy động nguồn vốn tại ngân hàng

Để tồn tại thì vốn là điều kiện cần và đủ cho ngân hàng phát triển, do đó trong công tác quản lý nguồn vốn, yêu cầu đưa ra cho các nhà quản lý là làm sao huy động được nguồn vốn đủ để tham gia hoạt động trên thị trường.

Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác huy động vốn theo hướng: giữ vững và tăng cường ổn định của nguồn vốn huy động từ dân cư, nghiên

cứu mở rộng mạng lưới, thành lập thêm ít nhất 1 điểm giao dịch. Đẩy mạnh

khai thác tiền gửi pháp nhân- đặc biệt là nguồn vốn VND tăng cường công tác

chăm sóc khách hàng nhất là các tổ chức cá nhân có tiền gửi lớn lãi suất hợp lý. Đẩy mạnh khai thác tăng trưởng nguồn vốn theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn, cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý, linh hoạt, tăng tỷ trọng các nguồn vốn có tính ổn định cao nhằm đáp ứng yêu cầu cho vay, đầu tư thanh toán. Thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện cung cấp sản phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách hàng

và ngân hàng, không nhất thiết phải xác định hiệu quả ở từng sản phẩm đối

với một khách hàng. Đối với những khách hàng chiến lược, truyền thống có

chính sách mở tài khoản, áp dụng lãi suất tiền gửi, thực hiện phí dịch vụ thanh toàn và dịch vụ ngân hàng hợp lý.

Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh theo thị trường, khai thác tốt nhất những lợi thế của NHCT VN. Mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ phi tín dụng. Xây dựng chính sách chọn lọc, phân loại khách hàng để áp dụng phí dịch vụ linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở đảm bảo lợi ích của ngân hàng và khách hàng.

Nghiên cứu mở điểm giao dịch. Mở rộng dịch vụ kiều hối, đẩy mạnh

công tác phát hàng thẻ ATM thẻ thanh toán quốc tế, tìm điểm đặt máy ATM các cơ sở chập nhận thẻ mới.

3.2.2. Đảm bảo tốt quy trình quản lý nguồn vốn

Trong quá trình quản lý nguồn vốn, cần đảm bảo quy trình hoạt động quản lý nguồn vốn được thực hiện đúng, và đầy đủ, các chiến lược hoạt động của ngân hàng cần liên tục bám sát với mục tiêu chiến lược của NHCT VN, đưa ra cho toàn hệ thống và cho từng ngân hàng khác nhau.

Cần đảm bảo tốt nội dung quản lý nguồn vốn, xây dựng chiến lược huy động vốn dựa trên nhu cầu sử dụng vốn.

3.2.3. Nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động quản lý nguồn vốn nguồn vốn

Do ngân hàng là chi nhánh trực thuộc quản lý trực tiếp của NHCT VN, nên ngân hàng cần phải đảm bảo xây dựng các chiến lược quản lý, huy động, sử dụng vốn và các chỉ tiêu chính sách lãi suất, chính sách tín dụng… căn cứ vào quy định của Hội sở chính, đảm bảo hạn chế rủi ro, sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động được của ngân hàng. Chính vì vậy, công tác quản lý chịu sự kiểm soát nội bộ của chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây, bên cạnh đó chịu sự điều chỉnh và ấn định tổng nguồn vốn huy động trong năm của NHCT VN. Hoạt động kiểm tra kiểm soát tại ngân hàng được tiến hành theo từng quý từng tháng, để xây dựng mạng lưới liên kết tốt giữa chi nhánh và Hội sở chính, nhằm kịp thời sự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo điều kiện tình hình biến động chung của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, kết hợp ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý nguồn vốn, để đạt hiệu quả cao hơn nữa. Sử dụng hệ thống mạng nội bộ trong hệ thống tốt giữa từng chi nhánh với chi nhánh, và chi nhánh với Hội sở, giúp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn tốt hơn nữa…

3.2.4. Các hoạt động bổ trợ 3.2.4.1. Về nguồn nhân lực 3.2.4.1. Về nguồn nhân lực

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức các cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng, tăng cường trách nhiệm của cán bộ và lãnh đạo các cấp, kiểm điểm nghiêm túc những sai phạm của cán bộ, loại trừ những người không đủ năng lực, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm ra khỏi lực lượng giao dịch trực tiếp với khách hàng. Mỗi CBCNV phải đoàn kết để tạo thành sức

mạnh tập thể, cùng gắn bó hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, xã hội và gia đình. Cần phát động những đợt thi đua lập thành tích trong hoạt động kinh doanh, trong công tác xã hội, từ thiện để cùng xây dựng một tập thể vững mạnh vừa giỏi về chuyên môn, vừa lành mạnh hoá trong đời sống vật chất và tinh thần. Khuyến khích CBCNV và người lao động thực hiện tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân, tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng chiến lược công tác quảng cáo tiếp thị, thực hiện cơ chế động lực đối với các cán bộ tiếp thị khách hàng đem lại hiệu quả cho chi nhánh. Thực hiện chính sách chi hoa hồng môi giới.

