4. CÔNG CỤ VÀ MÔI TRƢỜNG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
1.2.2 Phân loại yêu cầu
Sơ đồ cây phân loại yêu cầu
YÊU CẦU
(1)
Yêu cầu chức năng
(2)
Yêu cầu phi chức năng
(3) Yêu cầu chức năng nghiệp vụ (4) Yêu cầu chức năng hệ thống (5) Liên quan đến ngƣời dùng (6) Liên quan đến chuyên viên tin học
(7) Lƣu trữ (11) Môi trƣờng (16) Tính tiến hóa (20) Tái sử dụng
(8) Tra cứu (12) Mô phỏng (17) Tính tiện dụng (21) Tính bảo trì
(9) Tính toán (13) Tự động (18) Tính hiệu quả
(10) Kết xuất (14) Phân quyền (19) Tính tƣơng thích
(15) Sao lƣu
Đặc tả chi tiết từng loại yêu cầu:
(1) Yêu cầu chức năng là danh sách các công việc sẽ đƣợc thực hiện trên máy tính cùng với các thông tin mô tả tƣơng ứng.
(2) Yêu cầu phi chức năng là các yêu cầu liên quan đến chất lƣợng phần mềm, là sự ràng buộc cách thức thực hiện các yêu cầu chức năng.
(3) Yêu cầu chức năng nghiệp vụ là các chức năng của phần mềm tƣơng ứng với công việc có thật trong thế giới thực.
(4) Yêu cầu chức năng hệ thống là các chức năng phần mềm được phát sinh thêm khi thực hiện công việc trên máy tính thay vì trong thế giới thực hoặc các chức năng không tƣơng ứng với bất kỳ công việc nào trong thế giới thực.
(7) Chức năng lƣu trữ: Tƣơng ứng với công việc ghi chép thông tin trên sổ sách (kèm theo các quy định khi ghi chép).
Ví dụ:
- Ghi nhận việc cho mƣợn sách của một thƣ viện theo quy định mƣợn.
- Ghi nhận bài giải bài tập về phân số theo quy định về phân số,cách biến đổi phân số tƣơng đƣơng, các phép tính trên phân số,…
(8) Chức năng tra cứu: Tƣơng ứng với công việc tìm kiếm, theo dõi hoạt động và xem thông tin về một đối tƣợng.
Ví dụ:
- Tìm tài khoản và xem tình hình gửi rút. - Tìm sách và xem tình trạng sách
- Tìm hàng hóa và xem tình trạng của hàng hóa (số lƣợng tồn kho, lƣợng nhập, thời gian nhập,).
- Tìm bài giảng lý thuyết về phƣơng trình, bất phƣơng trình và xem nội dung tƣơng ứng. (9) Chức năng tính toán: Tƣơng ứng với công việc tính toán (theo quy định và công thức cho trƣớc).
Ví dụ:
- Tính điểm trung bình môn học của học sinh theo quy định hệ số cho các đợt kiểm tra. - Xếp thứ hạng cho các đội bóng sau một lƣợt thi đấu theo quy định của ban tổ chức giải. - Tính tiền phạt trả sách trễ theo quy định phạt của thƣ viện.
- Tìm nghiệm của phƣơng trình bậc hai theo phƣơng pháp giải phƣơng trình bậc hai. (10) Chức năng kết xuất : Tƣơng ứng với công việc lập báo cáo (theo biểu mẫu cho trƣớc)
Ví dụ:
- Lập bảng xếp hạng các đội bóng sau một lƣợt đấu.
- Lập báo cáo thống kê về số lƣợt mƣợn sách theo từng thể loại trong năm. - Lập báo cáo thống kê về tỷ lệ xếp loại học sinh theo từng lớp, từng khối. (11) Chức năng môi trƣờng : Định cấu hình thiết bị, ngày giờ, số ngƣời làm việc, …
Ví dụ: Số lƣợng ngƣời làm việc, chọn loại máy in, khổ giấy, niên khóa hiện hành, … (12) Chức năng mô phỏng: Mô phỏng hoạt động của thế giới thực
Ví dụ: - Mô phỏng một tai nạn máy bay, xe ô tô, trận động đất (13) Chức năng tự động: Tự động thông báo, nhắc nhở ngƣời dùng.
