QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHA MẸ ĐỐI VỚI CON SAU KHI LY HÔN

Một phần của tài liệu Quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản từ thực tiễn áp dụng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 40)

Sau khi ly hôn, cuộc sống chung của vợ chồng chấm dứt, mối quan hệ pháp lý và tình cảm của vợ chồng cũng mất đi. Tuy nhiên, những nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con vẫn không hề thay đổi, chỉ có điều do hoàn cảnh thay đổi nên việc thực hiện những nghĩa vụ và quyền ấy có những điểm khác so với trước đây. Bên cạnh đó vì nuôi dưỡng con là quyền và nghĩa vụ của cả cha và mẹ nhưng sau khi ly hôn con chỉ được sống với một người nên người không trực tiếp nuôi con có một số quyền và nghĩa vụ rất đặc thù. Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn đã cố gắng bù đắp cho người con những thiệt thòi về tinh thần và vật chất khi phải sống trong cảnh cha mẹ ly hôn, là cơ sở pháp lý để quyền lợi của con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự được đảm bảo.

2.2.1. Quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Điều 12 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: "Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức" [30]. Khoản 1 Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi

mình" [28]. Khi vợ chồng ly hôn, họ không thể cùng nhau thực hiện việc

chăm sóc, nuôi dưỡng con như lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ được mà quyền và nghĩa vụ này được thực hiện bởi người trực tiếp nuôi con. Nhưng người không trực tiếp nuôi con vẫn phải thực hiện việc này một cách gián tiếp qua việc thăm nom và cấp dưỡng nuôi con. Như vậy, dù cha mẹ đã ly hôn nhưng nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con vẫn được pháp luật đặt ra cho cả hai người, trong đó việc chăm lo cho cuộc sống hằng ngày của con thuộc nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con.

Về quyền và nghĩa vụ giáo dục con, Khoản 1 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập" [28]. Điều này cũng phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: "Trẻ em có quyền được học tập" [30, khoản 1 Điều 16] và "gia đình, nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình phổ

cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn" [30, khoản 1 Điều 28].

Giáo dục trẻ em không chỉ là nghĩa vụ của cha mẹ mà còn là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội theo tinh thần của Điều 5 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Bên cạnh đó, "cha mẹ hướng dẫn chọn nghề, tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động xã hội của con" [28, khoản 2 Điều 37]. Tuy nhiên, khi cha mẹ ly hôn sẽ ảnh hưởng đến việc giáo dục con cũng như ảnh hưởng đến việc học tập của các con. Trước hết, đó là sự thay đổi về tâm lý, tính cách, tinh thần học tập và rèn luyện của

trẻ. Không ít các em rơi vào tình trạng mặc cảm, xấu hổ với bạn bè, thầy cô nên không muốn đến lớp và thường xuyên trốn học. Việc thay đổi trường lớp cũng có thể xảy ra và để làm quen được với môi trường mới cũng có thể làm việc học tập bị gián đoạn. Trẻ rất khó hòa nhập vì sợ các bạn biết về hoàn cảnh gia đình mình hoặc tủi thân vì các bạn có cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ, đưa đón đi học còn mình chỉ được sự quan tâm của một người. Việc học tập có thể vì vậy mà bị gián đoạn, sa sút sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các em sau này.Vì vậy, khi giao con cho ai nuôi dưỡng phải cân nhắc kỹ tới việc học tập của trẻ. Vai trò của người trực tiếp nuôi con trong việc động viên, quản lý con trong học tập, rèn luyện là rất quan trọng.

Nếu như khi cùng chung sống dưới một mái nhà, cả cha và mẹ đều gần gũi với con nên cả hai người đều có cơ hội giáo dục con như nhau thì nay, khi cha mẹ đã ly hôn, một trong hai người không thường xuyên gặp gỡ con cái họ như người kia nhưng không vì thế mà việc giáo dục con không còn là trách nhiệm của họ nữa. Dù người trực tiếp nuôi dưỡng không muốn người kia tham gia vào việc giáo dục con chung thì họ cũng không có quyền ngăn cản bởi bên cạnh nghĩa vụ, đó cũng là quyền của người không trực tiếp nuôi con đối với con của họ. Mặt khác, phần lớn những cuộc hôn nhân đổ vỡ do một trong hai bên ngoại tình hoặc do bạo hành gia đình, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến nhận thức, cách suy nghĩ của con trẻ, do đó việc giáo dục con cái trong những trường hợp này càng phải được cha mẹ quan tâm hơn.

