Xây dựng phương án chuẩn bị sẵn sàng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vỡ đập đến vùng hạ du hồ chứa và đề xuất giải pháp giảm thiểu kịch bản cho hồ Vực Mấu, tỉnh Nghệ An (Trang 79)

5. Bố cục của luận văn

3.5.2.1 Xây dựng phương án chuẩn bị sẵn sàng

- Bảo đảm sự chỉ đạo, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng để đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

-Căn cứ vào kết quả mô phỏng ngập lụt ứng với kịch bản (KB2, KB3) kết hợp với tình hình phân bổ dân cư và các tài sản, và công trình Quốc gia và của nhân dân vùng hạ du bị ảnh hưởng của hồ chứa Vực

Mấu, xác định hệ thống phân loại các mức độ khẩn cấp có thể xảy ra các mức độ nhẹ (hư hỏng nhỏ phải tu sửa) đến nghiêm trọng (có khả năng vỡ đập).

- Xác định các cấp báo động và các hành động cần thực hiện tương ứng với từng loại tình huống khẩn cấp, trên cơ sở đó xác định cơ quan chỉ huy, lực lượng tham gia ứng phó và xác định chủng loại phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác cứu hộ.

- Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống khẩn cấp. Hình thành tổ chức cơ quan chỉ huy, điều hành, lực lượng, trang thiết bị ứng phó khẩn cấp.

1. Cơ quan chỉ huy:

+ Thành phố: Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố chủ trì, phối hợp với ban chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ Đội biên phòng thành phố, Công an thành phố, Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, các sở ngành có liên quan.

+ Quận, huyện: Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm Kiếm cứu nạn quận- huyện.

2. Lực lượng tham gia ứng cứu:

Quân đội, Bộ Đội biên phòng, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Thanh niên xung phong, dân phòng, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, y tế, chữ thập đỏ, giao thông, điện lực… và các lực lượng khác tại các đơn vị, địa phương.

3. Phương tiện, trang thiết bị

Như máy bay trực thăng, các loại ca nô, tàu, xuồng, xe chuyên dụng, xe cấp cứu, phương tiện, trang thiết bị cấp cứu, áo phao, nhà bạt cứu sinh, phao cứu sinh các loại, cưa máy, máy đục, cắt bê tông …

Xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị liên quan:

Căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp có liên quan để xác định trách nhiệm cụ thể đối với công tác chuẩn bị đối phó với các tình huống khẩn cấp xảy ra với hồ chứa Vực Mấu. Cụ thể:

* Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão hồ Vực Mấu

+ Chịu trách nhiệm đảm bảo các vật tư, vật liệu phương tiện đầy đủ như phương án đề ra;

+ Chịu trách nhiệm kỹ thuật về sử lý các sự cố của hồ chứa;

+ Xây dựng các phương án cụ thể về xử lý kỹ thuật các loại sự cố có thể xảy ra đối với hồ chứa.

Một số xã gần sông Hoàng Mại có nhiều thôn chịu ngập nặng trong nước nên đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và tài sản của nhân dân đến mức tối thiểu nhất đảm bảo phương tiện xe trở người, tài sản huy động đầy đủ và di chuyển theo con đường hợp lý nhất.

* Bộ chỉ huy Quân sự huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Chịu trách nhiệm hiệp đồng với các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn thành phố và cơ quan Quân sự huyện Quỳnh Lưu để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu trong phương án cả về lực lượng và phương tiện tham gia ứng cứu sự cố và sơ tán nhân dân.

* Chủ tịch UBND huyện:

- Phối hợp với ban chỉ huy phòng chống lụt bão hồ Vực Mấu xây dựng phương án thật cụ thể về trường hợp thu quân ứng cứu tại đầu mối hồ khẩn cấp khi có sự cố là bất khả kháng, đập chuẩn bị vỡ. Trong khi đó chú ý đường rút quân, vị trí tập kết khi rút quân.