3.2.4.2. Về cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ

Khai thác tối đa thiết bị công nghệ hiện có, đáp ứng nhu cầu giao dịch cho khách hàng. Xây dựng các chương trình ứng dụng phục vụ cho phát triển sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh nhân tố con người thì sản phẩm dịch vụ cũng được coi là yếu tố sống còn của ngân hàng và doanh nghiệp. Mỗi ngân hàng và doanh nghiệp đều có những chiến lược riêng trong phát triển các sản phẩm dịch vụ. Và chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố hàng đầu trong hoạt động kinh doanh, đối với NHCT tỉnh Hà Tây cần phải phát triển các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao như:

Sản phẩm thẻ: phải có đầy đủ các tính năng, tiện ích vượt trội hơn so với các NHTM khác. Các loại thẻ phải đảm bảo có tính bảo mật cao, an toàn, hiệu quả. Một thẻ phải có nhiều tác dụng và có nhiều chức năng. Chẳng hạn: khách hàng có thể dùng thẻ ATM để rút tiền nhưng cũng có thể dùng để gửi tiền, hay dùng để thanh toán khi mua hàng thay cho việc dùng tiền mặt như hiện nay; hoặc thẻ ATM cũng có thẻ là loại thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ...

hoặc dùng để thanh toán, chi trả các loại cước phí như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê nhà, tiền taxi...

Cơ sở hạ tầng phải khang trang sạch đẹp, lịch sự. Về hình dáng và kiến trúc cảnh quan của chi nhánh phải có mô hình giống hoặc gần giống trụ sở chính. Xây dựng logo và tên thương hiệu phù hợp và đẹp mắt để gây ấn tượng với khách hàng.

Về máy móc, thiết bị làm việc phải hiện đại, các phần mềm chương trình phải thường xuyên được cập nhật, cải tiến và tích hợp. Các chương trình phần mềm phải hiện đại, chính xác, nhanh chóng, tức thì để đảm bảo phục vụ kịp thời và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Có như vậy mới tạo được uy tín đối với khách hàng.

3.2.4.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng

Trong giai đoạn hiện nay, khi mức lãi suất được ấn định mức trần cho tất cả hệ thống ngân hàng, thì sử dụng công cụ lãi suất tăng khả năng cạnh tranh các ngân hàng không còn đạt hiệu quả, mà thay vào đó là các sản phẩm tiện ích cho khách hàng, tối đa hóa giá trị cho khách hàng. Do đó chiến lược tới cho ngân hàng để xây dựng năng lực cạnh tranh là: tập trung dồn sức nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng một ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng.

Ngoài ra, bên cạnh hoạt động đã và đang thực hiện, ngân hàng cần mở thêm hoạt động dịch vụ mới các hoạt động khác như chi trả lương cho CBCNV qua thẻ, các dịch vụ tư vấn, phát triển mạnh dịch vụ kiều hối… tận dụng mọi hoạt động tài chính khác nhằm thu hút nguồn vốn chu chuyển qua ngân hàng là lớn nhất trong những điều kiện cụ thể của nền kinh tế.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với NHCT tỉnh Hà Tây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NHCT Hà Tây đang tập trung mọi nguồn lực vào công tác huy động vốn theo hướng đa dạng nguồn vốn cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý, linh hoạt. Đối với KH chiến lược truyền thống, NH có chính sách mở tài khoản áp dụng lãi suất tiền gửi thực hiện phí dịch vụ thanh toán và dịch vụ hợp lý.

♦ Về nghiệp vụ nguồn vốn

Xây dựng chiến lược huy động nguồn vốn trong dài hạn, kết hợp được hình thức huy động vốn với các phương thức thanh toán hiện đại, khai thác tốt nguồn vốn tìm năng trong nền kinh tế.

♦ Về nghiệp vụ sử dụng vốn

Mở rộng hoạt động cho vay mới như tín dụng thấu chi, chiết khấu chứng từ có giá, cho vay tiêu dùng, đồng thời thêm vào danh mục đầu tư của ngân

hàng một số lĩnh vực mới thị trường vốn thị trường bất động sản… ♦ Về

nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng

Đây là mảng hoạt động cho mức doanh thu cao, trong giai đoạn tới ngân hàng cần có sự quan tâm đúng mức hơn. Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, để giúp cho hoạt động nghiệp vụ huy động vốn hiệu quả nhất.

♦ Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi nghiệp vụ xây dựng

phòng ban quản lý nguồn vốn hoạt động riêng rẽ độc lập.

Trong quản lý tách bách hoạt động chính sách và hoạt động kinh doanh.

3.3.2. Kiến nghị với NHCT VN

NHCT Hà Tây là chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của NHCT VN, do vậy những chính sách mà NHCT VN xây dựng có ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng năm, NHCT VN xây dựng kế hoạch cho chi nhánh ngân hàng dựa vào kết quả và chỉ tiêu dự kiến cơ cấu

nguồn vốn cho năm tới của ngân hàng, chính vì vậy NHCT Hà Tây có những kiến nghị đối với Hội sở chính gồm có:

Xây dựng cơ cấu nguồn vốn phù hợp, phân bổ các chỉ tiêu nguồn vốn thích hợp cho từng chi nhánh trên các địa bàn hoạt động dựa vào tình hình phát triển kinh tế toàn vùng.

Tăng cường quá trình kiểm soát hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn của chi nhánh, và có những điều chỉnh linh hoạt về cơ cấu nguồn vốn khi có sự thay đổi bất thường của nền kinh tế trong và ngoài nước, đặc biệt là địa bàn nơi chi nhánh hoạt động.

Xây dựng khung chính sách lãi suất phù hợp linh hoạt chung toàn hệ thống trên khắp đất nước.

Giúp đỡ ngân hàng trong công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ, hỗ trợ về vốn khi ngân hàng có nhu cầu về vốn, để mở rộng quy mô hoạt động, mở

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010 (Trang 85)