0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở tỉnh

Một phần của tài liệu CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở NƯỚC TA 2 (Trang 28 -28 )

Thanh Hoá tới đội ngũ công chức cấp xã

Thanh Hóa là một tỉnh rộng, có diện tích 11.168 km2

với 192 km đường biên giới với nước bạn Lào và 102 km bờ biển; nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, một vị trí rất thuận lợi. Đường sắt Bắc- Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi Thanh Hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh Hoá trong việc giao lưu với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Đường 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước Lào. Hệ thống sông ngòi của Thanh Hoá phân bố khá đều với 4 hệ thống sông đổ ra biển với 5 cửa lạch chính. Hiện nay, cảng biển Nghi Sơn cho phép tàu trọng tải trên 10 nghìn tấn ra vào dễ dàng (trong tương lai gần cho phép tàu 3 vạn tấn ra vào), là cửa ngõ của Thanh Hoá trong giao lưu và hội nhập quốc tế.

Do có vị trí địa lý, Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc và những tác động từ các vùng trọng điểm kinh tế Trung Bộ, vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. Với sự tác động tổng hợp của các vùng trên, Thanh Hoá có thể huy động tốt các nguồn lực để thoả mãn nhu cầu của các vùng Bắc Bộ và các tỉnh phía Nam.

Trong số 11 huyện miền núi có 220 xã với hơn 1 triệu dân, trong đó có 15 xã vùng biên, 7 huyện vùng cao. Dân số cả tỉnh tính đến nay có trên 3,4 triệu người, gồm 7 dân tộc cùng sinh sống đó là Kinh, Mường, Thái, Mông, Giao, Thổ, Khơ- Mú. Thanh Hóa có 35 Đảng bộ trực thuộc. Trong đó có 24 Đảng bộ huyện, 2 Đảng bộ thị xã, 1 Đảng bộ thành phố, 1 Đảng bộ khối cơ quan dân chính và 7 Đảng bộ trực thuộc khác. Thanh Hóa là tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 543 USD/năm, thấp xa so với bình quân chung của cả nước. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp khai khoáng và những ngành công nghiệp gắn với cảng biển, lọc hoá dầu,… là những lĩnh vực được coi là lợi thế của tỉnh. Bên cạnh đó, Thanh Hoá là tỉnh có thế mạnh về một số mặt hàng xuất khẩu như nông sản (lạc, vừng, dưa chuột, hạt kê, ớt, hạt tiêu, cà phê,…), hải sản (tôm, cua, mực khô, rau câu,…), hàng da giầy, xi măng, hàng thủ công mỹ nghệ (các sản phẩm mây, tre, sơn mài, chiếu cói, …).

Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng, tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên. Hiện nay, du lịch Thanh Hoá có hàng trăm phòng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế, trong đó có 1 khách sạn 2 sao, hàng năm đón tiếp trên 500.000 lượt khách đến thăm quan, nghỉ mát. Thêm vào đó, Thanh Hoá còn có những địa danh nổi tiếng gắn với bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đó là khu di tích Lam Kinh - cái nôi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược; là Thành nhà Hồ, được xây dựng vào năm 1397, một công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ… Ngoài ra còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá như Đền Bà Triệu (Hậu Lộc), Hàm Rồng - Nam Ngạn (thành phố Thanh Hoá).

Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Thanh Hoá được thiên nhiên ưu đãi cho khu du lịch Sầm Sơn - nơi nghỉ dưỡng, tắm biển vào loại nhất nhì miền Bắc

Việt Nam. Đến Sầm Sơn, du khách còn có thể thả bộ trên núi Trường Lệ, viếng chùa Cô Tiên, đền Độc Cước, hòn Trống Mái và thăm khu du lịch sinh thái Quảng Cư.

Nằm cách thành phố Thanh Hoá 45 km về phía Tây Nam, vườn quốc gia Bến En có diện tích tự nhiên 16.634 ha và 30.000 ha vùng đệm trên địa bàn của hai huyện Như Xuân và Như Thanh với một hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm với 870 loài thực vật – 125 bộ. Vườn quốc gia Bến En là khu du lịch sinh thái lý tưởng, là nơi nghiên cứu khoa học, vui chơi giải trí hấp dẫn du khách.

Vườn quốc gia Bến En và Sầm Sơn có thể “nối mạng” tạo sức lan toả với quần thể du lịch Hàm Rồng, Thành nhà Hồ, khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền Phủ Na, Đền Bà Triệu, Cửa Đạt, Động Từ Thức và vươn ra Biện Sơn tạo nên một mạng lưới du lịch đặc sắc của quê hương xứ Thanh.

Với tài nguyên - tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, có lợi thế về vị trí địa lý và giao thông thuận lợi và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh – Thanh Hoá đã và sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với du khách mọi miền đất nước và quốc tế.

Trong bối cảnh chung của tình hình kinh tế đất nước vẫn còn nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra, gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Song, được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy; giám sát của HĐND; sự phối hợp của MTTQ, các đoàn thể nhân dân; sự chủ động, quyết liệt trong điều hành của UBND tỉnh, các sở ngành và chính quyền các cấp; đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; kinh tế - xã hội tỉnh tiếp tục ổn định và có bước phát triển mới. 15/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra từ đầu năm đã được thực hiện đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

11,2%, đưa tỉnh vào nhóm tỉnh có mức tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ duy trì được nhịp độ tăng trưởng; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1 tỷ USD. Thu hút vốn đầu tư đạt khá; là tỉnh xếp thứ hạng cao về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế trong năm 2013. Văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Những kết quả đã đạt được trong năm 2013 cùng với các sự kiện: Khánh thành Cảng hàng không Thọ Xuân; khởi công Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn; tổ chức thành công Diễn đàn xúc tiến đầu tư cấp quốc gia vào Khu kinh tế Nghi Sơn và vùng phụ cận, cùng với một số dự án trọng điểm đang triển khai xây dựng đã củng cố thêm tiềm lực, tạo tiền đề, thời cơ, vận hội mới để tỉnh tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Những vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội của Tỉnh Thanh Hoá cũng đã tác động đến hoạt động quản lý Nhà nước và cấp cơ sở. Những đặc điểm đó vừa tạo ra thuận lợi, khó khăn cho hệ thống chính trị cơ sở trong vấn đề quản lý Nhà nước ở địa phương. Chẳng hạn những địa phương tập trung các khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng thì công tác quản lý nhân khẩu rất phức tạp, những nơi có khu du lịch, lễ hội đòi hỏi việc quản lý an ninh trật tự cao hơn. Tóm lại, những đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc tới công tác quản lý công chức nói chung và công chức cơ sở nói riêng.

Tỉnh Thanh Hoá có vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là điều kiện để Thanh Hoá học hỏi kinh nghiệm các tỉnh khu vực và cả nước, qua đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của đội ngũ công chức về tình hình địa phương cũng như bình diện cả nước và khu vực, từ đó học tập những cái tốt, cái được để vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào địa phương mình đang

+ Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh rất cao, tạo cho tỉnh một nguồn nhân lực dồi dào và đây sẽ là nguồn bổ sung cho đội ngũ công chức cấp xã.

+ Tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế, từ đó tỉnh có điều kiện đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho đội ngũ công chức cấp xã. Đồng thời, các chế độ chính sách đối với công chức cấp xã được thực hiện tốt hơn, nhất là chính sách đào tạo, bồi dưỡng.

+ Đặc điểm, tình hình về văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nguồn công chức cấp xã, thuận lợi trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước thông qua việc đăng ký xây dựng thôn, ấp, gia đình văn hóa. Đồng thời, với tinh thần được nâng cao, nhân dân sẽ có những ý kiến đóng góp xác thực để công chức sửa chữa những khuyết điểm, đánh giá hoạt động của mình một cách đúng mực, đề ra các giải pháp phát triển có hiệu quả ở địa phương.

+ Ngoài ra, các đặc điểm, tình hình trên sẽ tạo thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, đảm bảo các phát sinh, vướng mắc tại các xã được phát hiện nhanh chóng, qua đó theo dõi nắm chắc tình hình thực thi nhiệm vụ của công chức cấp xã, đảm bảo ban hành các chế độ, chính sách phù hợp, khen thưởng kịp thời những người có thành tích. Xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm ảnh hưởng tới chất lượng công chức xã thì còn tồn tại các mặt nhược điểm cũng ảnh hưởng không ít tới công chức cấp xã đó là:

+ Dân số trong độ tuổi lao động ở tỉnh chiếm tỷ lệ lớn; tuy nhiên chất lượng đội ngũ lao động còn thấp, nhiều vấn đề văn hóa - xã hội cần được tập trung giải quyết như: việc làm, đói nghèo, tệ nạn xã hội, thiên tai; do

đó, sự tập trung của tỉnh cho công tác xây dựng đội ngũ công chức cấp xã có mặt chưa tốt.

+ Tỉnh đang trong quá trình phát triển, từ một tỉnh thuần nông sang phát triển theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, nhiều vấn đề cần giải quyết như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường vốn, công nghệ, quy hoạch, giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong khi đó những kiến thức về các mặt công tác này của đa số công chức cấp xã còn hạn chế, gây ra những khó khăn nhất định cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh.

+ Kinh tế của tỉnh tuy có bước phát triển quan trọng, nhưng điểm xuất phát lại thấp, vì vậy giá trị tăng lên chưa đủ lớn dẫn đến việc nghiên cứu, ban hành các chế độ, chính sách đối công chức cấp xã ngoài quy định của Trung ương là rất khó khăn, do đó sẽ khó tạo được bước đột phá trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh.

+ Trình độ dân trí ở tỉnh vẫn còn thấp so với cả nước, vì vậy khi tạo nguồn, bổ sung cho đội ngũ công chức cấp xã sẽ khó đạt tiêu chuẩn đặt ra, gây ra một sức ép lớn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã ở tỉnh sau này.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở NƯỚC TA 2 (Trang 28 -28 )

×