Ví dụ:
- Nhắc nhở thủ thƣ gửi giấy báo đòi sách khi có độc giả mƣợn quá hạn. - Báo động khi khách hàng thiếu nợ quá lâu hay số tiền nợ quá lớn. (14) Chức năng phân quyền : Phân quyền sử dụng giữa các loại ngƣời dùng.
Ví dụ: Phân quyền cho 3 loại ngƣời sử dụng trong phần mềm quản lý thƣ viện: + Quản trị hệ thống: có quyền sử dụng tất cả các chức năng.
+ Thủ thƣ: chỉ sử dụng các chức năng liên quan đến việc cho mƣợn và trả sách. + Độc giả: chỉ sử dụng chức năng tra cứu.
Trong phần mềm quản lý bán hàng, việc phân chia khả năng truy cập dữ liệu nhập xuất cho từng nhóm ngƣời sử dụng sẽ tránh việc điều chỉnh số liệu không thuộc phạm vi quản lý của ngƣời sử dụng nhƣ nhân viên thu ngân chỉ đƣợc phép lập và điều chỉnh các hóa đơn bán hàng trong ca làm việc của mình. Ca trƣởng và bộ phận quản lý quầy có thể tham khảo lƣợng hàng
tồn kho nhƣng không đƣợc phép điều chỉnh lƣợng hàng nhập, không đƣợc tham khảo vốn hàng xuất, kết quả kinh doanh, …
(15) Chức năng sao lƣu : Sao lƣu, phục hồi dữ liệu.
Ví dụ: Sao lƣu thông tin về các học sinh đã ra trƣờng và chỉ phục hồi lại khi cần thiết (16) Tính tiến hóa: đây là các yêu cầu liên quan đến việc cho phép ngƣời dùng thay đổi lại cách mô tả của một yêu cầu chức năng (các quy định, quy tắc tính toán), một biểu mẫu nào đó khi đang dùng phần mềm đã đƣợc chuyển giao. Điều này đòi hỏi phải có dự kiến về các thay đổi trên thành phần dữ liệu và xử lý.
Ví dụ:
- Cho phép thay đổi quy định về số sách cho mƣợn tối đa, hay mức phạt khi trả trễ. - Cho phép thay đổi các biên trong quy định về xếp loại học sinh.
(17) Tính tiện dụng: là các yêu cầu liên quan đến hình thức giao diện của phần mềm, thể hiện ở sự tự nhiên, dễ sử dụng, dễ học, đầy đủ thông tin,...
Ví dụ:
- Giao diện nhập hóa đơn bán hàng dạng form, dòng nhập thể hiện bằng ô sáng và báo lỗi khi số liệu nhập làm số lƣợng tồn kho âm (phần mềm quản lý hàng hóa).
(18) Tính hiệu quả : đây là yêu cầu liên quan đến thời gian thực hiện các chức năng phần mềm, dung lƣợng lƣu trữ, chi phí sử dụng tài nguyên hệ thống nhƣ sử dụng tối ƣu các không gian, thao tác thực hiện nhanh ...
Ví dụ: Thời gian tra cứu sách, tra cứu độc giả không quá 10 giây.
(19) Tính tƣơng thích: là các yêu cầu liên quan đến việc chuyển đổi dữ liệu giữa phần mềm đang xét và các phần mềm khác, sự nhất quán giữa các màn hình trong hệ thống.
Ví dụ: - Cho phép chuyển tất cả các báo cáo sang định dạng file Excel
- Cho phép nhập thông tin sách mới từ tập tin Excel hay từ thiết bị đọc mã vạch. - Cho phép thực hiện chức năng bằng giọng nói.
(20) Tính tái sử dụng: (do chuyên viên tin học đảm trách)
(21) Tính bảo trì: (do chuyên viên tin học đảm trách) là các yêu cầu cho phép thay đổi mà không làm ảnh hƣởng đến phần mềm