CHƯƠNG 1 : PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ
1.4. Công ước về Đăng ký các vật thể được phóng vào khoảng không
vũ trụ (Công ước về đăng ký 1975)
Công ước Đăng ký vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ bao gồm 12 điều, được Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua trong Nghị quyết số 3235 (XXIX) ngày 12/11/1974, tính đến ngày 01/01/2009 đã có 52 quốc gia phê chuẩn và 4 quốc gia ký Công ước này [12].
Thực ra vấn đề này lần đầu tiên được đề cập và bước đầu giải quyết vào năm 1961 khi Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 1721 (XVI) yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc duy trì đăng ký công khai về việc phóng hành dựa trên cơ sở thông tin được các quốc gia phóng vật thể vào quỹ đạo hoặc phóng ra ngoài quỹ đạo của hệ Mặt trời. Nghị quyết kêu gọi các quốc gia phóng vật thể vào khoảng không vũ trụ cung cấp thông tin nhanh chóng cho COPUOS qua Tổng thư ký Liên hợp quốc để đăng ký việc phóng hành. Nghị quyết này vẫn
23
được áp dụng đối với những quốc gia chưa phê chuẩn Công ước đăng ký 1975, do đó các quốc gia này vẫn có thể đăng ký các vật thể vũ trụ trong khuôn khổ LHQ trên nguyên tắc tự nguyện.
Sau Nghị quyết 1721 (XVI), nội dung này lại được chính thức đề cập đến trong Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 trong đó tại Điều III quy định "Các quốc gia thành viên Hiệp ước có vật thể vũ trụ được đăng ký sẽ giữ quyền tài phán và kiểm soát đối với vật thể vũ trụ và bất kỳ người nào trên đó trong thời
gian trong khoảng không vũ trụ và trên thiên thể". Trong ý này, nó bao hàm ba
nguyên tắc quan trọng về vấn đề đăng ký: thứ nhất, tất cả các vật thể vũ trụ phải được đăng ký theo quy định của quốc gia; thứ hai, các vật thể này được đặt dưới quyền tài phán và kiểm soát của quốc gia đăng ký; thứ ba, những vật thể vũ trụ bị bị thất lạc phải được trao trả cho quốc gia đăng ký.
Tuy nhiên, trong khi Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 cho rằng vật thể vũ trụ phải được đăng ký nhưng lại không có quy định nào cụ thể về vấn đề đăng ký và nó cũng không đề cập đến quốc gia nào thực hiện quyền tài phán và kiểm soát đối với vật thể vũ trụ không được đăng ký. Do đó, Công ước đăng ký vật thể vũ trụ 1975 chỉ làm nhiệm vụ lấp khoảng trống này với các nội dung sau:
Thứ nhất, Công ước yêu cầu quốc gia phóng vật thể vũ trụ vào khoảng không vũ trụ phải cung cấp thông tin về vật thể vũ trụ cho Cơ quan đăng ký của Liên hợp quốc. Mục đích cho việc nhận dạng của Công ước Đăng ký được phản ánh tại lời nói đầu của Công ước như sau: " Theo tinh thần của Hiệp ước về các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả Mặt trăng và các thiên thể khác, Hiệp ước cứu hộ các nhà du hành vũ trụ, trao trả nhà du hành vũ trụ và các vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ, Công ước trách nhiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại do các vật thể vũ trụ gây ra mong muốn lập quy định về đăng ký cho các quốc gia phóng vật thể vũ trụ vào khoảng không vũ trụ với quan điểm tạo
24
rằng một hệ thống đăng ký bắt buộc về các vật thể vũ trụ được phóng vào
khoảng không vũ trụ sẽ đặc biệt hỗ trợ việc nhận dạng chúng....".
Thứ hai, các quốc gia được công ước yêu cầu duy trì cơ quan đăng ký quốc tịch của mọi vật thể vũ trụ do mình phóng vào quỹ đạo hoặc vượt ra ngoài quỹ đạo.
Thứ ba, Công ước quy định quy trình để nhận biết vật thể vũ trụ gây thiệt hại cho quốc gia thứ ba hoặc thiệt hại cho thể nhân, pháp nhân của quốc gia thứ ba hoặc vật thể vũ trụ có bản chất nguy hiểm, độc hại của nó.
Trong khung khung khổ pháp lý mang tính chất nền tảng, cần phải phản ánh rõ ràng hơn khái niệm "tài phán và kiểm soát" mà Quốc gia đăng ký phải duy trì đối với vật thể vũ trụ khi đang ở trong khoảng không vũ trụ cũng như ngoài hệ Mặt trời mà trong thực tiễn pháp lý thì hình thức thể hiện quyền tài phán quốc gia được thể hiện hết sức khác nhau và phạm vi quyền tài phán quốc gia cũng có thể rất khác nhau theo các tình huống cụ thể [13].
