BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu SKKN- hiệu trưởng (Trang 38 - 39)

Từ thực tiển mối quan hệ giưa nhà trường và gia đình ở trường THCS Võ Văn Kiệt trong thời gian qua có thể rút ra được bài học kinh nghiệm sau đây:

Thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng và pháp luật của nhà nước. Công việc này chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự nhận thức đúng đắn, đầu tư đúng mức của người hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải làm đúng chức trách của mình là người tuyên truyền tổ chức lực lượng bên trong nhà trường và là người đối tác tin cậy của cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ở vị trí đó hiệu trưởng điều phối công việc và các mối quan hệ, luôn luôn kiểm tra của sự phối hợp công việc của các mối quan hệ, luôn kiểm tra kết quả của sự phối hợp để kịp thời điều chỉnh thì sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình mới đạt hiệu quả cao.

2. Để mối quan hệ giưa nhà trường và gia đình phát triển tốt, hiệu trưởng phải làm công tác tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân,

Ủy ban mặt trận tổ quốc xã và có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các đoàn thể ở địa phương để tạo thuận lợi cho việc kết hợp.

3. Hiệu trưởng cần chỉ đạo để tổ chức hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp lớp thực sự có hiệu quả. Không nên chú trọng việc kết hợp của nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và cũng không nên xem nhẹ việc kết hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp, mà phải biết kết hợp hài hòa cả hai lực lượng này thì mới có hiệu quả thiết thực.

4. Để các hoạt động nhà trường đi vào hoạt động sôi nổi, có hiệu quả, thiết thực thì cần huy động ở phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội. Quỹ hội phải được quản lý, sử dụng, công khai và có hiệu quả. Chi tiêu tiết kiệm, đúng quy định tài chính của nhà nước.

5. Chi bộ Đảng, các đoàn thể và tất cả giáo viên đều phải quan tâm đến công tác phối hợp của nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng là người giữ vai trò trung tâm trong mối quan hệ này. Sự phối hợp này không chỉ đơn thuần là sự phối hợp để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường mà là sự phối hợp về giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, truyền kinh nghiệm giữa cha mẹ học sinh, sự cung cấp kiến thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh nhằm đưa công cuộc xã hội hóa giáo dục thực sự đi vào đời sống và mang lại hiệu quả giáo dục nhất định.

6. Để mối quan hệ giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh được bền chặt, tạo niềm tin cho nhau. Hiệu trưởng cần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để tạo động lực cho mối quan hệ này phát triển thông qua đội ngũ giáo viên trong trường vì họ là đối tượng tuyên truyền sâu rộng hơn ai hết đến cha mẹ học sinh thông qua học sinh mình giảng dạy, giáo dục.

Một phần của tài liệu SKKN- hiệu trưởng (Trang 38 - 39)