III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS VÕ VĂN KIỆT.
1.3 xuuất giải pháp:
- Cần thực hiện theo quy trình thực hiện trên.Song hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo về nội dung kế hoạch phối hợp thực hiện ở cấp lớp xây dựng quỹ hội ở lớp theo định hướng chung.
- Hiệu trưởng tham dự và cử phó hiệu trưởng tham dự và nếu được thì cử thêm chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn trường tham dự một số lớp để hổ trợ giáo viên chủ nhiệm đồng thời nắm bắt được tình hình cụ thể hơn.
- Cần phát huy vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp .Đối với lớp 8,9 cần chú ý ban đại diện cha mẹ học sinh ở lớp trong năm học trước. Nếu họ hoạt động có hiệu quả thì nên giới thiệu họ và ban đại diện cha mẹ học sinh năm sau.
- Hiệu trưởng cần mời các bộ phận lãnh đạo chủ chốt trong nhà trường như Bí thư đoàn, chủ tịch công đoàn, tổ chức chuyên môn, …..tham dự hội nghị ở cấp trường để thực hiện kế hoạch sau này.
- Biên bản hội nghị ở lớp, hiệu trưởng nên quy định giáo viên nên viết lại trên tinh thần văn bản mà cha mẹ học sinh là thư ký hội nghị viết và nội dung
hội nghị có thể hiệu trưởng chuẩn bị sẵn biểu mẫu biên bản để giáo viên thực hiện thống nhất từ đó hiệu trưởng cũng dễ dàng trong việc tập hợp ý kiến.
-Hiệu trưởng nên tập hợp và tổ chức các giáo viên chủ nhiệm sau khi các lớp đã họp xong để trực tiếp nghe các giáo viên chủ nhiệm truyền đạt ý kiến các phụ huynh của các lớp để nắm thông tin chính xác hơn.
-Hiệu trưởng nên tổ chức báo cáo tóm tắt kết quả hội nghị và thành phần ban đại diện cha mẹ học sinh cho toàn trường biết.
-Sau hội nghị ở lớp hiệu trưởng nên chỉ đạo giáo viên tiếp tục mời cha mẹ học sinh chưa đi dự hoặc đi dự không đúng thành phần (đi thay)vào một thời gian cụ thể. Có biện pháp để nắm bắt tình hình lý do vì sao các cha mẹ này không đi dự để có biện pháp xử lý các giáo viên đó.