Theo pháp luật quốc tế đương đại, quốc gia có quyền tài phán chủ yếu dựa trên yếu tố lãnh thổ của mình và khi thực hiện quyền tài phán vì lợi ích của một quốc gia khác thì yêu cầu đòi quyền tài phán cần phải được kết hợp. Nói chung vẫn có xu thế thiên về nguyên tắc khái quát theo đó quyền tài phán của quốc gia sẽ được xác định theo mối liên hệ chặt chẽ nhất giữa bản chất của vấn đề với quốc gia hành xử chủ quyền.
Xem xét vấn đề này trong mối liên hệ với luật biển và luật hàng không quốc tế chúng ta thấy vùng biển quốc tế không thuộc lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào nên nó không thuộc quyền tài phán của của quốc gia nào, tuy nhiên quốc gia vẫn có quyền tài phán đối với người và vật trên tàu, thuyền khi ở vùng biển quốc tế. Trật tự pháp lý trên vùng biển quốc tế chủ yếu dựa trên các quy tắc của pháp luật quốc tế yêu cầu mọi tàu thuyền qua lại vùng biển quốc tế đều phải có quốc tịch và treo cờ của một quốc gia nhất định. Theo nghĩa này, tàu, thuyền, người và vật trên boong thuộc quyền tài phán tuyệt đối nói chung theo pháp luật
25
của quốc gia treo cờ. Vì vậy mỗi quốc gia đều quy định các điều kiện để cấp quốc tịch hoặc đăng ký quốc tịch trên lãnh thổ của mình và như vậy có mối liên hệ bản chất giữa quốc gia và tàu thuyền [14].
Tương tự như vậy đối với vùng trời trên vùng biển quốc tế, tuy nhiên có sự khác biệt đôi chút về chế độ pháp lý về vùng trời khi quyền tài phán đối với tàu bay khi trong vùng trời bên trên lãnh thổ của một quốc gia thuộc về quốc gia có lãnh thổ. Công ước Chicago về Hàng không dân dụng năm 1944 cũng đã thiết lập quyền tài phán cho quốc gia mà tàu bay đăng ký quốc tịch cho hầu hết các trường hợp, ngoài ra căn cứ theo quốc tịch tàu bay mà quyền và trách nhiệm của Quốc gia đăng ký được xác lập.
Công ước Đăng ký 1975 cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa việc đăng ký vật thể với việc đăng ký tàu thuyền và tàu bay vì một thực tế rằng vấn đề đăng ký vật thể vũ trụ không hàm ý mang quốc tịch của quốc gia đăng ký mà chỉ ngụ ý rằng vật thể vũ trụ được đăng ký đang thực hiện một hoạt động trong khoảng không vũ trụ để có thể nhận biết các hoạt động đó là hoạt động của quốc gia đăng ký vật thể vũ trụ trong khuôn khổ quy định của Điều VI Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967.
Nghĩa vụ đăng ký trong Công ước đăng ký 1975 được quy định cho quốc gia phóng hành và việc sử dụng cùng một định nghĩa về quốc gia phóng hành như Công ước trách nhiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại 1972 đã tạo ra sự lựa chọn trong trường hợp khi hai hoặc nhiều quốc gia tham gia vào quá trình phóng hành. Chính vì vậy mà Công ước quy định hai hoặc các quốc gia phóng hành
"phải cùng nhau xác định quốc gia nào chịu trách nhiệm đăng ký vật thể vũ trụ"
tại cơ quan đăng ký quốc gia. Quốc gia được lựa chọn sẽ trở thành quốc gia đăng ký và có trách nhiệm phải cung cấp cho cơ quan đăng ký của Liên hợp quốc các thông tin theo quy định và được coi là có quyền tài phán và kiểm soát đối với vật thể vũ trụ được đăng ký.
26
Vấn đề sử dụng cùng định nghĩa "Quốc gia phóng hành" trong Công ước trách nhiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại và Công ước Đăng ký này phát sinh các vấn đề liên quan đến hệ quả của việc thay đổi quyền sở hữu đối với vật thể vũ trụ. Trên thực tế một quốc gia có thể đã phóng hành và đăng ký vật thể vũ trụ ví dụ như vệ tinh tuân thủ theo đúng các điều ước quốc tế liên quan. Tuy nhiên sẽ không công bằng nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vật thể vũ trụ gây ra vẫn thuộc về quốc gia phóng hành khi đã chuyển giao quyền sở hữu và kéo theo đó là quyền tài phán và kiểm soát thực chất vật thể vũ trụ này đã được chuyển giao trước thời điểm gây thiệt hại từ lâu [15].
