trăng và các thiên thể khác (Hiệp ước Mặt trăng 1979)
Hiệp ước Mặt trăng 1979 được Tiểu ban pháp luật dự thảo và quy định chi tiết từ năm 1972 đến năm 1979 và được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết 34/68 năm 1979. Đến tháng 6/1984 khi được Áo là quốc gia thứ 5 phê chuẩn, Hiệp ước mới chính thức có hiệu lực từ tháng 7 năm 1984. Hiệp ước Mặt trăng 1979 quy định chi tiết một số nguyên tắc của Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 đặc biệt liên quan đến Mặt trăng và các thiên thể khác.
Các nguyên tắc liên quan của Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 đã được tái khẳng định và hoàn thiện trong một Hiệp ước mới với mục đích xây dựng một cơ chế pháp luật cụ thể cho vệ tinh thiên tạo (tự nhiên) của Trái đất theo tinh thần cho mục đích loài người sẽ đặt chân xuống Mặt trăng. Vì vậy, quy định của Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 liên quan đến tình trạng hoà bình của Mặt trăng sẽ được khuyếch đại bằng việc cấm " bất kỳ sự đe doạ hoặc sử dụng vũ lực bất kỳ hành động thù địch khác hoặc đe doạ sử dụng hành động
thù địch trên Mặt trăng".
Tương tự như vậy, Hiệp ước Mặt trăng cấm "sử dụng Mặt trăng để tiến hành bất kỳ hành động nào hoặc tham gia vào bất kỳ sự đe doạ nào liên quan đến Trái đất, Mặt trăng, tàu vũ trụ, nhân viên tàu vũ trụ hoặc các vật thể vũ trụ
do con người tạo ra".
Ngoài ra, Hiệp ước Mặt trăng 1979 bao gồm một số nhân tố mới, một vài trong số đó hoàn toàn có ý nghĩa mới khi nói đến các hình thức khác về hợp tác quốc tế như vấn đề liên quan đến việc trợ giúp trong việc thăm dò Mặt trăng, thiết lập trạm có và không có người điều khiển trên Mặt trăng, bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ người thực hiện các hoạt động vũ trụ và cuối cùng không kém phần quan trọng là bảo vệ môi trường của Mặt trăng.
29
Khi đàm phán Hiệp ước Mặt trăng, những người dự thảo không thể dựa vào Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 để giải quyết các vấn đề về hoạt động kinh tế trên Mặt trăng bởi vì Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 hoàn toàn không đề cập gì đến khía cạnh này. Nỗ lực để đạt đến một sự thoả hiệp có thể được đa số chấp nhận là sự kết hợp giữa việc xác nhận tự do nghiên cứu khoa học và việc thăm dò, sử dụng Mặt trăng là quyền của mọi quốc gia. Với quy định nhằm thiết lập một cơ chế quốc tế điều chỉnh việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên của Mặt trăng và công việc khai thác này phải được cho là có tính khả thi. Tuy nhiên, giải pháp này không thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia và là bằng chứng cho số ít các quốc gia ký và phê chuẩn Hiệp ước này tới ngày 01/01/2009 với 13 quốc gia phê chuẩn và 4 quốc gia ký [17].
Các quy định gây tranh cãi nhiều nhất của Hiệp ước được thể hiện tại Điều XI mà theo đó Mặt trăng và nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Mặt trăng được tuyên bố như là "di sản chung của loài người". Tại khoản 5 của Điều này, các quốc gia thành viên Hiệp ước cam kết "thiết lập một cơ chế quốc tế bao gồm các quy trình thích hợp để điều chỉnh việc khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên của Mặt trăng và công việc khai thác như vậy phải bảo đảm tính khả thi".
Hơn nữa, tại khoản 7 Điều XI, mục đích chính của cơ chế quốc tế mà phải được thiết lập được đánh số, bao gồm "sự chia sẻ công bằng bởi các quốc gia thành viên về lợi ích có được từ nguồn tài nguyên đó vì lợi ích và nhu cầu của các nước đang phát triển cũng như nỗ lực của các quốc gia đóng góp trực tiếp hoặc
gián tiếp vào công việc khai thác Mặt trăng sẽ được quan tâm đặc biệt".