* Chủ tịch UBND các xã

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải nắm bắt tình hình những xã chịu ảnh hưởng nặng (dọc sông Hoàng Mai thuộc các xã Quỳnh Trang, Vinh, Mai Hùng, Thiện, Lộc, Dị vì quãng đường truyền lũ ngắn, địa hình dốc nên tốc độ truyền lũ nhanh) chịu trách nhiệm lập phương án cụ thể về sơ tán nhân dân, trong đó lấy phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện, vật tư tại chỗ và Hậu cầu tại chỗ) là chủ yếu. Chủ trì tổ chức họp nhân dân tại các thôn, xóm thuộc vùng nguy hiểm của hạ lưu hồ chứa bàn cách thực hiện sơ tán, di chuyển lên các vùng cao an toàn gần nhất;

+ Riêng các xã Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Mai Hùng, Quỳnh Dị, Mai Giang, Quỳnh Thiện của huyện Quỳnh Lưu có nhiều thôn gần sông nên phải tập chung đầy đủ phương tiện xe trở người, vật nuôi và các tài sản khác để giúp người dân giảm thiệt hại tối thiểu nhất, và đường thoát lũphải đảm bảo an toàn.

+ Yêu cầu nhân dân tự tổ chức lấy cho bản thânvà gia đình là chính khi có lệnh sơ tán, lập phương án cụ thể về thông tin liên lạc để kịp thời thông báo cho nhân dân biết tin tức của hồ và lệnh sơ tán. Trang bị thông tin báo động có thể bằng kẻng, trống, phèn la, loa tay, truyền thanh cơ sở … và nhất thiết phải thông báo rộng rãi cho nhân dân biết hình thức thông tin trên để nhận biết hiệu lệnh.

Cụ thể: Hướng hướng di chuyển cho nhân dân vùng ngập lụt (hình: 3.13) bằng con đường ngắn nhất hai bên bờ sông Hoàng Mai. Các xã Quỳnh Trang, Mại Hùng, Quỳnh Vinh, Quỳnh Xuận, Quỳnh Thiện, Quỳnh Lộc, Quỳnh Phương ngập một phần trong nươc, đặc biệt Quỳnh Dị ngập sâu trong nước nên phải có biện pháp kịp thời trước khi lũ về, phải huy động các phương tiện vận chuyển người và của cho nhân dân huy đông các lực lượng ban ngày khác hồ trợ khi di chuyển. Chọn khu lán trại phù hợp thuận lợi cho nhân dân sinh sống nhất là gần khu dân cư sinh sống,để đảm bảo sinh hoạt, và đảm bảo tài sản cho nhân dân.

* Ban chỉ huy Quân sự thành phố. Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố, Công an thành phố, Cơ quan Quân sự huyện, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện:

Chịu trách nhiệm tổ chức điều tra khảo sát tình hình hiện trường bao gồm:

+ Đường vào cứu nạn hồ chứa, kể cả trường hợp thời tiết bất lợi, mưa báo lũ lớn, nước ngập sâu.

+ Đường vào các khu vực dân cư.

+ Đặc điểm địa hình các khu vực dân cư và vùng xung quanh, vùng tập kết nhân dân, đường đi đến vùng tập kết.

Trên cơ sở đó, xác định lực lượng, số lượng, chủng loại phương tiện (cả phương tiện chuyển quân : ô tô, phương tiện vượt ngầm, suốt khi lũ lớn và phương tiện, vật tư ứng cứu : cuốc, xẻng, xà beng, xe thô sơ), lập phương án tham gia ứng cứu theo nhiệm vụ được phân công.

* Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, Sở Thương mại, Sở lao động Thương binh và xã hội, Sở Y tế, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường: Chịu trách nhiệm công tác cứu trợ.

