Hiệu trưởng xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường, cấp lớp.

Một phần của tài liệu SKKN- hiệu trưởng (Trang 30 - 34)

III. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC PHỐI HỢP VỚI BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS VÕ VĂN KIỆT.

2. Hiệu trưởng xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường, cấp lớp.

cấp lớp.

2.1 Thực Trạng

*Ở cấp lớp :Hầu như ban giám hiệu không quan tâm đến việc xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp lớp.Công việc này hiệu trưởng chỉ yêu cầu giáo viên chủ nhiêm bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh ở lớp gồm 3 người.Trong những năm qua ban đại diện cha mẹ học sinh ở lớp gồm 3 người và do chính hội nghị ở lớp bầu ra.

*Ở cấp trường hiệu trưởng cũng tham gia vào việc xây dựng cơ cấu, số lượnggiới thiệu thành phần ban đại diện. Song công việc này chủ yếu do ông trưởng ban đại diện còn hiệu trưởng chỉ gợi ý mà thôi. Trong việc xây dựng về lối làm việc ban địa diện cha mẹ học sinh không tổ chức hội họp.

Hiệu trưởng cũng đã mời ban đại diện cha mẹ học sinh dự các buổi lễ khai giảng, lễ 20/11,Tổng kết cuối năm và tham gia vào thành phần của hội đồng kỷ luật học sinh.

2.2. Phân tích thực trạng :

-Thực tế cho thấy ban đại diện cha mẹ học sinh ở lớp chỉ là hình thức, chỉ có nhiệm vụ là đi dự hội nghị ở cấp trường không có kế hoạch hoạt động, không thể hiện và phát huy vai trò của mình.

-Việc bầu ra ban cha mẹ học sinh rất sơ sài.Giáo viên chủ nhiệm không nghiên cứu và chuẩn bị người vào ban đại diện. Do đó khi đến nội dung bầu ra ban đại diện, giáo viên chủ nhiệm chỉ nêu ra nội dung còn việc bầu ai là do chính hội nghị giới thiệu. Sau khi giới thiệu đủ 3 người thì giơ tay đồng ý, xem như là

đã bầu ra ban đại diện. Một số giáo viên chủ nhiệm khi biết một vài người phụ huynh học sinh thì giới thiệu người ấy. Do đó ban đại diện không đúng không phù hợp, có những lớp ban đại diện là người đi họp thay có thể là anh ,cô, dì, chú, bác của họ chỉ đi một lần đó duy nhất hoặc hôm đó họ được bầu vào ban đại diện nhưng khi họp ở cấp trường thi họ không đi mà nhờ người khác đi thay.Qua đó cho thấy ban đại diện cha mẹ học sinh không có ý nghĩa. Đây là điểm yếu nhất của hiệu trưởng trong việc phối hợp với cha mẹ học sinh.Chíng vì điểm yếu này mà giáo viên chủ nhiệm với gia đình để giáo dục học sinh ở lớp mình gặp rát nhiều khó khăn.Giáo viên chủ nhiệm tự thực hiện và tự tìm ra giải pháp ở lớp mình chủ nhiệm một cách đơn độc.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp trường nhìn nhung là có mang lại hiệu quả nhưng chưa cao chưa đều tay.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh không xây dựng lối làm việc.Do đó trong cả năm học ban đại diện cha mẹ học sinh không họp lần nào.Khi cần thiết hiệu trưởng gặp riêng hoặc gửi giấy mời đến trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế.Hoạt động chủ yếu của ban cha mẹ học sinh chủ yếu là ông trưởng ban và cũng tập trung vào việc hỗ trợ kinh phí cho nhà trường theo kế hoạch trong hội nghị và vận động các mạnh thường quân đóng góp, chưa đi sâu vào việc tìm giải pháp giáo dục học sinh.

2.3. Đề xuất giải pháp:

-Đối với việc xây dựng cha mẹ học sinh ở cấp trường, Hiệu trưởng cần phải tham gia tích cực và đề xuất các giải pháp với ông trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh những người nào tích cực hoạt động và đủ điều kiện tham gia vào ban đại diện và hoạt động phải có hiệu quả.

-Cần phối hợp để tổ chức họp với ban đại diện cha mẹ học sinh giữa học kỳ, cuối học kỳ và cuối năm để sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm, thông tin hai chiều đề xuất giải pháp giáo dục học sinh công khai tài chính.

-Đối với ban đại diện cha mẹ học sinh ở lớp. Hiệu trưởng cần tập trung cụ thể để giáo viên chủ nhiệm xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh ở lớp mình có chất lượng. Từ đó sự phối hợp ở cấp lớp mới mang lại hiệu quả.

-Trước khi hiệu trưởng họp với ban cha mẹ học sinh cần chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm họp với ban cha mẹ học sinh ở các lớp, gửi biên bản họp.Qua đó hiệu trưởng sẻ nắm bắt được ý kiến đề xuất của cha mẹ học sinh.

-Hiệu trưởng cần gợi ý những ý kiến công việc nên làm cho cha mẹ học sinh cấp trường, cấp lớp.

-Trong hội nghị cha mẹ học sinh ở cấp trường, hiệu trưởng cần tuyên dương những cá nhân có đóng góp tích cực.