Các quy định này của Hiệp ước Mặt trăng phản ánh nỗ lực tương tự đem lại các quy định trong Phần XI UNCLOS 1982 và trong các phụ lục liên quan đến vùng đáy biển và thềm lục địa vượt quá giới hạn quyền tài phán của quốc gia. Mặc dù Hiệp ước Mặt trăng 1979 kết thúc trên cơ sở của sự nhất trí và cũng giống như các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc được thông qua và ca ngợi tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc và những sự phản đối mạnh mẽ nhưng kín đáo
30
chống lại văn bản này tập chung chủ yếu vào các quy định liên quan đến nguyên tắc di sản chung và việc cam kết thiết lập cơ chế quốc tế để điều chỉnh việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Mặt trăng [18].
Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, so với UNCLOS 1982 về quy định chi tiết về thiết lập một tổ chức quốc tế đầy đủ - Cơ quan Đáy biển - và hệ thống giải quyết tranh chấp với toà án Luật biển quốc tế, thì Hiệp ước Mặt trăng 1979 là một văn bản quá khiêm tốn khi nó chưa thiết lập được một cơ chế quốc tế có triển vọng. Các quốc gia thành viên của Hiệp ước chỉ cam kết rằng cơ chế như vậy sẽ được xây dựng khi nhu cầu của nó thực sự xảy ra. Việc tạo ra cơ chế này phụ thuộc vào việc sửa đổi Hiệp ước và chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia chấp nhận sửa đổi đó, hơn nữa, cam kết thiết lập cơ chế như vậy đối với Mặt trăng chỉ đề cập đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các quy định khác về Mặt trăng bảo đảm rõ ràng quyền thăm dò và sử dụng Mặt trăng cũng như quyền tự do nghiên cứu khoa học về Mặt trăng, quyền thu thập và di dời các mẫu vật về khoáng chất hay chất liệu khác của Mặt trăng và quyền sử dụng các chất đó để cung cấp cho nhiệm vụ ngoài khoảng không vũ trụ.
Cũng cần nhắc lại rằng, việc phê chuẩn UNCLOS 1982 mà các quy định chi tiết về nguyên tắc di sản chung đã được ghi nhận bao gồm một hệ thống phức tạp về triển vọng thăm dò và khai thác với vai trò trung tâm của Cơ quan quốc tế về đáy biển được tiến triển chậm chạp qua nhiều năm. Tuy nhiên trở ngại chính ẩn đằng sau quá trình này đã được loại bỏ vào năm 1994 bởi Hiệp định liên quan đến vấn đề thực hiện Phần XI của UNCLOS theo đó các phương thức và phương tiện để làm sao giải quyết hiệu quả phần gây tranh cãi của UNCLOS được tìm thấy. Từ đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển và đang phát triển đã thông qua UNCLOS 1982 và Nghị định thư 1994.
Các phương pháp được dùng để loại bỏ những trở ngại và làm cho việc chấp nhận rộng rãi UNCLOS có thể được xem như là bài học để tiếp tục với các vấn đề của Hiệp ước Mặt trăng 1979, đặc biệt là làm thế nào đạt được thoả thuận
31
về việc thực hiện Điều XI của Hiệp ước Mặt trăng 1979 có thể được bắt đầu bằng việc tư vấn không chính thức vào một thời điểm phù hợp trong tương lai. Những nỗ lực như vậy cần phải tương đồng với các yêu cầu được nhắc lại nhiều lần của Đại Hội đồng Liên hợp quốc đối với các quốc gia chưa là thành viên của các Điều ước quốc tế điều chỉnh việc sử dụng khoảng không vũ trụ, quan tâm đến việc phê chuẩn hoặc gia nhập các điều ước quốc tế này bao gồm cả Hiệp ước Mặt trăng 1979.
Cần lưu ý rằng trong hoàn cảnh này, một nội dung trong Chương trình nghị sự của Tiểu ban Pháp luật của Uỷ ban Thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình (COPUOS) được gọi là "Rà soát hiện trạng của năm điều ước quốc tế về khoảng không vũ trụ" được thảo luận vài năm trở lại đây. Theo quan điểm của những người ủng hộ cho nội dung này, thì việc rà soát có thể cho phép Tiểu ban pháp luật " thúc đẩy cơ chế theo hướng đạt được sự tham gia đầy đủ nhất vào năm điều ước quốc tế về khoảng không vũ trụ". Cũng như Hiệp ước Mặt trăng 1979, mục tiêu rất quan trọng là khả năng áp dụng cho " các thiên thể khác trong hệ Mặt trời, ngoài Trái đất, ngoại trừ trong tương lai có các quy định pháp luật có hiệu lực về các thiên thể này"[19].
Tóm lại, qua các nội dung của các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc, pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ hiện hành phải được nhìn nhận như là một hệ thống pháp luật cấu thành pháp luật quốc tế đương đại. Tuy nhiên, không như toàn bộ hệ thống pháp luật quốc tế mà ngày nay có thể được coi như đã hoàn chỉnh, pháp luật về khoảng không vũ trụ vẫn chưa hoàn thiện nhưng hơn các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật quốc tế mang đặc trưng của quá trình đang phát triển. Không chỉ có vậy, những nguyên tắc và khái niệm trong các điều ước quốc tế về khoảng không vũ trụ và các văn bản pháp lý khác có liên quan đã thiết lập được một tình trạng chính trị pháp lý xác định cho khoảng không vũ trụ và đưa ra được các quy định khung đặc biệt nhằm mục đích điều chỉnh các loại hình hoạt động khác nhau trong lĩnh vực này. Chúng cho thấy chế
32
độ pháp lý tổng hợp được dựa trên Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967, mà những phần trong tổng thể có mối liên hệ qua lại lẫn nhau. Pháp luật về khoảng không vũ trụ được xây dựng bởi Liên hợp quốc đã trở thành một phần quan trọng của pháp luật quốc tế và đóng góp quan trọng vào việc hành xử theo pháp luật trong quan hệ quốc tế và sự phát triển cần phải được tiếp tục trong những năm sau này.
33
CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT QUỐC GIA VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ
Theo quan điểm của lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nhu cầu xây dựng pháp luật quốc gia thường xuất phát từ sự cần thiết phải điều chỉnh các quan hệ xã hội được hình thành trong một giai đoạn phát triển cụ thể của quốc gia theo chính sách, mục tiêu của Nhà nước qua từng giai đoạn nhất định. Nhìn chung, trong bối cảnh phát triển của pháp luật quốc tế đương đại, sự hình thành pháp luật quốc gia về một lĩnh vực nhất định ngoài các yếu tố nội tại như mức độ hoạt động, nhu cầu quản lý, điều tiết, quan điểm chính trị, văn hóa, trình độ phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, kinh phí dành cho hoạt động xây dựng pháp luật, ... thì nghĩa vụ quốc tế phát sinh từ các điều ước quốc tế mà các quốc gia là thành viên có vai trò thúc đẩy đáng kể cho việc hình thành pháp luật quốc gia nhằm tuân thủ pháp luật quốc tế.
Đại Hội đồng Liên hiệp quốc đã có Nghị quyết số 53/45 khuyến nghị COPUOS yêu cầu Tiểu ban pháp luật thường xuyên rà soát hiện trạng ký kết, phê chuẩn năm điều ước quốc tế của liên hợp quốc điều chỉnh về khoảng không vũ trụ một cách thường kỳ nhằm cập nhật hiện trạng từ đó có thể nhận diện được các vấn đề cần phải điều chỉnh. Hơn nữa, Nghị quyết 59/155 của Đại Hội đồng ngày 10/12/2004 với tựa đề "Áp dụng khái niệm quốc gia phóng hành" đã khuyến nghị mạnh mẽ các quốc gia quan tâm đến việc ban hành nội luật để cấp phép và giám sát các hoạt động về khoảng không vũ trụ do các chủ thể tư thực hiện và việc ký kết các thoả thuận về vấn đề phóng hành chung.