* Chủ tích và các cán bộ UBND các xã thuộc vùng hạ du công trình: Thành lập ban chỉ huy phòng chống lụt bão xã mình quản lý. Phân công cán bộ trực suốt trong thời gian quy định. Đôn đốc nhân dân các thôn nạo vét cống rãnh,chèn chống lại nhà cửa có khả năng sụp đổ. Lực lượng công an, dân quân có trách nhiệm bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khi cho toàn bộ khu vực quản lý nhất là địa điểm sơ tán của nhân dân trong quá trình mưa lũ, xây dựng kế hoặch phòng chống lụt bão cho lực lượng mình phụ trách theo phương châm 4 tại chỗ và tổ chức

lực lượng di dời dân ra khỏi vùng ngập nước và các hộ gia đình có nhà ở không đảm bảo an toàn về nơi trú án. Đài truyền thanh xã tăng cường hoạt động hết công suất, kịp thời đưa thông tin về tình hình mưa lũ đến nhân dân trên địa bàn xã. Khảo sát nắm lại các chủ phương tiện vận tải hiện có trên địa bàn xã để có thể huy động phục vụ cho việc sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm khi có báo động.

Chỉ đạo cho hợp tác xã thương mai dịch vụ trên địa bàn xã chuẩn bị đảm bảo cung cấp lương thực, thức ăn, nước uống đến giúp đỡ các hộ dân di dời, tuyệt đối không để các hộ dân này thiếu thức ăn, nước uống nhằm đảm bảo sức khỏe, đồng thời chỉ đạo trạm Y tế xã phải chuẩn bị đầy đủ thuốc men, xây dựng phương án cấp cứu nạn chữa bệnh, phòng chống bệnh dịch trước, trong và sau khi lũ lụt chấm dứt.

Các bộ phận được phân công phụ trách từng lĩnh vực công việc, báo cáo cụ thể, chính xác tình hình trước, trong và sau khi lụt bão. Trên cơ sở đó Ban chỉ huy phòng chống lụt bão xã tham mưu cho UBND xã đề xuất cấp trên hỗ trợ kịp thời nhằm phục vụ đời sống, sản suất và sinh hoạt của nhân dân.

a. Một số quy tắc hành động tại chỗ khi xảy ra sự cố * Đối với Ban chỉ huy phòng chống lụt bão địa phương

Khi nhận được thông báo từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão cấp trên thì lập tức triệu tấp các cán bộ của mình, phổ biến kế hoặch phòng chống lụt bão và cứu hộ cứu nạn. sau đó triển khai ngay các biện pháp tại chỗ, trong khi đó tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình mưa lũ, theo dõi các thông tin liên lạc và thông tin chỉ đạo.

Khi mới bắt đầu xảy ra tình trạng ngập lụt tại khu vực mình sinh sống, bà con nhân dân chủ động, bình tĩnh và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão địa phương. Theo dõi các thông tin về tình hình ngập lụt tại địa phương mình, diễn biến mực nước ngập để chủ động phòng chống lũ lụt.

b. Phương án chuẩn bị sẵn sàng

- Quy định về công tác tổ chức quan trác, đánh giá, phát hiện, dự báo và phân loại mức độ khẩn cấp:

+ Kết hợp với sổ tay Vận hành và Bảo trì công trình đầu mới, quy định chế độ quan trác, theo dõi hiện trạng các hạng mục công trình theo dõi định kỳ thời gian, đặc biệt trong mùa mưa lũ (đơn vị, người thực hiện chế độ quan trác định kì, quan trác đột xuất trong mùa mưa lũ …). Chế độ hoạt động trong giờ làm việc, giờ nghỉ, chủ nhật, ngày lễ, ban ngày ban đêm vv…

+ Lập cơ chế dự báo lũ đến hồ, dự báo mực nước hồ, dự báo các hự hỏng có thể xảy ra. Tổng hợp, phân tích xác định để thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan.

- Thiết lập chế độ thông báo các tình huống để tổ chức, cá nhân liên quan, theo trách nhiệm đã được xác định ở trên:

+ Định rõ cấp, người ra thông báo. + Cấp, người được thông báo.

+ Địa chỉ văn phòng, nhà ở, điện thoại liên lạc, fax, email, radio vv…

+ Hệ thống thông báo dự phòng.

+ Bộ máy điều hành, kế hoặch, chương trình hành động trong năm, trong mùa mưa lũ.

+ Hệ thống thông tin liên lạc. + Hệ thống báo động.

+ Hệ thống chiếu sang.

