Phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã ở tỉnh

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta 2 (Trang 67)

Thanh Hoá

2.2.1. Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá

2.2.1.1. Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa là bước đi tất yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc vươn tới văn minh, hiện đại. Trong điều kiện của nước ta, với

những điều kiện thuận lợi do sự nghiệp đổi mới tạo ra và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa ở nước ta phải đi liền với hiện đại hóa. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: Thay thế phần lớn lao động thủ công bằng lao động cơ khí hoá, điện khí hoá và một phần tự động hoá, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong lao động xã hội; tiếp cận và vận dụng, ứng dụng những thành tựu mới nhất của Khoa học - Công nghệ; nâng cao dân trí, chất lượng nguồn lực con người ngang bằng khu vực với bản lĩnh, bản sắc của văn hoá Việt Nam; thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở cơ sở. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có những đặc trưng sau đây:

Một là, Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Ba là, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật và đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Công chức chính quyền cấp xã là người hướng dẫn nhân dân phát huy tính tự quản ở cộng đồng dân cư. Hoạt động tự quản nhằm giữ gìn đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ thực hiện pháp luật, trợ giúp trong sản xuất, cùng nhau giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội (trong thôn, bản). Để thực hiện thắng lợi mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phát huy tốt tính tự quản ở cộng đồng dân cư. Yêu cầu đặt ra đối với công chức cấp xã là phải: Trung thành với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, am hiểu pháp luật, gần gũi với cơ sở, tâm huyết với cơ sở, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân. Để đáp ứng yêu cầu đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước của công chức chính quyền cấp xã.

Do đó để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi công chức chính quyền cấp xã phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Yêu cầu về trí tuệ: Phải có trình độ kiến thức và năng lực trí tuệ tốt, có tư duy sáng tạo, nhạy bén, độc lập. Công chức phải là người có kiến thức cao trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, các ngành, các lĩnh vực có liên quan, phải giỏi một nghề và biết nhiều nghề.

- Yêu cầu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng: Đây là yêu cầu cơ bản nhất đối với người công chức. Đó là nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành với lý tưởng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của

nhân dân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra công chức chính quyền cấp xã còn phải có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật trong công việc; đó là ý thức luôn luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ kể cả khi gặp những điều kiện phức tạp; trong sạch, không tham lam, tư lợi; ngay thẳng, công tâm, làm việc theo kỷ cương, lề lối, tác phong công nghiệp. Người công chức phải có tính dân chủ, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu, biết phát huy trí tuệ, tài năng và mọi nguồn lực của dân để tạo nên sức mạnh, biết tôn trọng lợi ích và quyền lợi của dân, biết điều chỉnh bản thân, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Công chức cấp xã còn phải gần dân, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân vì công chức là công bộc của dân.

Tóm lại: Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải nâng cao chất lượng của công chức chính quyền cấp xã đầy đủ những yếu tố về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp và có tính dân chủ vì công chức chính quyền cấp xã là những người có trách nhiệm, tham gia trực tiếp vào công cuộc đổi mới đất nước. Đầu tư cho một chất lượng mới của công chức chính quyền cấp xã nói chung là đầu tư có hiệu quả cho tương lai đất nước.

2.2.1.2. Yêu cầu của việc cải cách hành chính

Hành chính nhà nước là sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, các cơ quan trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI khởi xướng đổi mới đất nước, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đã tạo ra sự chuyển biến hết sức to lớn về kinh tế - xã hội, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

Đổi mới cơ chế kinh tế do đó phải đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp trong đó có vấn đề cải cách hành chính với trung tâm của cải cách hành chính là nhằm vào hệ thống hành chính, nội dung chính là xây dựng một hệ thống hành chính và quản lý hành chính nhà nước thông suốt từ Trung ương đến cơ sở. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tám (khóa VII) đã chỉ ra nội dung cải cách hành chính là 4 yếu tố: Cải cách thể chế; Cải cách bộ máy; Xây dựng đội ngũ công chức hành chính; Cải cách tài chính công. Việc cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong đó xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá và trọng tâm là xây dựng công chức. Có thể xây dựng thể chế tốt, thiết kế được mô hình hệ thống hành chính tốt, nhưng nếu không có công chức thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, tận tụy với công việc, trách nhiệm với dân thì mọi ý đồ cải cách cũng không thể trở thành hiện thực.

Vì vậy, nâng cao chất lượng công chức nói chung, công chức chính quyền cấp xã nói riêng là khách quan và cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, đảm bảo xây dựng một nền hành chính công - một nền hành chính phục vụ. Hiện nay do thói quen, nếp nghĩ, cách làm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp còn đè nặng lên công chức nói chung và công chức chính quyền cấp xã nói riêng. Trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu tham nhũng, sách nhiễu nhân dân vẫn tiếp tục diễn ra trong một số bộ phận công chức. Để có được công chức chính quyền cấp xã có năng lực phù hợp với một nền hành chính phục vụ. Một nền hành chính trong cơ chế thị trường theo định hướng và xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi công chức chính quyền cấp xã phải có kiến thức cần thiết về pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp, lí luận chính trị, quản lí hành chính nhà nước, kiến thức xã hội, hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với tổ chức, lấy nhân dân làm trung tâm; có phẩm chất năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

hoàn thành tốt công việc được giao, có đủ năng lực quản lý vĩ mô, tiếp thu được những thành tựu khoa học tiên tiến trong quản lý hành chính áp dụng trong điều kiện ở nước ta.