Ngoài ra, thực tiễn khảo sát pháp luật quốc gia về khoảng không vũ trụ cho thấy, so với số lượng các quốc gia ký kết các Điều ước quốc tế của Liên hợp quốc liên quan đến khoảng không vũ trụ, số lượng các quốc gia có pháp luật về khoảng không vũ trụ rất khiêm tốn với 21 quốc gia theo thống kê của COPOUS [20]. Như vậy có thể thấy rằng vấn đề thực hiện các nghĩa vụ quốc tế đối với các
34
hoạt động do thực thể chỉ có một số ít quốc gia có hoạt động vũ trụ của các thực thể phi Chính phủ, và nhu cầu thực tế về quản lý Nhà nước về các hoạt động vũ trụ của quốc gia do các thực thể Chính phủ thực hiện chưa cần thiết phải có các phương tiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật.
Từ cách đặt vấn đề nêu trên, nghĩa vụ của các quốc gia đối với các cam kết quốc tế về vấn đề này thực sự là một yếu tố quan trọng trong sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc gia về khoảng không vũ trụ nhằm đáp ứng các quy định chung của Liên hợp quốc sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình.
Điều VI khoản 1 Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 ghi nhận nghĩa vụ quốc tế đối với hoạt động của quốc gia trong khoảng không vũ trụ không kể các hoạt động đó được các cơ quan nhà nước hoặc các thực thể phi chính phủ thực hiện pháp luật vẫn là một phương tiện hữu hiệu của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động của các chủ thể tư trong lĩnh vực này.
Hoạt động về khoảng không vũ trụ do các chủ thể tư thực hiện nhưng vẫn phải được điều chỉnh và bắt buộc tuân thủ theo pháp luật quốc tế về khoảng không vũ trụ và thực tế tại nhiều quốc gia phát triển cho thấy nhu cầu phải xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động trong khoảng không vũ trụ lại chính từ sự gia tăng các hoạt động vũ trụ của thành phần tư nhân [21].
Chương này chủ yếu phân tích các quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia nhằm thực hiện các quy định chung của Liên hợp quốc thường được đề cập đến với tên gọi pháp luật quốc gia về khoảng không vũ trụ (national space law) chứa đựng các nhóm quy định cơ bản giải quyết trực tiếp các vấn đề mang tính nguyên tắc từ hệ quả của việc tham gia vào các hoạt động vũ trụ của các thành phần tư nhân. Điều này cũng được khẳng định tại Nghị quyết 59/155 của Đại Hội đồng ngày 10/12/2004 khi khuyến nghị các quốc gia ban hành nội luật để cấp phép và giám sát các hoạt động về khoảng không vũ trụ do các chủ thể tư nhân thực hiện, mặc dù một số văn bản xác định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một tổ
35
chức thuộc bộ máy Chính phủ nhằm thực hiện nghĩa vụ quốc tế của quốc gia mình có thể được tồn tại dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật.
Do vậy, các vấn đề trong trong pháp luật quốc gia nhằm điều chỉnh hoạt động của các thực thể Chính phủ hoặc chuyển hóa các điều khoản theo quy định quốc tế thành các quy định của quốc gia (Ví dụ: các định nghĩa, các yêu cầu đối với quốc gia thành viên như là chủ thể thực hiện hành vi mà được quốc gia phân công, giao nhiệm vụ cho một cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước thực hiện) cũng sẽ được xem xét. Tuy nhiên, các quy định pháp luật là hệ quả của thể chế, cấu trúc cách thức vận hành bộ máy Nhà nước không liên quan trực tiếp tới các hành vi của hoạt động vũ trụ như các cơ chế chính sách về nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, bảo đảm tài chính, nguồn lực, … sẽ không được tập trung nghiên cứu.
Ngoài ra, các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động vũ trụ như: trách nhiệm dân sự, luật thương mại, vận tải, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, an ninh quốc gia mà có thể có hiệu lực áp dụng đối với các hoạt động liên quan đến vũ trụ của các thực thể phi chính phủ cũng không được đề cập mà chỉ tập trung cụ