KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG MẪN CẢM VỚI KHÁNG

Một phần của tài liệu Điều tra sự lưu hành vi khuẩn Streptococcus suis trên đàn lợn ở một số huyện thuộc tỉnh Ninh Bình (Trang 45)

SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN S. SUIS

Việc kiểm tra khả năng mẫn cảm và kháng với một số loại kháng sinh của các loại vi khuẩn gây bệnh nói chung và vi khuẩn S. suis nói riêng là rất cần thiết. Trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn cho cán bộ thú y cơ sở lựa

chọn những kháng sinh thích hợp để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra ở lợn có hiệu quả.

Kết quả kiểm tra mức độ mẫn cảm và kháng với 7 loại kháng sinh của các chủng vi khuẩn S. suis phân lập được được trình bày ở bảng 4.6 và hình 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của một số chủng S. suis phân lập được Loại kháng sinh Số chủng kiểm tra Kết quả Mẫn cảm Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Kháng Tỷ lệ (%) Gentamycine 22 06 27,27 04 18,18 12 54,55 Amoxicilin/clavulanic acid 22 22 100,00 00 00,00 00 00,00 Penicilin 22 4 18,18 07 31,82 11 50,00 Enrofloxacine 22 11 50,00 04 18,18 07 31,82 Sulfamethoxazole/ Trimethoprim 22 07 31,82 06 27,27 09 40,91 Tetracycline 22 00 00,00 00 00,00 22 100,00 Ceftiofur 22 22 100,00 00 00,00 00 00,00

Hình 4.6. Tỷ lệ mẫn cảm với kháng sinh của các chủng S. suis phân lập được

Trong tổng số 22 chủng vi khuẩn S. suis được kiểm tra khả năng mẫn cảm và kháng với các loại kháng sinh nêu trên, chúng tôi thấy các chủng mẫn cảm nhất với kháng sinh Amoxicilin clavulanic acid (chiếm tỷ lệ 100%) và Ceftiofur (100%), tiếp đến là Enrofloxacine (50,00%). Các kháng sinh Gentamycine, Penicilin, Sulfamethoxazole Trimethoprim có tỷ lệ mẫn cảm từ 27, 27% - 31,82%, song tỷ lệ kháng cũng cao, Penicilin là 50%, Gentamycine là 54,55%, Sulfamethoxazole Trimethoprim là 40,91%. Đặc biệt là kháng sinh Tetracycline thì 100% các chủng S. suis kiểm tra đều kháng với kháng sinh này.

Hiện tượng kháng kháng sinh mạnh như vậy có thể được giải thích là do kháng sinh này đã được sử dụng thường xuyên, thời gian dài trong quá trình chăn nuôi lợn để phòng và điều trị bệnh. Vì vậy, đã gây ra hiện tượng

kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn S. suis đã thu nạp được các plasmid kháng thuốc do hiện tượng truyền ngang giữa các loài vi khuẩn khác gây nên. Kết quả của nghiên cứu này ít nhiều có sự sai khác với một số nghiên cứu trước đây. Theo một số tác giả như Sanford và Tilker (1982) thì có tới 80-95% số chủng S. suis mẫn cảm với Penicillin G. Vũ Thị Minh Hạnh (1993) kiểm tra khả năng mẫn cảm với kháng sinh của 20 chủng S. suis phân lập ở Tiệp khắc cũ thì thấy tất cả các chủng đều mẫn cảm với Penicillin. Theo nghiên cứu của Trịnh Phú Ngọc (2002) khi tiến hành thử mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn

Streptococcus phân lập được, thấy số chủng mẫn cảm với Penicillin G biến động từ 59,09 - 63,63%. Như vậy, có thể thấy một điều rõ ràng rằng số chủng mẫn cảm với Penicillin G trong nghiên cứu này là thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Đây là những số liệu đáng báo động đối với các cán bộ thú y cơ sở, cần phải chú ý trong việc sử dụng kháng sinh điều trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Các nhà chăn nuôi cũng nên lưu ý việc bổ sung kháng sinh vào thức ăn để phòng bệnh, nếu không sẽ dẫn đến khó khăn trong việc điều trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra hoặc phải dùng liều cao, thời gian điều trị phải kéo dài mà hiệu quả điều trị lại không cao.

Với kết quả thu được trong phòng thí nghiệm của nghiên cứu này có thể đưa ra lời khuyến cáo cho cán bộ thú y cơ sở: Khi phòng bệnh hay điều trị bệnh do vi khuẩn S. suis ở lợn nên sử dụng các loại kháng sinh có tính mẫn cảm cao như Amoxicilin, Ceftiofur. Tuy vậy, cần có chiến lược và biện pháp cụ thể để hướng dẫn người chăn nuôi và các chủ trang trại sử dụng kháng sinh có ý thức và thận trọng, tránh hiện tượng vi khuẩn kháng đồng thời với nhiều loại kháng sinh. Có như vậy, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh mới đem lại hiệu quả cao như mong đợi.