Tóm lại, phải nâng cao chất lượng công chức chính quyền cấp xã có đủ trình độ lý luận chính trị, năng lực tổ chức, quản lý điều hành, kỹ năng công vụ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, hoạt động thông suốt đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở thi hành Hiến pháp và pháp luật và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, cải cách hành chính ở Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu sau đây:

Thể chế hành chính ngày càng hoàn thiện, bộ máy chính quyền được tổ chức theo hướng gọn nhẹ; chức năng, nhiệm vụ được phân định rõ ràng, phương thức quản lý, lề lối làm việc được cải tiến, thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, minh bạch, công khai, nền hành chính từng bước hiện đại hóa. Qua thực hiện cải cách hành chính, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức được nâng cao, thái độ phục vụ nhân dân tốt hơn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc từng bước được cải tiến, kỷ cương, kỷ luật hành chính ngày càng được thiết lập.

Chế độ chính sách đối với công chức được cải thiện, công chức yên tâm công tác. Thực hiện cơ chế một cửa ở 9 đơn vị hành chính cấp huyện, các sở, ban, ngành và xã, phường, thị trấn đã tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân giao dịch với cơ quan nhà nước để giải quyết những thủ tục hành chính, qua đó nhân dân càng thêm tin yêu chế độ.

Yêu cầu đặt ra của cải cách hành chính ở Thanh Hoá là: Xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp theo hướng phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, xây dựng công chức có phẩm chất và năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

2.2.1.3. Yêu cầu của việc phát huy vai trò của chính quyền cấp xã

Cấp xã là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính nhà nước. Theo cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện nay, tất cả mọi đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đều được triển khai thực hiện ở cấp cuối cùng là cấp xã. Để giải quyết tốt những nhiệm vụ này bên cạnh việc xây dựng một hệ thống bộ máy tinh giản gọn nhẹ hợp lý thì cần phải có một đội ngũ công chức am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật của nhà nước để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước.

Chất lượng hiệu quả làm việc của công chức chính quyền cấp xã quyết định đến hiệu quả, hiệu lực của chính quyền. Nếu công chức chính quyền cấp xã có trình độ, với tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc chắc chắn hoạt động của chính quyền đó sẽ đảm bảo hiệu quả quản lý trên các lĩnh vực và ngược lại nếu họ thiếu kiến thức, không có trình độ chuyên môn thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều hành quản lý của họ tại địa phương.

Từ sự phân tích tình hình thực tế hoạt động của chính quyền cấp xã chúng ta thấy rằng chất lượng công chức chính quyền cấp xã có vai trò to lớn quyết định hiệu lực hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ đặt ra.

Đối với cấp xã ở Thanh Hoá thì vai trò lại càng được đề cao, bởi vì xuất phát từ vị trí địa lý của Tỉnh nằm liền với nước Lào và tình hình an ninh vô cùng phức tạp, chính vì vậy chính quyền cấp xã bên cạnh việc phát huy nội lực để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội chính quyền xã còn phải thực hiện tốt mục tiêu ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn. Hiện nay chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mục tiêu là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ trước mắt là xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho nhân dân, khắc phục sự

chênh lệch quá lớn về kinh tế, xã hội giữa miền núi với đồng bằng và đô thị. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, của chính quyền cấp xã miền núi nói riêng. Muốn như vậy, chúng ta phải xây dựng công chức chính quyền cấp xã miền núi đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng nhằm phát huy vai trò quan trọng của chính quyền cấp xã trong công cuộc đổi mới.

2.2.1.4. Yêu cầu của việc phát huy vai trò của công chức chính quyền cấp xã

Công chức chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, phát triển Kinh tế - Xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; hình ảnh và uy tín của họ là niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay một số công chức chính quyền cấp xã chưa xứng với các vị trí, vai trò chưa làm tròn bổn phận của mình, còn quan liêu, hách dịch, cửa quyền, lên mặt làm quan cách mạng của nhân dân; chưa kịp thời giải quyết và phản ánh những yêu cầu chính đáng cấp thiết của nhân dân, bản thân và gia đình chưa đi đầu gương mẫu trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hiểu biết đường lối, chính sách chưa có hệ thống, chưa sâu sắc, tự trao cho mình những đặc quyền, đặc lợi làm mất dân chủ ở cơ sở, dẫn đến hiệu lực quản lý nhà nước chưa đảm bảo, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao, ảnh hưởng đến sự ổn định của cả hệ thống chính trị. Các thế lực thù địch lợi dụng tình hình để thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình làm cho lòng tin của nhân dân bị giảm sút.

Thanh Hoá là tỉnh điều kiện thiên nhiên mà nắng lắm, mua nhiều, thiên tai thường xuyên, phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn nghèo. Chính vì vậy yêu cầu phát huy vai trò của công chức chính quyền cấp xã là một tất yếu khách quan. Bởi vì điều kiện trình độ hiểu biết

của nhân dân còn hạn chế, nền kinh tế còn thấp kém. Đây là một trong những nguyên dân tạo cơ hội cho bọn phản động, các thế lực thù địch lợi dụng gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị trên

Một phần của tài liệu Cơ sở xã hội của hoạt động lập pháp ở nước ta 2 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)