THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN

Một phần của tài liệu Quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản từ thực tiễn áp dụng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 68 - 75)

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng cao. Theo báo cáo tổng kết của ngành Tòa án, tổng số vụ án ly hôn từ năm 2006 đến năm 2010 ngày càng tăng, sau bốn năm đã tăng từ 65.317 vụ lên 94.106 vụ, tức là tăng 144%.

Bảng 3.1: Tổng số vụ án ly hôn được giải quyết từ năm 2006 đến 2010

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sơ thẩm 65.317 61.231 69.485 84.305 94.106 Phúc thẩm 2.544 2.544 2.529 2.380 2.264

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Bảng 3.2: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về cấp dưỡng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sơ thẩm 501 403 494 506 411

Phúc thẩm 46 42 56 53 30

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao.

Bảng 3.3: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Sơ thẩm 1033 794 796 814 800

Phúc thẩm 67 70 74 41 55

Qua bảng số liệu trên có thể thấy, số vụ án ly hôn được Tòa án giải quyết ngày càng tăng trong khi đó số án có tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng và tranh chấp về quyền nuôi con nhìn chung là giảm, từ 2006 đến 2010 án có tranh chấp về cấp dưỡng giảm 18% trong khi án có tranh chấp về quyền nuôi con giảm 22,6%. Tỷ lệ án phúc thẩm về ly hôn so với án sơ thẩm cũng giảm mạnh. Nếu năm 2006, án phúc thẩm về ly hôn chiếm khoảng 3,9% thì đến năm 2010, án phúc thẩm về ly hôn chỉ chiếm 2,4%. Như vậy, mặc dù tổng số án ly hôn ngày càng tăng mạnh nhưng án phúc thẩm đã giảm chứng tỏ việc áp dụng pháp luật để giải quyết của các Tòa án đã ngày càng thỏa mãn mong muốn của đương sự.

Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Quyền lợi của người con luôn được Tòa án coi trọng. Việc giải quyết các mối quan hệ giữa vợ với chồng, cha mẹ với con đã được các Tòa án xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc từng vấn đề để không ảnh hưởng xấu

đến con cái, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người con.

Như trường hợp ly hôn của chị Hoàng Thị Thái và anh Dư Đức Phượng ở phố Nối - thị trấn Bần - Mỹ Hào - Hưng Yên. Chị Hoàng Thị Thái và anh Dư Đức Phượng kết hôn ngày 14/11/1990 tại Cộng hòa dân chủ Đức được Đại sứ quán Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn. Đầu năm 1991, họ về nước và sinh sống tại số 42 phố Nối - thị trấn Bần - Mỹ Hào - Hưng Yên. Họ chung sống hạnh phúc đến năm 2005 thì phát sinh mâu thuẫn do anh Phượng có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác, không quan tâm tới vợ con. Cuối năm 2007, chị Thái khởi kiện xin ly hôn, yêu cầu chia tài sản chung và mong muốn được nuôi 02 con là cháu: Dư Lý Thu Huyền, sinh ngày 07/5/1991 và Dư Uyển Phượng Uyên, sinh ngày 25/08/2006 và yêu cầu anh Phượng cấp dưỡng nuôi con chung: cháu Huyền là 500.000 đồng/tháng, cháu Uyên là 300.000 đồng/tháng. Anh Phượng đồng ý ly hôn và yêu cầu được nuôi cháu Huyền, không yêu cầu chị Thái phải cấp dưỡng nuôi con chung. Theo

bản án số 16/HNGĐ-ST ngày, 06/6/2008, Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào, xét thấy cháu Huyền có nguyện vọng được ở với mẹ, cháu Uyên còn nhỏ nên. Vì vậy, giao cho chị Thái có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng 02 cháu Huyền và Uyên, anh Phượng có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con 800.000đồng/ tháng (cụ thể: cháu Huyền 500.000 đồng/tháng, cháu Uyên 300.000 đồng/tháng) tính từ ngày 01/7/2008 cho đến khi các cháu thành niên và có quyền thăm nom, chăm sóc, yêu cầu thay đổi người nuôi con.

