- TK 632 1: Doanhthu bán hàng
3.2.2 Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá, phương pháp kế toán
Khi hạch toán giá thực tế hàng hóa mua về, công ty chỉ sử dụng TK 156 mà không tiến hành chi tiết hóa theo QĐ 48/2006, cụ thể toàn bộ chi phí thu mua cũng được tính vào giá gốc của hàng hóa và hạch toán chung vào TK 156, vì vậy giá trị thực tế của hàng hóa chưa phản ánh thực sự chính xác . Theo quy định của QĐ 48/2006 thì công ty nên tách TK 156 thành 2 tiểu khoản:
TK 1561 – Giá mua hàng hóa
TK 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa
Chi phí thu mua hàng hóa sẽ được tập hợp vào TK 1562 và phân bổ cho từng mặt hàng vào cuối kỳ, việc này sẽ thuận tiện hơn cho việc xác định giá trị hàng thực tế nhập kho.
Về phương pháp tính giá: Công ty nên áp dụng phương pháp nhập trước- xuất trước. Do giá cả trên thị trường thay đổi thường xuyên, nếu áp dụng phương pháp này sẽ giảm thiểu rủi ro cho Công ty. Phương pháp áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
Ngoài việc xác định kết quả tiêu thụ chung cho tất cả các mặt hàng, Công ty nên xác định kết quả riêng cho từng mặt hàng tiêu thụ. Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá khả năng tiêu thụ của từng mặt hàng được dễ dàng hơn giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định thúc đẩy phát triển các mặt hàng tiềm năng.
Về chính sách khuyến khích tiêu thụ: Công ty nên thực hiện chính sách giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán khuyến mãi đối với khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán gọn nhằm tăng doanh thu và thu hút thêm nhiều khách hàng khác. Để hạch toán các nghiệp vụ này, công ty phải sử dụng TK 5211 – Chiết khấu thương mai; TK 5212, TK 5213....
Cụ thể, Công ty có thể kéo dài thời gian thu nợ với khách hàng cũ, khi khách hàng mua với số lượng lớn ngoài việc chiết khấu, Công ty có thể xem xét việc giảm giá cho khách hàng nếu là khách hàng mới của công ty. Hoặc hàng năm, Công ty có thể xem xét việc tổ chức các buổi liên hoan hội nghị tri ân khách hàng. Việc này sẽ làm gia tăng doanh thu và tăng số lượng khách hàng của Công ty. Tạo mối liên kết gắn bó với khách hàng. Khi phát sinh số hàng phải thanh toán với người mua về số hàng bán bị trả lại,giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại kế toán phản ánh vào bên Nợ TK 521” Các khoản giảm trừ doanh thu”, Nợ TK 3331 khoán thuế GTGT các khoản giảm trừ doanh thu. Đồng thời phản ánh vào bên Có 111 nếu doanh nghiệp thanh toán trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt, Có TK 112 nếu doanh nghiệp bán tiến hành thanh toán số hàng bán bị trả lại bằng tiền gửi, hoặc Có TK 131 nếu trừ trực tiếp vào khoản phải thu của khách hàng.
Ngoài ra nhằm khắc phục hạn chế trong công tác tiêu thụ như đã nêu ở phần trước, theo em trong thời gian tới công ty nên mở đại lý cấp I trực tiếp trở hàng tới vừa đảm bảo được chất lượng hàng vừa quản lý được giá bán, theo dõi tình hình thanh toán. Hàng năm công ty nên mở hội nghị “ Các nhà đại lý giỏi” và có hoa hồng cho đại lý, có phần thưởng cho đại lý tiêu thụ số lượng lớn trong năm. Đồng thời kế toán cũng mở thêm tài khoản theo dõi phương thức bán hàng qua đại lý. Tài khoản hàng gửi bán (TK 157).