Chiến lược quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng cơ bản trong hệ thống phân phối hàng điện tử gia dụng của Panasonic (Trang 39)

VI. Nguồn lực sản xuất

3) Chiến lược quản trị chuỗi cung ứng

a/ Mục tiêu: bán cho khách hàng cuối cùng

- Trước năm 2000, công ty vẫn chỉ quan tâm đến việc nhận đơn hàng từ các tập đoàn phân phối, giao hàng hoá thành phẩm và kết thúc! Theo đó, việc phân phối sản phẩm được khoán hẳn cho các đại lý.

- Nhưng kể từ sau năm 2000, khi Matsushita xác định lại chiến lược kinh doanh quốc tế của mình là: chiến lược xuyên quốc gia, chuỗi cung ứng theo đó cũng có những biến chuyển sâu sắc. Giờ đây, công ty quan tâm hơn về doanh thu của các sản phẩm bán ra mỗi ngày trên toàn thế giới, đó là điểm chính yếu của định hướng “bán hàng thông qua đại lý”. Lý do cho suy nghĩ này vì công ty đã nghiệm ra được rằng: một hoạt động bán hàng chính thức hoàn tất khi người mua hàng cuối cùng thực hiện việc nhận hàng và trả tiền. Song song với quyết định đó, Panasonic đã có một cuộc cách mạng lại quy trình tổ chức chuỗi cung ứng của mình.

- Trong tiềm thức của đa số các điều hành viên, chuỗi cung ứng chỉ đóng vai trò là khâu hậu cần trợ giúp trong công tác sản xuất. Nhưng với Matsushita, chuỗi cung ứng được xem như là một trong những bộ phận chính yếu, giữ chức năng quan trọng trong việc đảm bảo lợi nhuận và gia tăng doanh số tiêu thụ. Để làm được điều này, các lớp tập huấn, bồi dưỡng lại nghiệp vụ cho bộ phận nhân sự của các khâu quản lý bán hàng, hậu cần, vận chuyển, kho bãi được thực hiện nghiêm túc.

b/ Quản lý bằng các phần mềm công nghệ tiên tiến

- Ứng với quy trình quản lý mới, nghiễm nhiên Matsushita đối mặt với thách thức giải quyết khối lượng thông tin khổng lồ phản hồi về công ty mẹ mỗi ngày. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ cập nhật, xử lý thông tin cũng như đưa ra những dự báo phục vụ cho các quyết định điều hành.

- Chính vì lý do đó, một đặc trưng nữa của Matsushita đó là, công ty này quản lý chuỗi cung ứng của mình qua việc cập nhật những hệ thống công nghệ tiên tiến nhất để cải thiện

liên kết giữa bên đối tác, nhà cung cấp và đại lý phân phối. Triết lý kinh doanh cơ bản của công ty là dùng công nghệ thông tin để thực hiện việc quản lý.

- Yếu tố tạo nên thành công chính là việc thúc đẩy tất cả các bộ phận có liên quan từ những người chịu trách nhiệm mua sắm vật tư, phát triển và thiết kế ý tưởng, sản xuất và bán hàng được tiến hàng theo chu kỳ ngắn – cụ thể là hàng tuần. Đây là chìa khoá cốt lõi giúp giảm lượng hàng tồn kho, tăng dòng tiền và khả năng xoay vòng vốn.

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng cơ bản trong hệ thống phân phối hàng điện tử gia dụng của Panasonic (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w