3.Hiệu trưởng dịnh hướng cho ba mẹ học sinh hoạt động 3.1 Thực trạng

3.1.1 Trong việc xây dựng quỹ hội:

- Quỹ hội cha mẹ học sinh có được từ sự đóng góp của cha mẹ học sinh. Trong sự đóng góp của cha mẹ học sinh thống nhất các khoản chi các mức chi của hội trong năm từ đó thống nhất mức thu ban đại diện cha mẹ học sinh gửi giấy đến từng cha mẹ học sinh. Việc thu số tiền này do cha mẹ học sinh thu. Tuy nhiên ban đại diện đã nhờ nhà trường thu giúp (thông qua giáo viên chủ nhiệm) không tạo áp lực của việc thu tiền lên học sinh và gia đình học sinh. Đối với các học sinh thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách như con thương binh, liệt sĩ hoặc gia đình có cha mẹ mắc bệnh hiểm nghèo đều được địa phương xác nhận và nhà trường lập danh sách miễn giảm phù hợp cho các em.

-Việc sử dụng quỹ hội đều đúng theo kế hoạch và được quản lý đúng theo quy định của nhà nước về quản lý tài chính.

-Việc xây dựng quỹ hội ở các lớp hoàn toàn không được thực hiện vì vậy việc thành lập quỹ hội ở các lớp không được thực hiện.

3.1.2 Trong việc hổ trợ khác

Ngoài việc xây dựng quỹ hội ban đại diện cha mẹ học sinh còn tích cực vận động từ các gia đình học sinh ủng hộ các băng đá, cây xanh.Từ đầu năm học ban đại diện cha mẹ học sinh đã ủng hộ cho nhà trường làm sân bóng chuyền, xây dựng cột cờ, xây nhà vệ sinh cho học sinh trị giá hơn 60 triệu đồng.

3.1.3 Trong việc tham gia giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường: -HIệu trưởng chưa thu hút được Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia để giúp nhà trường giáo dục học sinh. Thông thường, nhà trường chỉ mời đơn lẻ những cha mẹ có con em bị vi phạm nôi quy để cảnh báo và phối hợp xử lí. Hiệu trưởng chỉ mời ban đại diện cha mẹ học sinh khi nhà trường thành lập hội đồng kỷ luật học sinh. Vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp không đực phát huy.

-Trong việc duy trì sĩ số, chống bỏ học, ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ bằng cách xuất quỹ của hội chi theo đề nghị của hiệu trưởng.

-Các hoạt động phối hợp khác, ban đại diện cha mẹ học sinh ủng hộ kinh phí tổ chức các hoạt động thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Có khen thưởng cho giáo viên ôn luyện học sinh giỏi và học sinh đạt loại giỏi các cấp và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động thể dục, thể thao.

3.2 Phân tích thực trạng.

-Quỹ hội xây dựng trên cơ sở nhất trí cao từ đa số hội viên, trong hôi nghị cha mẹ học sinh cấp trường đầu năm học. Việc thu, chi quản lý do trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm chính, thực hiện thu chi thống nhất theo ké hoạch, quản lý đúng quy định của nhà nước về quản lý tài chính. Hiệu trưởng là người tư vấn chi cho Hội.

-Quỹ hội được dùng chủ yếu cho hoạt động dạy và học của trường. Yêu cầu sử dụng đảm bảo tính hợp lý, có bàn bạc thống nhất, công khai từ đầu năm và có hiệu quả.

-Việc thu, quản lý và sử dụng đúng mục đích, hợp lý quỹ hội luôn được sự đồng thuận cao của cha mẹ học sinh.

-Việc chưa xây dựng quỹ hội riêng cho lớp, chưa thu hút được đóng góp mạnh của gia đình học sinh là điểm yếu của trường trong việc huy động của trường. Một số phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng quỹ hội.

-Việc huy động các nguồn lực khác của cha mẹ hocjh sinh chưa phát huy được tích tích cực và triệt để. Việc hỗ trợ cho học sinh yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn, chống bỏ học chưa mang lại hiệu quả mà chỉ dừng lại ở mặt hình thức.

-Trong việc nâng đỡ học sinh yếu, kém trường chưa tổ chức và xây dựng kế hoạch thu- chi cụ thể nên chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

-Hiệu trưởng chưa làm tốt công tác tham mưu với các ban ngành đoàn thể địa phương sâu sát để tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặng những biểu hiện bên ngoài xâm nhập vào trường học.

3.3 Đề xuất giải pháp:

-Hiệu trưởng cần thường xuyên cải tiến công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để xây dựng các kế hoạch phong phú hơn để thu hút tốt các tiềm năng đóng góp về mọi mặt của cha mẹ học sinh và tập trung ưu tiên cho các hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

-Trong những năm học tới hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm định hướng xây dựng quỹ hội ở lớp từ đó hổ trợ định hướng dạy

và học ở lớp. Có thể vào năm học tới làm thí điểm một vài lớp mà cha mẹ học sinh có điều kiện và thật sự quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh.

-Kiến nghị thêm khoản chi bồi thường giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém. Đây là giải pháp tốt nhằm nâng cao chất lượng học sinh nhất là học sinh yếu kém. Tuy nhiên, trong việc hỗ trợ cho các học sinh giỏi còn đối với các học sinh yếu kém thì chưa.

- Hiệu trưởng cần phối hợp tốt để Ban đại diện thể hiện vai trò của mình đối với địa phương cần công tác tạo môi trường giáo dục lành mạnh tại địa phương.

Một phần của tài liệu SKKN- hiệu trưởng (Trang 30 - 34)