Phần V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra được một số kết luận như sau:

1. Các chủng vi khuẩn Streptococcus suis phân lập được trên đàn lợn tại một số huyện thuộc tỉnh Ninh Bình có hình thái, tính chất mọc trên các loại môi trường và các tính chất sinh vật hoá học giống như các tài liệu trong và ngoài nước đã mô tả.

2. Tỷ lệ phân lập được vi khuẩn Streptococcus suis từ lợn khoẻ tại một số huyện thuộc tỉnh Ninh Bình là 21,57 %.

3. Trong 22 chủng Streptococcus suis phân lập được từ đàn lợn khoẻ tại một số huyện thuộc tỉnh Ninh Bình, xác định được 1 serotyp 2 (4,54%), 1 serotyp 7 (4,54%), 1 serotyp 9 (4,54%); không có chủng S. suis serotyp 1.

4. Các kết quả về tỷ lệ mang vi khuẩn S. suis ở lợn khỏe trong nghiên cứu này đã phản ánh được sự lưu hành của vi khuẩn S. suis trên đàn lợn của một số huyện thuộc tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt phần nào phản ánh được nguy cơ lây truyền mầm bệnh S. suis serotyp 2 từ lợn sang người.

5. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của các chủng Streptococcus suis

phân lập được trên đàn lợn khỏe tại một số huyện thuộc tỉnh Ninh Bình cho thấy: vi khuẩn mẫn cảm nhất với kháng sinh Amoxicilin clavulanic acid và Ceftiofur (100%) ; vi khuẩn kháng mạnh với các kháng sinh Tetracycline (100%), Penicilin (50%).

5.2. ĐỀ NGHỊ

Tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu về vi khuẩn S. suis và bệnh do chúng gây ra ở lợn các địa phương khác trong cả nước để có thêm các dữ liệu cần thiết phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo sau này.

Từ việc xác định týp huyết thanh của các chủng vi khuẩn Streptococcus suis, có thể xem xét và lựa chọn một số chủng vi khuẩn có tính kháng nguyên ổn định và phù hợp để sản xuất vắc-xin phòng bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Trịnh Phú Ngọc, Lê Văn Tạo, Nguyễn Ngọc Nhiên (1999). "Một số tính chất vi khuẩn học của các chủng Streptococcus phân lập từ lợn ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam", Tạp chí KHKT Thú y, số 2, trang 47-49.

Trịnh Phú Ngọc (2002). “Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật và độc lực của vi khuẩn Streptococcus gây bệnh ở lợn tại một số tỉnh”, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Viện Thú y Quốc Gia, Hà Nội.

Khương Thị Bích Ngọc (1996). “Bệnh cầu khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi lợn tập trung và biện pháp phòng trị”, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện Thú y Quốc Gia, Hà Nội.

Nguyễn Ngọc Nhiên, Khương Bích Ngọc, (1994). "Bệnh đường hô hấp trong chăn nuôi lợn công nghiệp", Tạp chí KHKT Thú y, số 4, trang 42-46. Nguyễn Thị Nội, Nguyễn Ngọc Nhiên, (1993). "Một số vi khuẩn thường gặp

trong bệnh ho thở truyền nhiễm ở lợn", Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1990-1991, NXB Nông nghiệp, Hà Nội trang 70-76.

Cù Hữu Phú và cộng sự, (1998). “Kết quả phân lập và xác định một số tính chất vi khuẩn học của Streptococcus sp, gây bệnh ở lợn một số tỉnh phía Bắc”. Báo cáo khoa học Viện thú y 1998.

Cù Hữu Phú và cộng sự (2005). "Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc", Tạp chí KHKT Thú y, số 4, trang 23-32.

Nguyễn Vĩnh Phước (1970). Vi sinh vật thú y tập II, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.

Lê Văn Tạo (2006). "Bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra ở lợn", Tạp chí KHKT Thú y, số 3, trang 71-76.

Lê Văn Tạo và Đỗ Ngọc Thuý (2006). "Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis

gây ra trên lợn tại tỉnh Tứ Xuyên - Trung Quốc, những biện pháp ngăn chặn của Việt Nam", Tạp chí KHKT Thú y, số 3, trang 89-90.

Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001). Vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Bùi Thị Tho, Phạm Khắc Hiếu (1988). "Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn",

Tạp chí KHKT chăn nuôi, số 3.

