Những tồn tại trong kế toán bán hàng

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán bán mặt hàng thép xây dựng tại Công ty TNHH Thọ Xuân (Trang 32)

- TK 632 1: Doanhthu bán hàng

3.1.2Những tồn tại trong kế toán bán hàng

một số những hạn chế chủ yếu sau:

* Về công tác tổ chức quản lý bán hàng và kế toán bán hàng

Lực lượng lao động còn chưa ổn định, lúc nhiều việc thì thiếu lao động, lúc ít việc thì lại thừa lao động. Đội ngũ kế toán phần đông là nữ, đa số là nhân viên trẻ nên hay thiên chuyển công việc, hoặc do có việc gia đình xin nghỉ, hoặc xin nghỉ đẻ nên thường xuyên trống một số vị trí.

* Về tài khoản sử dụng, phương pháp tính giá, phương pháp kế toán:

Công ty sử dụng tài khoản tổng hợp để hạch toán mà chưa mã hóa tài khoản cho các mặt hàng để theo dõi được dễ dàng hơn.

Công ty đã áp dụng hình thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia quyền, đây là phương pháp tính đơn giản. Tuy nhiên độ chính xác không cao, công việc kế toán bị dồn vào cuối kỳ, ảnh hưởng đến tính chính xác trong quá trình nhập liệu và khả năng cập nhập thông tin. Hiện nay, khi giá vật liệu trên thị trường không ngừng biến động thì công ty tính giá theo phương pháp bình quân gia quyền sẽ không đưa ra được mức giá phù hợp với sự biến động của thị trường.

Về chính sách khuyến khích tiêu thụ:

Đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa là một trong những mục tiêu mà Công ty đặt ra nhằm không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tăng nhanh vong luân chuyển vốn... Tuy nhiên công ty chưa có chính sách phù hợp trong việc khuyến khích tiêu thụ như:

Chiết khấu thanh toán: Tuy đã quan tâm đến việc thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nhưng hiện nay công ty không thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán cho khách hàng mua nhiều hoặc thanh toán ngay. Điều này làm cho tỷ lệ vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng cao và không giảm trong các kỳ kinh doanh, gây ảnh hưởng không tốt đến việc thu hồi vốn, làm giảm hiệu quả vòng quay vốn.

Khi hạch toán các khoản doanh thu thì Công ty ít khi xảy ra các khoản giảm trừ doanh thu. Nguyên nhân là các sản phẩm của Công ty thường đảm bảo về thông số kỹ thuật nên hàng bán bị trả lại thường ít, nếu có các hàng bán bị trả lại thì kế toán sẽ ghi giảm trực tiếp doanh thu trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp về doanh thu. Vì về công ty không lập sổ chi tiết theo dõi khoản hàng bán bị trả lại.

Đối với việc hạch toán và quản lý công nợ phải thu: Do công ty có nhiều khách hàng nên công ty không thực hiện việc đối chiếu công nợ thường xuyên, nhất là đối với các khách hàng có số dư nhỏ.

mặt hàng nhưng việc xác định kết quả tiêu thụ lại chưa chi tiết đến từng mặt hàng, nên không đánh giá được khả năng tiêu thụ của từng mặt hàng một cách chính xác. Điều này làm hạn chế thông tin trong việc thúc đẩy phát triển các mặt hàng tiềm năng.

* Về hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ:

Hệ thống chứng từ về bán hàng được lập khá đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, qua xem xét tài liệu cho thấy một vài chứng từ vẫn chưa có chữ ký của người lập chứng từ mà mới chỉ ghi tên hoặc có chữ ký mà không ghi tên, hoặc một số chứng từ còn ghi thiếu phần định khoản, ngày tháng nhập, xuất vật tư...gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm của những người liên quan.

Đối với Hóa đơn GTGT Công ty vẫn sử dụng mẫu cũ của những năm trước mà chưa thay đổi theo năm hoạt động.

Về tình hình luân chuyển chứng từ ở Công ty chưa phản ánh được từng khâu như: lập, kiểm tra, sử dụng, lưu trữ. Trong nhiều trường hợp vẫn chưa xác định rõ địa chỉ( đối tượng hay người chịu trách nhiệm) trong từng khâu.

* Về sổ kế toán chi tiết:

Công ty đã sử dụng khá đầy đủ các sổ chi tiết để áp dụng cho quy trình kế toán của đơn vị mình, tuy nhiên trong quá trình làm việc kế toán đã làm tắt hoặc rút gọn bớt các quy trình ghi sổ (như ghi thiếu hoặc không ghi định khoản trên phiếu, ghi thiếu ngày tháng lập sổ…) Tuy nhiên trong một số trường hợp quá trình ghi sổ sách kế toán còn làm tắt, nhiều khi kế toán chỉ ghi tổng hợp mà không chi tiết cho từng đối tượng (sổ sách về chi phí kinh doanh)...

* Về sổ kế toán tổng hợp:

Là hình thức NKC nhưng lại không mở các Sổ nhật ký đặc biệt mà toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phản ánh trong Sổ NKC. Điều này làm cho hệ thống sổ sách của công ty là chưa hoàn toàn đầy đủ. Hơn nữa là một công ty thương mại, các hoạt động mua - bán hàng hóa và thanh toán với khách hàng xảy ra thường xuyên liên tục, việc Công ty không mở các Sổ nhật ký đặc biệt như Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng, Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền làm cho khối lượng nghiệp vụ ghi sổ là rất lớn.

=> Phương thức bán hàng của Công ty chưa được đa dạng vì Công ty chưa mở thêm các chi nhánh khác cũng như chưa thực hiện phương thức bán hàng qua đại lý, mà chỉ thực hiện kinh doanh ở một địa điểm chung. Điều này gây hạn chế

cho việc quảng bá, mở rộng thị trường của công ty.

3.2 Các đề xuất kiến nghị về kế toán bán nhóm hàng thép xây dựng tại Công ty TNHH Thọ Xuân

Một phần của tài liệu luận văn kế toán thương mại Kế toán bán mặt hàng thép xây dựng tại Công ty TNHH Thọ Xuân (Trang 32)