Trong trường hợp này Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào đã quyết định việc nuôi con trên cơ sở lợi ích của con vì anh Phượng không quan tâm đến con cái nên để anh Phượng nuôi con, các con của anh sẽ không được chăm sóc một cách tốt nhất, đồng thời áp dụng triệt để nguyên tắc lấy ý kiến của con từ chín tuổi trở lên và con dưới ba tuổi do mẹ nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Vụ án ly hôn của chị Vũ Thị Hồng và anh Mai Văn Thắng ở Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình. Chị Hồng và anh Thắng kết hôn từ năm 1993. Anh chị có hai con chung là cháu Mai Thị Dung sinh năm 1995 và cháu Mai Trung Hiếu sinh năm 2004. Một thời gian sau khi kết hôn, anh chị thường xuyên mâu thuẫn, cãi, chửi, đánh nhau và đã ly thân từ tháng 8/2009. Đầu năm 2010, chị Hồng làm đơn kiện ly hôn với anh Thắng và mong muốn được nuôi hai con chung, yêu cầu anh Thắng cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Anh Thắng cũng thể hiện mong muốn được nuôi hai con chung và không yêu cầu chị Hồng cấp dưỡng. Trong quá trình giải quyết vụ án, cháu Dung (15 tuổi) thể hiện mong muốn được ở với mẹ. Ngày 31/8/2010, Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã xét xử vụ án ly hôn giữa chị Vũ Thị Hồng và anh Mai Văn Thắng trong đó quyết định: Giao cho chị Vũ Thị Hồng tiếp tục nuôi con chung là cháu Mai Thị Dung, sinh ngày 01/02/1995. Anh Mai Văn Thắng trực tiếp nuôi cháu Mai Trung Hiếu, sinh ngày 02/02/2004. Chị Hồng và anh Thắng không phải cấp dưỡng nuôi con chung cho nhau. Không ai được cản trở quyền thăm nom con chung.

Nhìn chung, kể từ khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, việc giải quyết các vụ việc ly hôn nói chung và việc đảm bảo quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn nói riêng đã được các Tòa giải quyết hợp lý và chính xác. Quyền lợi của các con đã được đảm bảo trên thực tế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có Tòa án đã tỏ ra bối rối, không có hướng giải quyết thích hợp trong một số tình huống, vì vậy không áp dụng đúng tinh thần của các điều trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

Như trường hợp cháu Triết con anh Phan Tuấn và chị Nguyễn Thị Tú Trinh, thường trú tại số 172 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Cao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án nhân dân quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh xử sơ thẩm và quyết định giao cháu bé là con chung cho anh Tuấn nuôi dưỡng với lý do: Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã tiến hành động viên, hòa giải để ông Tuấn giao con cho bà Trinh nhưng ông kiên quyết không đồng ý, nếu buộc ông Tuấn giao con thì rất khó thi hành, sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của đứa trẻ và có thể xảy ra những hậu quả không lường trước được. Do đó, để đảm bảo thi hành án, hội đồng xét xử thấy nên để ông Tuấn tiếp tục nuôi dưỡng cháu Triết. Rõ ràng đây là một lý do không thích hợp, Tòa án không thuyết phục được đương sự mà còn bị đương sự áp đặt và xuôi theo cho yên chuyện. Hội đồng xét xử đã bị chi phối bởi tính khả thi của bản án và để các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo vệ quyền lợi của con không được áp dụng trên thực tế. Cháu Triết mới mười sáu tháng tuổi, đang rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ. Hai bên cũng không có thỏa thuận gì về người trực tiếp nuôi con trước khi ly hôn, vì vậy, quyền nuôi dưỡng con sẽ thuộc về chị Trinh. Tòa án chỉ có thể giao cháu Triết cho anh Tuấn nuôi nếu thực tế là chị Trinh không có điều kiện để nuôi con hay đã bỏ bê con. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã phòng quá xa và bị động ra quyết định theo ý của "kẻ mạnh" để mọi việc êm xuôi. Vì vậy, khoản 2 Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã không được áp dụng chính xác. Tất nhiên, Tòa án cũng đã dựa vào tình hình thực tế là rất khó thi hành án và việc