Nhữ Văn Thụ (2006). “Nghiên cứu cải tiến hệ mồi trong các phản ứng PCR phù hợp để phát hiện Mycoplasma gây bệnh ở gia cầm, ứng dụng thực tiễn”, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc Gia, Hà Nội. Nguyễn Gia Tuệ (dịch) (1995). "Gây nhiễm thực nghiệm cho lợn con bằng

Streptococcus suis, serovar 2", Tạp chí KHKT Thú y, số 4, trang 38-42.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Austrian, R. (1976). “Streptococcus pneumoniae. Manual of clinical Microbiology second Edition”. American society for Microbiology Washington D. C, pp. 109-115.

C. Marios, S. Bougeard, M. Gottschalk and M. Kobisch (2004). “Multiplex PCR assay for detection of Streptococcus suis species and serotypes 2 and ½ in tonsils of live and dead pigs”, Journal of clinical microbiology, pp.3169-3175.

Cook RW, Jackson ARB, Ross AD (1988). “Streptococcus suis type 1 infection of suckling pigs”, Aust Vet J, No. 65, pp. 64-65.

Clifton-Hadley F. A. (1983). “Streptococccus suis type 2 infection”, Br. Vet. J, No. 139, pp. 1-5.

Clifton-Hadley F. A., and Enright, M. R (1984). “Factors affecting the survival of Streptococcus suis type 2”, Vet Rec, No. 114, pp. 585-587. De Moor C. E (1963). “Septicaemic infections in pigs caused by haemolytic

Streptococcis of new Lancefield groups designated R, S and T”, Antonie van Leeuwenhoek, No. 29, pp. 272-280.

Devriese L. A., Hommez I., Pot. B., Haeseboud F (1994b). “Identification and composition of the streptococcal and enterococcal flora of tonsils, intestines and faeces of pigs”, J Appl Bacterio, No.l 77, pp. 31-36.

Enright M. R., Alexander T. J. L., and Clifton-Hadley E. A (1987). “Role of houseflies ( Musca domestica) in the epidemiology of Streptococcus suistype 2”, Vet Rec, No. 121, pp. 132-133.

Erickson E. D., Doster A. R., and Pokomy, T. S (1984). “Isolation of Streptococcus suis from swine in Nebraska”, J Am Med Vet Assoc, No. 185. pp 666-668.

Field H. I., Buntain. D., and Done J. T. (1954). “Studies on piglet mortality. I. Streptococcal meningitis and arthritis”, Vet Rec, No. 66, pp. 43-455. Gottschalk M., Lebrun A., Wisselink H., Dubreuil J. D., Smith H., and Vecht

U. (1998). “Production of virulence-related proteins by Canadian strains of Streptococcus suis capsular type 2”, Can J Vet Res, No. 62, pp. 75-79.

Heath P. J., Hunt B. W., Duff J. P., and Wilkinson J. D. (1996).

Streptococcus suis serotype 14 as a cause of pig disease in the UK”, Vet Rac, No. 139, pp. 450-451.

Higgins R., Gottschalk. M., and Beaudoin. M. (1990). “Streptococcus suis infection in swine: A sixteen month study”, Can J Vet Res, No. 54, pp. 170-173.

Higgins R. and Gottschalk M. (2002). “Streptococcal diseases. Diseases of swine”, pp. 563-573.

Hui. A. C, Ng. K. C, Tong. P. Y, Mok. V, Chow. K. M, et al. (2005).

Bacterial meningitis in Hong Kong; years' experience. Clin Neurol Neurosurg”, No. 107, pp. 366-370.

Jacques M., Gottschalk M., Foiry B., and Higgins R. (1990). “Ultrastructural study on surface components of Streptococcus sui”, J Bacteriol, No. 172, pp. 2833-2838.

Kataoka Y., Yamashita T., Sunaga S., Imada Y., Ishikawa H., Kishima M.; and Nakazawa M. (1996). “An enzymelinked immunosorbent assay (ELISA)for the detection of anitibody against Streptococcus suis type 2 in infectedpigs”, J Vet Med Sci, No. 58, pp. 369-372.

Monter Flores J. L., Higgins R., D Allaire S., Charette R., Boudrean. M., and Gottschalj M. (1993). “Distribution of the different capsular types of Streptococcus suis in nineteen swine nurseries”, Can Vet J, No. 34, pp. 170-171.

Perch. B., Pedersen K. B., and Henrichsen. J.( 1983). “Serology of capsulated Streptococci pathogenic for pigs: Six new serotypes of Streptococcus suis”, J Clin Microbiol, No. 17, pp. 993-996.

Reams R. Y., Glickman L. T., Harrington D. D., Thacker H. L., and Bowersock T. L.(1994). “Streptococcus suis infection in swine: A retrospective study of 256 cases. Part II. Clinical signs, gross and microcopic lessions, and coexisting microorganisms”, J Vet Diagn Invest, No. 6, pp. 326-334.

