VÀ PHÁT TRIỂN HAI BÀ TRƯNG
3.1.2. Định hướng công tác huy động vốn
- Đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam:
Với mục tiêu cơ bản là nâng cao chất lượng, khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn trong hoạt động, chủ động tham gia các chương trình kinh tế trọng điểm như năng lượng, vật liệu xây dựng, công nghiệp tàu thủy, viễn thông,... Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam lấy cơ sở thực hiện là phải triển khai được chiến lược huy động vốn với các nội dung cơ bản sau:
Một là, phấn đấu thực hiện huy động vốn tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% năm để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng.
Hai là, đa dạng hóa hình thức huy động vốn: có tính đến hình thức phát hành trái phiếu quốc tế vay vốn nước ngoài nhằm tài trợ cho các dự án của các doanh nghiệp khách hàng có những dự án đầu tư dài hạn, có tính khả thi cao, dự kiến huy động khoảng 1 đến 1,3 tỷ USD.
Ba là, tiếp tục tăng cường huy động vốn từ dân cư để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định, tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay
Bốn là, tiếp tục thực hiện tốt vai trò của ngân hàng bán buôn cho dự án tài chính nông thôn II do ngân hàng thế giới tài trợ, góp phần cung ứng nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cho phát triển khu vực nông thôn.
Năm là, tích cực xây dựng Liên doanh Quản lý quỹ Đầu tư giữa BIDV với đối tác Mỹ nhằm thúc đẩy chương trình đầu tư trực tiếp và gián tiếp của BIDV và các đối tác kinh doanh vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó một nội dung quan trọng trong định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được khởi động từ năm 2005 là tiến hành cổ phần hóa. Vấn đề này vừa phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ vừa là nhu cầu cấp thiết đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực tài chính, cải cách toàn diện hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, tăng cường sức cạnh tranh.
- Đối với chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng:
Sang năm 2011, cũng như trong thời gian tới chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hai Bà Trưng xác định: Nguồn vốn lớn là động lực tạo đà cho việc thực hiện thành công chiến lược phát triển chính vì vậy Ngân hàng tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn lớn nhàn rỗi của dân cư và của các doanh nghiệp.
Hiện nay, nhu cầu nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay và tài trợ các dự án có xu hướng ngày càng tăng trong khi đó nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh lại rất thấp. Vì vậy việc tính toán cân đối nguồn vốn và đẩy mạnh giải pháp tăng vốn trung và dài hạn để cho vay các dự án lớn, dài hạn trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó đặc thù nền kinh tế Việt Nam là tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông còn khá lớn, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn thấp. Nhiệm vụ đặt ra là phải từng bước khắc phục tình trạng trên. Chính vì vậy chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển HBT xác định định hướng phát triển nguồn vốn trong thời gian tới như sau:
- Tạo ra nguồn tiền gửi ổn định huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế trở thành một nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn vốn khác hay biến động của thị trường.
- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, đặc trưng của ngân hàng để nâng cao uy tín đối với khách hàng, góp phần tạo nguồn vốn ổn định với quy mô, cơ cấu phù hợp với yêu cầu phát triển.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và tổ chức. Coi trọng, khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức theo nhiều kênh khác nhau.
- Chú trọng cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng phát triển nguồn vốn trung và dài hạn nhằm giảm tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn từ đó giảm được rủi ro.
- Đảm bảo cơ cấu loại tiền VNĐ và ngoại tệ một cách hợp lý. Luôn theo sát biến động về lãi suất trên thị trường, chỉ đạo của Hội sở chính về lãi suất chỉ đạo và kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động vốn.
- Gắn chiến lược tạo nguồn vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn.