Giải pháp công trình

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vỡ đập đến vùng hạ du hồ chứa và đề xuất giải pháp giảm thiểu kịch bản cho hồ Vực Mấu, tỉnh Nghệ An (Trang 75)

5. Bố cục của luận văn

3.5.1Giải pháp công trình

- Trên các khu truyền lũ không xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu dân cự, khu công nghiệp trong vùng bị ngập sau khi mùa mưa lũ về vì sẽ làm cản trở khả năng thoát lũ, xây dựng cần tôn cao nền và đảm bảo an toàn cho các công trình và an toàn thoát lũ.

- Các công trình thủy lợi, giao thông đã cần cải tạo, bổ sung hoặc thay đổi kết cấu nhằm tăng khả năng thoát lũ, như sau:

+ Công trình tháo lũ cần mở rộng hay làm tràn xả sâu, nâng cao đinh đập đất, gia cố mái thượng hạ lưu, lắp đặt hệ thống quan trác mực nước và đọ mưa trong khu vực để nâng cao mức độ chính xác công tác dự báo và tính toán.

+ Đối với các tuyến đường nằm trên các trục truyền lũ chính thường xuyên xảy ra khi có mưa thì phải làm khác ngầm hạ thấp cao

trình đường cùng với kết cấu hợp lý là làm đường bằng bê tông để không gây ra sạt trượt khi lũ tràn qua.

+ Cần phải bổ sung mới các cống qua đường tại các cung đường chạy cắt ngang tuyến truyền lũ để tăng khả năng thoát lũ.

- Với các địa điểm trũng thấp ở vên sông Hoàng Mai những nơi thường xuyên bị ngập khi có mưa lũ thì chuẩn bị sẵn các phương tiện sơ tán như xuồng; thuyền con; xây dựng các nhà văn hóa thôn kết hợp tránh lũ lụt ở khu vực cao gần khu dân cư.

- Đối với các khu dân cư phải sống chung với lũ, lụt thường xuyên thì cần phải cải tạo hay xây mới các nhà kiên cố cao tầng với tầng một là hệ thống cột bê tông tăng khả năng thoát lũ còn tầng hai thì cao trình sàn nhà phải cao hơn mực nước lũ để ở.

Sơ bộ đưa ra phương án cải tạo nhà để chống và thoát lũ như hình vẽ

CẮT NGANG HIỆN TRẠNG

CẮT NGANG PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO

Hoàng Mai thì xây dựng nhà kiên cố như các xã, Quỳnh Trang, Quỳnh Lộc, Quỳnh Vinh, Quỳnh Xuân, Quỳnh Lập, Quỳnh Liên đánh giá số lượng có hộ dân có khu ngập để xây dựng nhà kiên cố cho hợp lý phù hợp kinh tế của xã để xây dựng và có sức chứa số lượng người. Nếu số lượng hộ dân lớn quá ta phải di dân lên vùng cao an toàn hoặc di dời sang xã bên tam trú trong những ngày lũ lụt.

Còn những nơi ngập nặng ta di dời dân theo con đường ngắn nhất và đưa ra nhiều phương án đặt ra đểdi chuyển các xã ngập sâu lên các vị trí an toàn như: Mai Hùng, Quỳnh Di, Quỳnh Phương có các thôn ngập sâu trong nước và làm lán trại cho nhân dân tạm trú trong những ngày lũ, và đảm bảo mức tối thiểu đời sống cho nhân dân. Cũng như tài sản của các hộ dân.

Hình 3.12 : Bản đồ địa hình bố trí nhà kiên cố của các xã

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của vỡ đập đến vùng hạ du hồ chứa và đề xuất giải pháp giảm thiểu kịch bản cho hồ Vực Mấu, tỉnh Nghệ An (Trang 75)