+ Hệ thống, phương tiện cứu hộ, cấp cứu.

+ Phác thảo phương án ứng cứu với các tình huống khác nhau (các mức độ hư hỏng công trình, mực nước trên hồ, điều kiện thời tiết khác khau, ban ngày, ban đêm vv…) cho các hạng mục công trình đầu mối (đập chính, tràn xả lũ, tràn khẩn cấp).

+ Dự trù vật tư, thiết bị, phương tiện ứng cứu (khối lượng tối thiểu tại từng cồng trình và các nguồn dự trữ cho tình huống khẩn cấp của toàn bộ công trình đầu mối).

Vật tư, vật liệu dự phòng: bắt buộc phải có tại hồ, dự kiến khối lượng

Bảng 3.6 Dự trù vật tư, vật liệu chuận bị tại hồ chứa

Đá hộc 200 m3 Sỏi 1x2 20 m3 Sỏi 4x6 20 m3 Cát 20 m3 Vải lọc 1000 m2 Rọ sắt 200x100x50 50 cái

Cuốc 50 cái

Xẻng 100 cái

Xà Beng 20 cái

Xe cút kít 20 cái

Đèn bin loại lớn, chống ướt 10 cái

Loa cầm tay (loại tốt – Nhật, công suất 22W) 03 cái

Radio 01 cái

Máy thu hình 14 inch 01 cái

Máy phát thủy điện nhỏ 500W 01 cái

Máy phát thủy điện chạy xăng 1000W 01 cái

Áo phao 30 cái

+ Dự kiến lực lượng ứng cứu tại từng công trình, lực lượng ứng cứu cơ động cho toàn khu vực hồ chứa.

+ Dự trù công tác hậu cần: trạm cấp cứu, cung cấp lương thực thực phẩm cho khu vực đầu mối…

+ Dự kiến kinh phí thực hiện công tác chuẩn bị. + Lập kế hoặch sơ tán khu vực ảnh hưởng ở hạ du

+ Phân vùng ảnh hưởng, diện tích ngập, mức độ ảnh hưởng, số lượng người, tài sản bị ảnh hưởng.

+ Phương pháp sơ tán các tình huống khẩn cấp, trong đó, phân loại các công trình được thực hiện trước khi có báo động và ứng với từng cấp

báo động khác nhau; trong các điều kiện thời tiết (mưa, nắng, gió bão), thời gian xảy ra (ban ngày, ban đêm) vv…

+ Bộ mấy điều hành các cấp (tỉnh, huyện, cụm, xã…), thẩm quyền quyết định thời gian và khu vực sơ tán, thứ tự sơ tán (theo tình huống và mức độ ảnh hưởng)…

+ Dự kiến và bố trí các phương tiện phục vụ trong điều kiện khẩn cấp: trạm thông tin liên lạc, trạm cấp cứu, kho tang và địa điểm cung cấp lương thực, thực phẩm cho khu vực sơ tán, nhân lực điều hành và các kinh phí cho việc chuẩn bị và thực hiện phương án khi có lệnh.

- Đề xuất các công việc cần thực hiện để phục vụ cho các việc thực hiện Kế hoặch chuẩn bị khẩn cấp.

+ Hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống báo động. + Hệ thống đường cứu hộ, đường sơ tán.

+ Hệ thống kho tàng vật tư, thiết bị dự phòng. + Các công việc cần thiết khác.

- Cắm mốc vào biển báo:

+ Sau khi thống nhất các phương án sơ tán, tiến hành cắm mốc xác định vị trí khu vực sơ tán, các biển chỉ dẫn đường sơ tán và các biển báo cần thiết khác. Phần này sẽ lấy kinh phí từ nguồn khác.

+ Dự kiến khối lượng và vốn để thực hiện các công việc trên.

3.5.2.2 Xây dựng phương án ứng phó khi xảy ra sự cố a. Khu vực hồ chứa và công trình đầu mối

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vỡ đập đến vùng hạ du hồ chứa và đề xuất giải pháp giảm thiểu kịch bản cho hồ Vực Mấu, tỉnh Nghệ An (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)