2.2.2. Quyền thăm nom con

Điều 94 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Sau khi ly hôn người không có quyền trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này" [28]. Thăm nom con là một quyền cơ bản đối với người không trực tiếp nuôi con. Pháp luật quy định quyền này có ý nghĩa với cả người con lẫn người không được trực tiếp nuôi con. Đối với người con, khi không cùng được sống với cha hay với mẹ là một

thiệt thòi không gì bù đắp nổi vì chúng chỉ mới là những đứa trẻ rất ngây thơ và có quyền được sống trong một gia đình hạnh phúc có cả cha và mẹ. Nhưng dù không muốn, đứa trẻ chỉ được sống với một người. Ở lứa tuổi đang cần sự dỗ dành, chăm chút của mẹ, sự dạy dỗ, dìu dắt của cha lại phải sống với một người chắc chắn trong tâm hồn trẻ sẽ có sự thiếu hụt và lệch lạc, không ít trẻ đã lâm và tình trạng rụt rè, thiếu tự tin, không hòa nhập được với các bạn bè cùng lứa. Vì vậy, pháp luật quy định cho người không được trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con đã bù đắp được phần nào sự thiếu hụt, trống trải đó. Bên cạnh đó, việc phải sống xa đứa con thân yêu mà mình sinh ra cũng là một nỗi đau rất lớn đối với người không có quyền trực tiếp nuôi con và quyền thăm nuôi con cũng là một quyền để bù đắp cho nỗi đau đó của người cha hay người mẹ. Khi thăm nom con, mối quan hệ giữa cha mẹ và con sẽ được củng cố và xóa đi những suy nghĩ, những mặc cảm nặng nề về cuộc ly hôn giữa bố và mẹ trong tâm hồn non nớt của trẻ. Quy định này của pháp luật đã tạo điều kiện cho con cái được hưởng tình yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ, tạo cơ hội cho con cái được thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc với người cha hoặc người mẹ không sống bên cạnh mình. Đối với người không trực tiếp nuôi con thì quyền thăm nom con đã phần nào làm vơi đi nỗi buồn và nhớ con, làm giảm bớt đi cảm giác day dứt khi vì mình mà con cái phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Khi được thăm nom con, trong những thời gian gặp nhau ít ỏi đó, họ có thể biết được tình hình cuộc sống và học tập của con mình, có thể tâm sự và giúp con giải quyết những vấn đề nhạy cảm mà người trực tiếp nuôi con mình không làm được…Đây cũng là một cơ sở để họ thực hiện các

quyền khác của mình.

Quyền thăm nom con là một quyền nhân thân của người không trực tiếp nuôi con. Người trực tiếp nuôi con và những người khác có nghĩa vụ tôn trọng, không được cản trở người không trực tiếp nuôi con thực hiện quyền này. Tuy nhiên, quyền thăm nom chỉ được duy trì và tôn trọng nếu như xuất phát từ lợi ích của con cái. Để đảm bảo cho quyền thăm nom của người không

trực tiếp nuôi con được thực hiện một cách thuận lợi, và cũng là để bảo vệ quyền lợi của con, Điều 13 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình quy định: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau" [6].

