ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế Việt Nam (Trang 80)

NAM GIAI ĐOẠN 2014-2020

Các mục tiêu cơ bản phát triển thị trường trong năm 2014 là: (i) bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững của TTCK; (ii) tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phát triển và tái cấu trúc TTCK, hướng tới các giải pháp dài hạn; (iii) xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN và

TTCK; (iv) tăng cường hội nhập quốc tế và bảo đảm triển khai, thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế đã tham gia. Để thực hiện các mục tiêu trên, trong thời gian tới, các giải pháp sau sẽ được tiếp tục triển khai:

Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, đề án bao gồm: Đề án TTCK phái sinh (trình Chính phủ tháng 12/2013) và Nghị định về TTCK phái sinh (trình Chính phủ trong quý II/2014); Đề án thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam trên nguyên tắc thống nhất về bộ máy quản lý, công nghệ, chế độ báo cáo, công bố thông tin, thành viên và giao dịch...

Thứ hai, tiếp tục triển khai giao dịch ETF. Trước mắt sẽ hoàn tất việc chạy thử với các CTCK đã hoàn thiện hệ thống thanh toán để đưa giao dịch ETF vào hoạt động. Xây dựng phương án đối tác bù trừ trung tâm (CCP), Đề án xây dựng hệ thống vay và cho vay chứng khoán (SBL), phương thức thanh toán, bù trừ, trước mắt đối với TPCP; chuyển chức năng thanh toán trái phiếu từ ngân hàng thương mại sang Ngân hàng Nhà nước; tiếp tục nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới tại các sở giao dịch chứng khoán như covered warrant, kết nối hệ thống với Bloomberg, Đề án When-issued...

Thứ ba, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện các cam kết quốc tế như cam kết WTO qua việc: (i) triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam và xây dựng các thông tư hướng dẫn liên quan; tiến hành phân loại danh mục các DN không cần kiểm soát; (ii) nghiên cứu và tiến tới đàm phán với các quốc gia châu Âu theo tinh thần của Nghị định châu Âu ESMA và với các quốc gia Bắc Mỹ nhằm công nhận UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nước về TTCK tại Việt Nam, để huy động thêm vốn từ các quỹ đại chúng tại châu Âu và Bắc Mỹ.

Thứ tư, tiếp tục rà soát hoàn thiện lại các quy định về công bố thông tin, quản trị công ty, xây dựng ban hành các quy định hướng dẫn chế độ kế toán, kiểm toán phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế: chế độ kế toán đối với CTCK, công ty quản lý quỹ; chế độ kế toán đối với TTCK phái sinh.

Thứ năm, tiếp tục thúc đẩy công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên cơ sở phân loại theo tiêu chí và các biện pháp xử lý phù hợp. Nghiên cứu xây dựng mô hình về quỹ bảo vệ nhà đầu tư để xử lý vấn đề khi nhà đầu tư bị lạm dụng tài sản.

Thứ sáu, tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường qua việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm; triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ trong kế hoạch năm 2014; đồng thời ban hành thông tư hướng dẫn Nghị định 108/2013/ NĐ- CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; Thông tư sửa đổi về công tác giám sát giao dịch chứng khoán.

Thứ bảy, tiếp tục triển khai các đề án về công nghệ áp dụng cho TTCK và công nghệ thông tin cho công tác quản lý, giám sát TTCK. Nâng cấp hệ thống

hạ tầng kỹ thuật thị trường bao gồm hệ thống giao dịch, đăng ký lưu ký, thanh toán bù trừ, hệ thống công bố thông tin, giám sát.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Quốc tế Việt Nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w