Sala. V., Colombo. A., and Gerola. L. (1989). “Infection asks of Streptococcus suis type 2 localizations in slaughtered swine”, Arch Vet Italiano, No. 40, pp. 180-184.

Sanford SE., Tilker AME (1982). “Streptococcus suis type II-as-sociated diseases in swine: observations of a one-year study”, J Am Vet Med Assoc,

Smith. H., Vecht. H., Gielkens. A. L. J., and Smiths. M. A. (1992). “Cloning and nucleotide sequence of the gene encoding the 136-kilodalton surface protein (muramidase-released protein) of Streptococcus suis type 2”, Infestion and immunity, No. 60, pp. 2361-2367.

Vasconcelos. D., Middleton D. M., and Chirino Trejo J. M. (1994). “Lesions caused by natural infection with Streptococcus suis type 9 in weaned pigs”, J Vet Diagn Invest, No. 6, pp. 335-341.

Vecht U., Wisselink HJ., van Dijk JE., Smith HE (1992). “Virulence of Streptococcus suis type 2 strains in newborn germfree pigs depends on phenotype”, Infect Immun, No. 60, pp. 550-556.

Vena M. M., Miquet J. M., and Isem S. (1991). “Streptococcus suis isolated from an outbreak of pig pneumonia”, Vet Arg, No. 8, pp. 316-319. Windsor R. S., and Elliott S. D. (1975). “Streptococcal infection in young

pigs. IV. An outbreak of Streptococcal meningitis in weaned pigs”, J Hyg Camb, No. 75, pp. 69-78.

Wisselink H. J., Joosten J. J., Smith H. E (2002). “Multiplex PCR assays for silmutaneous detection of six major serotypes and two virulence- associated phenotypes of Streptococcus suis in tonsillar specimens from pigs, Journal of clinical microbiology”, No. 40, pp. 2922-2929.

TÀI LIỆU INTERNET

Nguyễn Thượng Chánh (2007). “Liên cầu khuẩn heo có đáng ngại không?

http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenthuongchanh/090807- liencaukhuanheo.htm

Nguyễn Hải Nam (2007). “Bệnh Liên cầu lợn và cách phòng tránh”, Vietnamnet, 30 tháng 7 năm 2007.

Gottschalk. M., Segura M. (2007). “Lessons from China's Streptococcus suis outbreak: The risk for humans”, The Pig site.

http://www.thepigsite.com/articles/1/health-and-welfare/1980/lessons-from- chinas-istreptococcus-suis-ioutbreak-the-risk-for-humans

The Pig Site. Streptococcal infections.

http://www.thepigsite.com/diseaseinfo/112/streptococcal-infections.

Lun Z. R, Wang Q. P, Chen X. G, Li A. X, Zhu X. Q (2007), Streptococcus suis: an emrging zoonotic pathogen.

http://infection.thelancet.com Vol 7 March 2007.

Streptococcus suis.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRA SỰ LƯU HÀNH VI KHUẨN

STREPTOCOCCUS SUIS TRÊN ĐÀN LỢN

Ở MỘT SỐ HUYỆN THUỘC TỈNH NINH BÌNH

Người thực hiện : ĐỖ TUẤN LONG

Lớp : THÚ Y C – K51

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRA SỰ LƯU HÀNH VI KHUẨN

STREPTOCOCCUS SUIS TRÊN ĐÀN LỢN

Ở MỘT SỐ HUYỆN THUỘC TỈNH NINH BÌNH

Người thực hiện : ĐỖ TUẤN LONG

Lớp : THÚ Y C – K51

Người hướng dẫn : PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH

Bộ môn: Nội chẩn – Dược – Độc chất

Khoa Thú y – Trường ĐHNN Hà Nội

ThS. NGUYỄN THỊ KIM OANH

Phòng Vi trùng – TT Chẩn đoán TY TW

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập, tôi đã hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người. Nhân dịp này cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:

Ban chủ nhiệm khoa Thú y, bộ môn Nội Chẩn – Dược – Độc chất cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa đã đào tạo và truyền dạy kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Ban lãnh đạo Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, cùng tập thể cán bộ phòng Vi trùng - Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.

Thầy giáo. PGS. TS Phạm Ngọc Thạch - Trưởng Bộ môn Nội Chẩn – Dược - Độc Chất, khoa Thú y và ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh - Trưởng phòng Vi trùng - Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương, là những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ, gia đình, người thân và bạn bè của tôi, những người đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi xin chân thành cam ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2011 Sinh viên

MỤC LỤC

Phần I MỞ ĐẦU...1

Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3

2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH DO VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS Ở LỢN VÀ NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI VÀ

Một phần của tài liệu Điều tra sự lưu hành vi khuẩn Streptococcus suis trên đàn lợn ở một số huyện thuộc tỉnh Ninh Bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w