Xây dựng phương án ứng phó khi xảy ra sự cố

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vỡ đập đến vùng hạ du hồ chứa và đề xuất giải pháp giảm thiểu kịch bản cho hồ Vực Mấu, tỉnh Nghệ An (Trang 89)

5. Bố cục của luận văn

3.5.2.2Xây dựng phương án ứng phó khi xảy ra sự cố

- Kiểm tra, quan trác thường xuyên 24/24 giờ các công trình đầu mối của hồ chứa gồm: đập đất, cống và tràn xả lũ.

- Kiểm tra mấy móc và thiết bị tràn sự cố.

- Kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố ở than đập đất, đặp bờ đất trên đỉnh đập, quyết tâm giữ vững đập đất.

- Khi đã cố gắng hết sức để giải quyết các tình huống xấu mà vẫn xảy ra sự cố vỡ đập thì cấp thẩm quyền phát lệnh khẩn cấp thu quân ứng cứu tại đầu mối hồ, tổ chức đưa quân kịp thời về các vị trí an toàn, đảm bảo tính mạng của các lực lượng tham gia thực hiện phương án sơ tán nhân dân vùng hạ lưu hồ chứa.

b. Khu vực hạ du

- Trong khẩn cấp khi có lệnh báo động sơ tán của cơ quan chức năng, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão xã triệu tập ngay tất cả các thành viên, cán bộ phụ trách về văn phòng Ban chỉ huy (phổ biến kế hoặch và triển khai cấp tốc công tác ứng cứu, sơ tan nhân dân các vùng bị ngập). Các đồng chí: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường), Trưởng ban phòng chống và khác phục hậu quả lụt bão phụ trách chung và chỉ huy trực tiếp thực hiện sơ tán dân.

- Sau khi tuyên truyền, thông báo cho nhân dân về tình hình mưa lũ và hướng dẫn phổ biến các quy tắc, quy định khi di chuyển đến nơi an toàn. Xem xét các điều kiện bố trí tập kết, hướng vận chuyển đến nơi an toàn. Xem xét các điều kiện bố trí điều kiện bố trí tập kết, hướng vận chuyển theo đường giao thông sẵn có; bố trí phương tiện vận chuyển và nhân lực hỗ trợ, kế hoặch thực hiện phương án di dời sơ tán dân các vùng bị ngập.

- Khi xảy ra sự cố tương ứng theo kịch bản đã được xác định và hình thành các địa điểm ngập, vùng ngập. Kế hoặch phân giao nhiệm vụ, chỉ đạo hướng dẫn cho các khu vực dân cư bị ngập như sau: Các khu bị

ngập ở quá xa với trường học, trụ sở Ủy ban nhân dân hoặc khi tình huống xảy ra vô cùng khẩn cấp thì các khu vực này sẽ được di dời lên các địa điểm gần đó có cao độ cao hơn mực nước ngập. Lán trại, nơi trú ẩn sẽ được dựng tạm lên để dân trú ngụ, sinh hoạt.

- Yêu cầu, động viên nhân dân chấp hành đúng các quy định, hướng dẫn của cán bộ điều hành trong quá trình cư trú tại các địa điểm sơ tán, có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản của công.

- Đề nghị các đơn vị Quân sự và các đơn vị tổ chức khác đóng quân trên địa bàn tham gia phối hợp với các lực lượng khác giúp dân sơ tán.

- Triển khai các công tác theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lược lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và kinh phí, hậu cần tại chỗ.

* Đối với yếu tố Chỉ huy tại chỗ

- Khi xảy ra sự cố, người chỉ huy phải bám vào phương án đã xây dựng để ra quyết định tại chỗ theo tình hình thực tế “Mệnh lệnh chỉ huy” và dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

- Chủ động theo dõi sát sao tình hình thiên tai, các hộ dân, cơ sở sản xuất v.v trong diện gặp nguy hiểm cần cứu nạn hoặc di dời khẩn cấp.

- Chỉ đạo các lực lượng chuyên trách tiếp tục bám trụ tại địa bàn, giúp dân chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, kê kích các vật dụng gia đình vv; tham gia sơ tan dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tham gia cứu người, tài sản, cứu hộ các công trình phòng, chống lụt bão đang bị sự cố…

vũ trang đóng trên địa bàn tổ chức cứu hộ, cứu nạn.

- Chỉ đạo cung cấp lương thực, thuốc men, chăn màn quần áo cho dân tại các điểm sơ tán.

* Đối với yếu tố Lực lượng tại chỗ và kinh phí

- Các đội thanh niên xung kích, dân quân, các tổ chức tự quản tích cực hỗ trợ nhân dân đối phó với sự cố.

- Các lực lượng chuyên trách như điện lực, cung cấp nước, trường học, y tế, thông tin liên lạc thực hiện các phương án cụ thể đối phó với tình huống thiên tai của ngành mình.

- Cung cấp đủ lực lượng hỗ trợ dân di dời đến nơi an toàn.

- Tiếp tục tuần tra, canh gác tại các điểm xung yếu trên địa bàn; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đôi phó, hỗ trợ nhân dân.

* Đối với yếu tố phương tiện, vật tư tại chỗ

- Huy động, trưng thu trưng dụng các phương tiện, vật tư đã lên danh sách từ trước.

- Cung cấp các phương tiện cần thiết cho các lực lượng tại chỗ làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả.

* Đối với yếu tố Hậu cần tại chỗ

- Phân bổ lương thực, thuốc men, các vật dụng gia đình cần thiết cho các hộ dân tại các điểm sơ tán.

- Tiếp tục theo dõi nắm tình hình số hộ cần cứu trợ khẩn cấp, nhu cầu thiết yếu của người dân còn bám trụ tại địa bàn cũng như đang tạm cư tại các điểm sơ tán.

3.5.2.3 Kế hoạch hoạt động sau sự cố a. Tại công trình đầu mối:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vỡ đập đến vùng hạ du hồ chứa và đề xuất giải pháp giảm thiểu kịch bản cho hồ Vực Mấu, tỉnh Nghệ An (Trang 89)