SỐ TRUNG BÌNH CỘNG – TRUNG VỊ MỐT PHƯƠNG SAI – ĐỘ LỆCH CHUẨN

Một phần của tài liệu Giáo án Tự chọn Toán lớp 10 theo chủ đề (hay) (Trang 95)

IV. Tiến trình dạy học:

SỐ TRUNG BÌNH CỘNG – TRUNG VỊ MỐT PHƯƠNG SAI – ĐỘ LỆCH CHUẨN

PHƯƠNG SAI – ĐỘ LỆCH CHUẨN

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

Củng cố các kiến thức đã học gồm:

- Số trung bình cộng, số trung vị, mốt.

- Phương sai, độ lệch chuẩn.

2. Về kĩ năng:

Hình thành các kĩ năng:

- Tính toán trên các số liệu thống kê.

- Kĩ năng phân lớp.

- Vẽ và đọc các biểu đồ.

- So sánh được các độ phân tán.

3. Về thái độ:

- HS sẽ có tính tỉ mỉ, chính xác.

- Thấy được mối liên hệ thực tiễn.

II. Chuẩn bị:

- GV: các câu hỏi ôn tập, phấn màu, dụng cụ vẽ hình.

- HS: ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.

III.Phương pháp:

- Gợi mở, vấn đáp,giải quyết vấn đề. - Làm việc theo nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

Ổn định lớp: Lớp 10A1 10A2 Sỉ số 28 29 Vắng HS vắng Tiết 51 Hoạt động 1: Số trung bình cộng – Số trung vị - Mốt

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Bài 1. Cho bảng phân bố sau:

Bảng xếp loại học lực của học sinh lớp 10A trường THPT T, năm học 2002 – 2003 Học lực Tần số Kém 3 Yếu 12 Trung bình 13 Khá 11 Giỏi 6

a. Bảng phân bố tần số đã cho gồm 45 số liệu, mỗi số liệu là một xếp loại học lực. Có tất cả 5 xếp loại học lực được sắp thành dãy không giảm, từ học lực thấp nhất là “Kém” đến học lực cao nhất là “Giỏi”. Số liệu đứng giữa là số liệu thứ 23

Số liệu này thuộc xếp loại học lực “Trung bình”. Suy ra số trung vị Me là học lực “Trung bình”. Trong bảng phân bố tần số đã cho, xếp loại học

Cộng 45

a. Tính số trung bình, số trung vị, mốt của bảng 10 (nếu tính được)

b. Chọn giá trị đại diện cho học lực của học sinh lớp 10A

Bài 2. Cho bảng phân bố tần số

Mức thu nhập trong năm 2000 của 31 gia đình trong một bản ở vùng núi cao

Mức thu nhập (triệu đồng) Tần số 4 1 4,5 1 5 3 5,5 4 6 8 6,5 5 7,5 7 13 2 Cộng 31

a. Tính số trung bình, số trung vị, mốt của các số liệu thống kê đã cho.

b. Chọn giá trị đại diện cho các số liệu thống kê đã cho.

Bài 3. Cho bảng phân bố sau:

Bảng xếp loại lao động của học sinh lớp 10A năm học 2000 – 2001 Loại lao động Tần số A 10 B 16 C 16 D 7 Cộng 49

a. Tính số trung bình cộng, số trung vị, mốt của bảng phân bố (nếu tính được).

b. Chọn giá trị đại diện cho các giá trị thống kê đã cho về quy mô và độ lớn.

lực “Trung bình” có tần số lớn nhất nên mốt Mo là học lực “Trung bình”. Kết quả này có nghĩa là trong lớp 10A, nhiều nhất là những học sinh có xếp loại học lực “Trung bình”.

b. Dựa vào kết quả của cây a), ta chọn xếp loại học lực “Trung bình” làm đại diện cho học lực của học sinh lớp 10A.

a. Số trung bình X 6,6= triệu đồng Số trung vị Me =6 triệu đồng Mốt Mo =6 triệu đồng

b. Trong cá số liệu thống kê đã cho có sự chênh lệch nhau quá lớn, nên ta không chọn số trung bình cộng mà chọn số trung vị Me =6 triệu đồng làm đại diện cho mức thu nhập trong năm 2000 của mỗi gia đình trong 31 gia đình được khảo sát.

a. Không tính được số trung bình.

