0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nguyên nhân của những ưu, hạn chế trong việc xây dựng độ

Một phần của tài liệu CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở NƯỚC TA 2 (Trang 63 -63 )

ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá

2.1.3.1. Nguyên nhân của những ưu điểm

- Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến xã đã phát huy tốt truyền thống anh hùng, đoàn kết trong đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, quyết tâm đưa quê hương phát triển, từ đó tập trung mọi nỗ lực, trí tuệ đề ra các chủ trương, giải pháp xây dựng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh cơ bản đảm bảo đúng hướng, chọn đúng vấn đề trọng tâm, cấp bách trong công tác cán bộ để giải quyết, đó là vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức.

- Hai là, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Huyện ủy, Thành ủy - Ban Thường vụ và Đảng ủy cấp xã đã thể hiện rõ sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao trong việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của cấp trên về công chức cấp xã vào điều kiện cụ thể của địa phương một cách phù hợp.

- Ba là, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã đã nhận thức đúng hơn, đầy đủ hơn về vị trí, vai trò của cấp xã; vị trí, vai trò của công chức cấp xã và chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp xã. Đa số công chức được rèn luyện, thử thách trong thực tiễn. Điều kiện, phương tiện làm việc của cấp xã và cán công chức được cải thiện đáng kể.

- Bốn là, những kết quả đó còn bắt nguồn từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ tỉnh và các ngành có liên quan và sự sâu sát của Huyện ủy, Thành ủy, UBND cấp huyện.

2.1.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc xây dựng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá

Những hạn chế của đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh là rất cơ bản và cấp bách. Xét trên nhiều phương diện, những hạn chế này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:

Một là, đội ngũ công chức cấp xã được hình thành chủ yếu từ nguồn tại chỗ như: những người trưởng thành từ phong trào quần chúng ở địa phương, bộ đội xuất ngũ, người được nhân dân tín nhiệm. Họ là những người năng nổ, nhiệt tình, có tầm ảnh hưởng, có nhiều đóng góp cho phong trào địa phương. Đây là nguồn chủ yếu cho đội ngũ công chức cấp xã. Tuy nhiên, họ chủ yếu là những người lớn tuổi, không được đào tạo bài bản, do đó trình độ còn nhiều hạn chế.

Hai là, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực, đòi hỏi mỗi một công chức phải có sự

thích ứng, sự năng động, sáng tạo; cán bộ, công chức cấp xã phải chủ động hơn trong việc vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng tác động tiêu cực và là thách thức đối với công chức cấp xã; nhất là tình hình khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới ảnh hưởng đến kinh tế trong nước, tác động suy giảm kinh tế của tỉnh, làm cho đời sống công chức cấp xã, vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn; cộng vào đó những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, sự tấn công thâm độc của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng chính trị đã làm một bộ phận công chức thoái hóa, biến chất, sống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa rời thực tế, làm giảm sức mạnh hệ thống chính trị cơ sở, ảnh hưởng đến sự phát triển địa phương.

- Ba là, một số nơi nhận thức chưa đúng vị trí, vai trò của cơ sở, coi cơ sở là ít quan trọng; chưa nhận thức đầy đủ về những nội dung, yêu cầu cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở, của từng chức danh công chức cấp xã. Điều này đẫn đến tình trạng chưa tạo được sự thống nhất cao về quan điểm, chủ trương, giải pháp xây dựng đội ngũ công chức cấp xã ở huyện.

- Bốn là, việc tổ chức triển khai xây dựng, hoàn thiện thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và quản lý công chức cấp xã còn chậm. Chất lượng một số văn bản pháp luật về công chức cấp xã còn hạn chế, chưa rõ ràng, cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện; một số cấp ủy, chính quyền các xã còn thiếu quyết tâm, thiếu khẩn trương, chưa dành nhiều thời gian, công sức xây dựng đội ngũ công chức cấp xã.

Nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng đội ngũ công chức cấp xã được đề ra nhưng tổ chức thực hiện lại chưa đến nơi đến chốn, chưa đạt kết quả mong muốn. Mặt khác, một số nơi tổ chức sơ kết, tổng kết các vấn đề liên

quan đến công chức cấp xã còn mang tính hình thức, chưa đi thẳng vào các vấn đề cần giải quyết.

- Năm là, sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, các Sở, ban, ngành tỉnh, của Huyện ủy, Thành ủy, các phòng, ban chuyên môn của cấp huyện đối với cấp xã có lúc chưa thường xuyên; một bộ phận công chức, kể cả một số cán bộ chủ chốt có những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước nhưng xử lý thiếu kiên quyết, kịp thời, dẫn đến tác dụng giáo dục phòng ngừa vi phạm hạn chế.

Ý thức trách nhiệm chính trị, tinh thần phấn đấu rèn luyện, nâng cao giác ngộ chính trị, nâng cao trình độ công tác của đội ngũ công chức cấp xã chưa cao, đa số bằng lòng với hiện tại, với những gì đang có, không có ý thức học hỏi vươn lên. Một bộ phận không nhỏ công chức cấp xã do động cơ không đúng đắn, không tha thiết với việc học tập và nâng cao trình độ, nên có tư tưởng tham gia công tác chủ yếu là phục vụ lợi ích cá nhân, dòng họ nhiều hơn là để phục vụ nhân dân, vì lợi ích chung.

- Sáu là, chưa có một chiến lược quy hoạch, tạo nguồn xây dựng đội ngũ công chức cấp xã với tư cách là một bộ phận của chiến lược cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Trong một thời gian dài, cán bộ, công chức cấp xã rơi vào tình trạng quá già, bị động, chắp vá, một số nơi dựa chủ yếu vào cán bộ hưu trí.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã còn nhiều bất cập; việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đảng, cập nhật các thông tin mới về kinh tế, đối ngoại, xã hội, pháp luật chưa tốt; có nơi thường làm ngược, nghĩa là khi bầu vào một chức danh nào đó mới cho đi đào tạo, bồi dưỡng. Điều này, đã làm cho một bộ phận công chức cấp xã giải quyết các vấn đề từ thực tiễn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.

Số lượng và chất lượng công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa có vai trò vô cùng quan trọng và có những đóng góp rất lớn trong tiến

trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhưng nhìn chung công chức chính quyền cấp xã hiện nay chưa đáp ứng với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay đang thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu, hẫng hụt trong tạo nguồn; tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, cầm chừng kém năng động, sáng tạo còn phổ biến trong một bộ phận; một số công chức có biểu hiện dao động, cơ hội, bè phái, tham ô, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân... đã làm giảm uy tín với nhân dân, làm cho hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở thấp.

Thực trạng trên đây của công chức chính quyền cấp xã có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là: Chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nước cho công chức ở cơ sở.

Để bảo đảm hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở tỉnh Thanh Hóa, các cấp uỷ Đảng và chính quyền Thanh Hóa cần tiến hành sơ kết thường xuyên, tổng kết, đánh giá đúng thực trạng công chức chính quyền cấp xã, trên cơ sở đó quán triệt các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước và xuất phát từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, từ đó đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp toàn diện, đồng bộ. Đây là đòi hỏi khách quan và cấp thiết đối với Thanh Hóa hiện nay.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở NƯỚC TA 2 (Trang 63 -63 )

×