thi hành án sẽ gây ra sự giằng co, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống bình thường của một đứa trẻ nhưng với vai trò là cơ quan tư pháp, Tòa án không thể quên đi vai trò bảo vệ công lý của mình để giải quyết êm xuôi chỉ bề ngoài, tạo tiền lệ xấu cho những vụ án tranh quyền nuôi con tiếp theo.

Hay vụ án ly hôn giữa anh H và chị M tại Tòa án nhân dân thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Năm 2004, đang học cao đẳng dở dang, chị M đã kết hôn với anh H. Thời gian đầu sau khi kết hôn, chị vẫn theo đuổi việc học, sau có em bé nên chị nghỉ hẳn, về quê chồng ở thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) sinh sống. Thời gian hạnh phúc chưa được bao lâu thì do tính tình không hòa hợp, mâu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu ngày một nghiêm trọng. Nhiều lần chị M. phải bỏ về bên ngoại ở thành phố Cần Thơ. Mâu thuẫn cứ lặp đi lặp lại, cuộc sống chung không còn hạnh phúc, chị định xin ly hôn nhưng nghĩ tội nghiệp con trai, sợ cháu thiếu cha hoặc vắng mẹ sau này nên cứ nấn ná mãi. Đến tháng 3-2008, chị M. quyết định nộp đơn xin ly hôn. Sau nhiều lần hòa giải không thành bởi cả chị M. lẫn anh H. đều giành quyền nuôi con, ngày 25-3 Tòa án nhân dân thị xã Sa Đéc đã đưa vụ án ra xử. Tại tòa, chị M. chứng minh mình có nghề nghiệp, có thu nhập ổn định (800 ngàn đồng/tháng), có chỗ ở cố định. Chị không yêu cầu bất cứ khoản gì về tài sản, chỉ tha thiết xin được nuôi con và cũng không cần người chồng phải cấp dưỡng. Chồng chị - anh H. cũng trình bày với tòa rằng mình có thu nhập hàng tháng cao hơn vợ. Mặc dù cũng trích dẫn Điều 92 Luật Hôn nhân và gia đình, tòa vẫn tuyên giao cháu bé (chưa được ba tuổi) cho anh H. vì "xét anh H. có đủ điều kiện nuôi con hơn so với chị M". Tòa nhận định, chị M. "vừa đi làm vừa nuôi con thì vất vả và gặp khó khăn hơn anh H.". Ngoài ra, chị sống chung với cha mẹ trong căn nhà chật hẹp (24 m2) nên nếu cháu bé sống với cha thì sẽ có cuộc sống ổn định hơn, sẽ có đủ sức khỏe và phát triển bình thường về thể chất, tinh thần.

Theo luật, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác thế bởi lẽ ở lứa tuổi này, chỉ có người mẹ mới

chăm sóc con mình một cách tốt nhất. Tòa chỉ giao con dưới ba tuổi cho người cha nếu người mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con hoặc từ chối nuôi dưỡng trong khi ở đây chị M. có việc làm, có thu nhập, có chỗ ở ổn định, lại tha thiết muốn nuôi con. Lẽ ra tòa phải giao con cho chị M., nếu sau này chị nuôi con không tốt thì anh H. có thể khởi kiện để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.