Công ước về Đăng ký 1975 yêu cầu quốc gia đăng ký phải cung cấp thông tin liên quan đến vật thể vũ trụ của mình "ngay khi có thể", nói cách khác Quốc gia đăng ký có quyền định đoạt về thời gian theo hoàn cảnh của mình trong việc cung cấp thông tin cho Thư ký Liên hợp quốc sau khi phóng hành. Mặc dù thực tiễn về vấn đề này của các quốc gia rất khác nhau nhưng Điều IV Công ước quy định các thông tin tối thiểu để hỗ trợ trong việc nhận dạng đối với quốc gia phóng hành và vật thể vũ trụ liên quan mà quốc gia đăng ký phải cung cấp cho Liên hợp quốc bao gồm các thông tin: tên quốc gia phóng hành, tên gọi hoặc số đăng ký của vật thể vũ trụ; ngày và vị trí hoặc lãnh thổ phóng hành; các thông số cơ bản về quỹ đạo và chức năng khái quát của vật thể vũ trụ như: chu kỳ trên quỹ đạo, độ nghiêng của quỹ đạo, viễn điểm và cận điểm.
Một điểm nữa của Công ước được cho là thiếu hụt so với các quy định cùng về vấn đề đăng ký đối với các loại phương tiện vận tải khác như tàu bay hoặc tàu thuyền khi Công ước không nêu ra cụ thể về việc sơn gắn dấu hiệu đăng ký trên vật thể, tuy nhiên nếu quốc gia quyết định sơn hoặc gắn dấu hiệu lên vật thể vũ trụ thì sau đó Cơ quan đăng ký của Liên hợp quốc cần được thông báo về việc này.
Trong thực tiễn, yếu tố quan trọng hơn ảnh hưởng đến sự không hoàn thiện và kém tin cậy vào hệ thống đăng ký của Liên hợp quốc chính là việc các
27
quốc gia có quyền không đăng ký vệ tinh mà chức năng và nhiệm vụ của nó mang tính chất chất nhạy cảm cao với an ninh quốc gia. Mặc dù Công ước không phân biệt theo tiêu chí mục đích dân sự hay quân sự khi tại Điều II, khoản 3 quy định " nội dung đăng ký và điều kiện theo đó phải được duy trì do các quốc gia đăng ký liên quan quy định". Chính vì quy định này có thể được sử dụng để bỏ ra ngoài sổ đăng ký quốc gia một số vật thể vũ trụ nhất định. Yếu tố chưa hoàn thiện còn lại ở khía cạnh là Công ước không được soạn thảo nhằm ngăn chặn tai nạn mặc dù nó không có ý nói rằng việc đăng ký vật thể vũ trụ không hoặc không thể được sử dụng để đạt được mục đích này. Tuy vậy, tại lời nói đầu của Công ước cũng đã để lại đủ chỗ để nhằm vào nhu cầu cung cấp dữ liệu đủ chi tiết và đủ sớm để ngăn chặn các vụ va chạm và can nhiễu giữa các vệ tinh cũng như tránh việc các vật thể vũ trụ khi quay trở lại trái đất bề mặt trái đất một cách nguy hiểm. Theo góc độ này, các quốc gia cần quan tâm nghiêm túc đến việc cung cấp cho Tổng thư ký Liên hợp quốc và các quốc gia có ảnh hưởng tiềm tàng các thông tin bổ sung liên quan đến hoạt động của vật thể vũ trụ theo đăng ký của chúng mà không còn hoạt động trong quỹ đạo xung quanh Trái đất.
Từ năm 2004, theo kế hoạch làm việc 3 năm, Tiểu ban pháp luật của COPUOS đang xem xét thực tiễn của các quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc đăng ký vật thể vũ trụ mà cho thấy sự tồn tại của các yếu tố bất hợp lý trong công ước chủ yếu do hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích thương mại và sự tư nhân hoá các hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ [16]. Hơn nữa việc đánh giá các hiện trạng thực tiễn quốc tế còn phát hiện ra những sự khác biệt về thông tin liên quan đến lãnh thổ phóng hành, các thông số cơ bản về quỹ đạo cũng như chức năng chính của vật thể vũ trụ và nó cũng cho thấy còn một số vật thể vũ trụ chưa được đăng ký hoặc cùng được nhiều quốc gia đăng ký. Như vậy, vấn đề cần phải được giải quyết là làm sao vá được những lỗ thủng của pháp luật cũng như tạo được sự áp dụng thống nhất hơn đối với Công ước đăng ký 1975.
28