Bảng phân bố đã cho có 49 số liệu, mỗi số liệu thống kê là một xếp loại lao động. Có tất cả 4 xếp loại lao động được sắp thành dãy không tăng từ xếp loại lao động cao nhất là “lao động loại A” đến xếp loại thấp nhất là “lao động loại D”. Dựa vào dãy này, ta tìm được số trung vị Me là xếp loại “lao động loại B”

Có hai mốt M là xếp loại “lao động loại B”; ( )o1

( )2o o

M là xếp loại “lao động loại C”

b. Ta chọn xếp loại “lao động loại B” để đại diện cho các giá trị thống kê đã cho về quy mô và độ lớn.

Tiết 52 Hoạt động 2: Phương sai và độ lệch chuẩn

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Bài 4. Hai xạ thủ cùng tập bắn, mỗi người đã bắn

30 viên đạn vào bia. Kết quả được ghi lại ở các bảng sau:

Điểm số của xạ thủ A 8 9 10 9 9 10 8 7 6 8 10 7 10 9 8 10 8 9 8 6 10 9 7 9 9 9 6 8 6 8 Điểm số của xạ thủ B 9 9 10 6 9 10 8 8 5 9 9 10 6 10 7 8 10 9 10 9 9 10 7 7 8 9 8 7 8 8

a. Tính số trung bình, phương sai và độ lệch chuẩn của các số liệu thống kê ở 2 bảng trên. b. Xét xem trong lần tập bắn này, xạ thủ nào bắn chụm hơn?

Bài 5. Cho bảng phân bố tần số

Khối lượng của 30 quả trứng gà của một rổ trứng gà Khối lượng (g) Tần số 25 3 30 5 35 10 40 6 45 4 50 2 Cộng 30 a. Tính số trung bình, số trung vị, mốt;

b. Hãy chọn giá tị đại diện cho các số liệu thống kê đã cho về quy mô và độ lớn;

c. Giả sử có rổ trứng gà thứ hai có

2 2

X =36,5 g ; s =10 g; hãy xét xem trứng gà ở rổ nào có khối lượng đồng đều hơn.

a. Điểm số của xạ thủ A có: X 8,3≈ (điểm); 2

x

s ≈1,6; sx ≈1, 27 điểm

Điểm số của xạ thủ B có: Y 8, 4= (điểm); 2

y y

s ≈1,77 ; s ≈1,33 (điểm)

b. X Y 8, 4≈ = điểm; s2y >s2x như vậy mức độ phân tán (so với sô trung bình) của xạ thủ A là bé hơn. Vì vậy, trong lần tập bắn này, xạ thủ A bắn chụm hơn.

a. X 36,5 g ; s= x =6,73 g

e o

M =35 g; M =35 g

b. Ta chọn số trung bình X 36,5 g= để làm giá trị đại diện cho các số liệu thống kê đa cho về quy mô độ và độ lớn. c. Rổ trứng thứ nhất và rổ trứng thứ hai có cùng đơn vị đo và X1=X2 =36,5 g; 1 2 s =6,73g 10g s< = . Suy ra trứng gà ở rổ thứ nhất đồng đều hơn. Củng cố - Hướng dẫn về nhà:

- Nhắc lại công thức tính số trung bình, cách tính số trung vị, phương sai và độ lệch chuẩn. - Biết sử dụng máy tính để tính số trung bình; trung vị; phương sai và độ lệch chuẩn. - Xem lại các bài tập đã làm.

Tuần: 28 Ngày soạn: 22/02/2009

Tiết: 19 - 20 Ngày dạy: /03/2009

Một phần của tài liệu Giáo án Tự chọn Toán lớp 10 theo chủ đề (hay) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w