Phương thức tiến hành chiến lược sản xuất quy mô toàn cầu:

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng cơ bản trong hệ thống phân phối hàng điện tử gia dụng của Panasonic (Trang 28)

V. Định vị sản xuất của Matsushita

7. Phương thức tiến hành chiến lược sản xuất quy mô toàn cầu:

-Xu hướng Thuê ngoài(outsourcing) ở Nhật ngày càng tăng và Panasonic cũng không ngoại lệ vì các lý do sau:

 Cắt giảm chi phí.

2001 2002 2003 2004 2005

 Những nhân tố lịch sử:(1)Nhu cầu chưa đủ lớn,(2)Sự khan hiếm tài nguyên,(3)Sự khan hiếm năng lượng.Từ đó dẫn tới 2 hệ quả:(1)Sở hữu các công ty con thay cho việc xây dựng các nhà máy mới,(2)Sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao thay cho sản xuất hàng loạt.

 Đặc trưng của nghành công nghiệp điện tử: (1) cần sự thay thế các bộ phận hư hỏng và (2) cung ứng sản phẩm một cách nhanh chóng.Đó cũng là đặc điểm của hệ thống cung ứng “Just In Time” để duy trì chất lượng cao cho sản phẩm đồng thời cắt giảm chi phí.

 Sự lên giá của đồng Yên trong xuất khẩu các bộ phận sang các nước khác.

-Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây, Panasonic thực hiện chiến lược M&A và lập các liên minh chiến lược với các cũ và hạn chế tỉ lệ mua ngoài nhằm tăng cường khả năng quản lý trong nhiều khâu của chuỗi giá trị như R&D, sản xuất, nguồn lực cũng như R&D trong mạng lưới sản xuất rộng lớn toàn cầu ở nhiều địa phương.

-Ngoài ra, với thử thách như phải nâng cao sự đáp ứng nhu cầu địa phương và sự cân bằng giữa tập trung về cải tiến và thiết lập các nhà máy ở những nơi thích hợp, Panasonic cần đạt được 3 điều: công nghệ, xu hướng thị trường và con người. (1)Do đó trước hết,

Panasonic đã thiết lập một hệ thống thông tin về công nghệ và phát triển sản phẩm ở tất cả các công ty phụ thuộc. Từ đó nhận thức được những biến chuyển trên thị trường toàn cầu cung cấp những thông tin cơ bản quan trọng và sự hỗ trợ về kỳ thuật cho cải tiến. (2)Thứ hai, Panasonic cũng thiết lập các đội chức năng hoạt động chéo nhau để nghiên cứu nhu cầu địa phương nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

-Mục tiêu của Panasonic trong sản xuất toàn cầu hóa là thành lập các đơn vị sản xuất ở các địa điểm tối ưu nhằm giảm chi phí và rút thời gian vận chuyển. Hơn nữa chu kì kinh doanh của nghành công nghiệp thiết bị và máy móc thay đổi nhanh chóng, công ty cần cân bằng khối lượng sản phẩm ở các khu vực đồng thời giữ cho hoạt động nhịp nhàng. Do đó, Panasonic đã thành lập các hệ thống sản xuất, ví dụ như sản xuất các bộ phận ở Mỹ và Ý sau đó lắp ráp chúng ở các nước riêng biệt ở châu Âu hay châu Mỹ. Còn ở thị trường châu Á, các nhà máy và cơ sở chức năng sản xuất là chủ yếu ngoại trừ ở Nhật chuyên về R&D do đó các cơ sở ở Mỹ và châu Âu đảm nhiệm việc thiết kế sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu địa phương. Điều này cũng xuất phát từ chiến lược sản xuất toàn cầu trong phát triển công nghệ và bảo vệ các tính năng được điều chỉnh của sản phẩm.

Thành công của Panasonic khi thay thế Phillips trở thành nhà sản xuất điện tử dẫn đầu là vì Panasonic đã nhận ra được sản phẩm cốt lõi cũng là thế mạnh của mình và phát triển nó tốt nhất.

Một số nhà máy chính của Panasonic

Nhà máy LCD trị giá 2,8 tỉ USD ở Nhật sản xuất 15 triệu tivi LCD mỗi năm.

Nhà máy mới ở Sao Paulo, Brazil trị giá 53 triệu Euro năm 2012, sức chứa 500,000 máy lạnh và sản xuất 200,000 máy giặt/năm.

Nhà máy sản xuất sản phẩm kỹ thuật số ở Wales, Anh rộng 141,000 feet vuông.

Nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn ở Tô Châu, Trung Quốc. Diện tích 230,000m2, trị giá 93 triệu USD, 3860 công nhân, sản xuất 4,4 tỉ bộ phận bán dẫn và 13.4 triệu máy

Nhà máy sản xuất máy điều hòa ở Mỹ trị giá 42 triệu USD, 5700 công nhân, 2.6 triệu máy/năm, diện tích 252,000m2.

Nhà máy sản xuất tivi 3D của Panasonic ở Amagasaki, Nhật sản xuất 120,000 sản phẩm mỗi tháng. Tổng công suất 3 nhà máy ở Amagasaki lên đến 1 triệu sản phẩm/tháng.

Ở Nhật có 2 khu vực chính với nhà máy ở Kita Kadoma, Nhật trị giá 23 tỉ yên, 4800 công nhân, diện tích 370,000m2.

Một phần của tài liệu Chuỗi cung ứng cơ bản trong hệ thống phân phối hàng điện tử gia dụng của Panasonic (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w