Như đã phân tích ở trên, quy định quyền thăm nom con vừa đảm bảo quyền của người không trực tiếp nuôi con nhưng quan trọng hơn là bảo vệ lợi ích của con cái khi cha mẹ ly hôn. Do đó việc thực hiện quyền thăm nom con của cha mẹ không được ảnh hưởng đến các quyền cơ bản của con. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của người trực tiếp nuôi con, người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con. Quy định này đảm bảo cho việc thăm nom con được thực hiện đúng ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, hành vi như thế nào được coi là hành vi cản trở quyền thăm nom con, hay thế nào được coi là ảnh hưởng xấu đến đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của người trực tiếp nuôi con, người trực tiếp nuôi con, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào giải thích. Hiện nay, trong hoàn cảnh đất nước ta ngày càng thực hiện chặt chẽ chính sách kế hoạch hóa gia đình, các gia đình thường có ít con nên cha mẹ đều muốn được nuôi con của mình sau khi ly hôn. Do đó ngày càng xảy ra nhiều trường hợp sau ly hôn, người không trực tiếp nuôi con không giao con cho bên kia nuôi dưỡng hay cố tình bắt con lại nuôi mà không được sự đồng ý của người trực tiếp nuôi con. Người trực tiếp nuôi con thì do tâm lý sợ người không trực tiếp nuôi con sẽ dành quyền nuôi con của mình hay vì một lý do nào đó mà tìm mọi cách cản trở việc thăm nom con của người đó như chuyển trường cho con, thường xuyên chuyển chỗ ở…Những hành vi xuất phát từ sự ích kỷ của cha mẹ này đã biến con cái thành vật tranh

giành. Do đó để đảm bảo việc ly hôn của cha mẹ không gây ảnh hưởng tiêu cực cho con, pháp luật cần quy định cụ thể về các hành vi của cha mẹ gây ảnh hưởng cho con và biện pháp xử lý để đủ sức răn đe, trừng phạt đối với những người vi phạm.

2.2.3. Quyền đại diện cho con

Đại diện là việc một người nhân danh người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện. Theo quy định của pháp luật dân sự thì cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật (theo Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Khi cha mẹ ly hôn, quyền đại diện cho con vẫn đương nhiên tồn tại đối với cha mẹ. Tuy nhiên, khi ly hôn, người con chỉ được sống với một bên cha hoặc mẹ nên người trực tiếp nuôi con thường đứng ra đại diện cho con nếu họ có đủ điều kiện đại diện.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con, Luật Hôn nhân và gia đình quy định một số trường hợp cha mẹ không được đại diện cho con: Trường hợp thứ nhất, cha mẹ không được đại diện cho con khi bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 41 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Trường hợp thứ hai, khi cha mẹ bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì nghĩa vụ và quyền đại diện cho con trước pháp luật cũng không được đặt ra vì lúc này chính bản thân cha mẹ cũng cần phải đặt dưới sự giám hộ của người khác. Thông thường, nếu người cha hoặc mẹ đang trực tiếp nuôi con thuộc các trường hợp không được đại diện như nêu ở trên thì con sẽ được chuyển giao cho người kia nuôi. Nếu người không trực tiếp nuôi con thực sự không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu thì người đại diện cho con sẽ là người giám hộ cho con theo quy định tại Điều 61 và Khoản 2 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xẩy ra thì phần lớn là những người cùng sống trong gia đình

với người con sẽ đứng ra đại diện trước pháp luật cho con vì họ vẫn là người hàng ngày chăm sóc, nuôi dưỡng người con đó.

2.2.4. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra

Căn cứ Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự nay là Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 1995, chúng ta có thể hiểu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha mẹ như sau:

Trong trường hợp con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì cha mẹ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản riêng của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Nếu con gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện quản lý, thì những cơ quan, tổ chức này phải liên đới với cha mẹ để bồi thường thiệt hại. Nếu các tổ chức này không có lỗi trong việc đó thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ thuộc về cha mẹ.

Trong trường hợp con chưa thành niên đã đủ 15 đến dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải tự bồi thường; nếu tài sản không đủ để bồi thường thì cha mẹ sẽ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại, nếu cha mẹ là giám hộ cho con thì được dùng tài sản của con để bồi thường thiệt hại; nếu con không có tài sản hoặc không đủ tài sản thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình; tuy nhiên, nếu cha mẹ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì sẽ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

So với Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 đã có một số thay đổi. Cụ thể, Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

1. Người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tập tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xẩy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xẩy ra

3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường [31].

Như vậy, khi con dưới 15 tuổi và con mất năng lực hành vi dân sự gây

Một phần của tài liệu Quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản từ thực tiễn áp dụng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)