Hay vụ án giữa anh T và chị L tại Tòa án nhân dân huyện T (tỉnh Quảng Bình). Anh T. kết hôn với chị L. rồi sinh được một bé trai. Do chị L. làm hướng dẫn viên du lịch nên nay đây mai đó khiến anh T. thường nghi vợ không chung thủy. Sự nghi ngờ này khiến cho hai vợ chồng luôn xung đột. Đến đầu năm 2006, anh T. gửi đơn ra tòa đòi ly hôn. Do chị L. cũng đồng ý nên ngày 10-5-2006, tòa ra quyết định công nhận việc thuận tình này… Sáu tháng sau, chị L. sinh thêm một bé gái. Làm giấy khai sinh cho con chị vẫn khai tên cha là anh T. Được một thời gian, do hoàn cảnh khó khăn, chị L. yêu cầu anh T. góp thêm tiền để nuôi bé thứ hai. Anh T. không đồng ý vì cho rằng bé không phải con mình. Thấy anh T. dây dưa từ chối trách nhiệm của người cha, chị L. làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện T. (tỉnh Quảng Bình) giải quyết buộc anh T. phải cấp dưỡng nuôi bé. Sau khi xem xét đơn khởi kiện, tòa cho rằng chị L. sinh cháu bé sau khi đã ly hôn nên để có cơ sở buộc anh T. cấp dưỡng nuôi con, chị phải làm đơn yêu cầu tòa án xác định cháu bé này là con anh T. Sau khi có kết quả, tòa mới xem xét giải quyết vụ kiện đòi cha cấp dưỡng…

Thực tế, yêu cầu trên của tòa là không cần thiết vì vấn đề này đã được pháp luật quy định. Theo Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng… Trường hợp nào được coi là người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng quy định cụ thể: "Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực

pháp luật thì được xác định là con chung của hai người" [4]. Như vậy, trường hợp này tòa án phải thụ lý giải quyết đơn kiện của chị L. vì cháu bé sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi vợ chồng chị L. có quyết định ly hôn.Tòa án chỉ phải xác định cháu bé là con của ai trong trường hợp anh T. không thừa nhận cháu là con. Tuy nhiên, lúc này anh T. phải có yêu cầu nhờ tòa giải quyết. Tòa buộc chị L. phải yêu cầu tòa án xác định đó là con chung của hai người là không phù hợp.

Vụ án "xin thay đổi người trực tiếp nuôi con" giữa chị Khổng Thị Hà với ông Khánh, bà Định do Tòa án nhân dân huyện PN xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh PT xét xử phúc thẩm (Bản án phúc thẩm số 35/2009/HNGĐ- PT ngày 10/8/2009). Năm 2008, anh Nguyễn Đức Trung và chị Khổng Thị Hà thuận tình ly hôn và thỏa thuận việc nuôi con chung, anh Trung nuôi cháu Nguyễn Đức Thành sinh ngày 18/10/2006, chị Hà nuôi cháu Nguyễn Thị Như Phương sinh ngày 21/9/2000; những thỏa thuận này đã được Tòa án công nhận tại Quyết định sơ thẩm số 50/2008/QĐ-ST-HNGĐ ngày 01/7/2008. Sau đó, anh Trung và cháu Thành ở cùng ông Khánh, bà Định (ông bà nội của cháu Thành). Tuy nhiên, ngày 09/7/2008, anh Trung chết, chị Hà có nguyện vọng được trực tiếp nuôi cháu Thành. Tại bản án phúc thẩm số 35/2009/HNGĐ-PT ngày 10/8/2009, Tòa án nhân dân tỉnh quyết định "công nhận" cho ông Khánh và bà Định được trực tiếp nuôi dưỡng cháu Thành.

Theo quy định tại Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình thì:"Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên" [28]. Như vậy, về mặt pháp lý, sau khi anh Trung chết thì chị Hà có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu Thành. Theo quy định tại Điều 47, 48 Luật Hôn nhân và gia đình thì ông bà nội chỉ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu Thành trong trường hợp cha mẹ hoặc anh, chị em của cháu không còn hoặc không có điều kiện để nuôi dưỡng. Thực tế, khi ly hôn chị Hà

được giao nuôi dưỡng cháu Phương (chị cháu Thành); hiện chưa có căn cứ khẳng định chị Hà nuôi cháu Phương là không đảm bảo được quyền lợi về

Một phần của tài liệu Quyền sở hữu đối với tài nguyên khoáng sản từ thực tiễn áp dụng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)