Kiểm soát chứng từ

Một phần của tài liệu thiết lập hệ thống quy trình kiểm soát nội bộ ngân hàng kiên long (Trang 46)

- Căn cứ luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/

2.2.4.2 Kiểm soát chứng từ

Kiểm soát chứng từ là việc kiểm tra tính đúng đắn của các yếu tố đã ghi trên chứng từ nhăm đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình xử lý.

- Kiểm toán chứng từ được thực hiện qua 3 bước:  Kiểm soát trước:

- Do thanh toán viên thực hiện khi tiếp nhận chứng từ của khách hàng. Nội dung kiểm soát trước gồm:

+ Chứng từ lập đúng quy định chưa?

+ Nội dung kinh tế phát sinh có phù hợp với thể lệt tín dụng, thanh toán của ngân hàng chưa?

+ Số dư trên tài khoản của khách hàng có đảm bảo đủ thanh toán hay không? + Nghiệp vụ phát sinh trên chứng từ có phải là lệnh của chủ tài khoản hay không?  Kiểm soát trong

- Do kiểm soát viên khi nhận chứng từ từ bộ phận thanh toán viên, thủ quỹ chuyển đến trước khiu ghi chép vào sổ sách kế toán. Kiểm soát viên là người có trình độ nghiệp vụ

chuyên môn, có khả năng kiểm soát tương đương với kế toán trưởng. Nội dung kiểm soát trong bao gồm:

+ Kiểm soát tương tự như thanh toán viên trừ việc kiểm tra số dư ( vì chỉ có thanh toán viên mới giữ sổ phụ tiền gửi khách hàng)

+ Kiểm soát chữ ký của thanh toán viên trên chứng từ chuyển khoản. + Kiểm soát chữ ký của thanh toán viên, thủ quỹ trên chứng từ tiền mặt.  Kiểm soát sau:

- Chứng từ được chuyển cho Giám đố, người quản lý có trách nhiệm kiểm tra và phê duyệt.

Chứng từ luân chuyển nội bộ ngân hàng hoặc ngoài ngân hàng phải qua đường bưu điện, trường hợp qua tay khách hàng phải dùng ký hiệu mật.

Một phần của tài liệu thiết lập hệ thống quy trình kiểm soát nội bộ ngân hàng kiên long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w