CHƯƠNG II I: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHNN&PTNT chi nhánh HÀ ĐÔNG (Trang 54)

VI- Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ CVDN

3 Dư nợ phân theo ngành kinh tế

CHƯƠNG II I: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.1. Kết quả đạt được

- Qua kết quả phân tích sơ cấp ta thấy các chỉ số về chất lượng đều ở mức tương đối tốt, sự đánh giá của khách hàng ở mức trên hầu hết ở trên mức 3 điểm, mức đánh giá điểm 1 hoặc 2 rất ít. Quy trình nghiệp vụ của ngân hàng được khách hàng đánh giá rất cao ở mức điểm trung bình trên 3.7.

- Dư nợ và tỷ trọng cho vay đối với DN của chi nhánh tăng lên đều đặn vòng trong 3 năm qua. Điều này đã cho thấy chi nhánh đã có những biện pháp thích hợp để thu hút các DN.

- Chi nhánh đã có những điều chỉnh thích hợp trong cơ cấu dư nợ cho vay DN theo kỳ hạn theo hướng giữ tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ở mức thấp, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn ở mức cao góp phần tạo điều kiện cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định… nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh cho các DN.

- Chi nhánh đã duy trì tốt mối quan hệ với lực lượng khách hàng truyền thống, kinh doanh hiệu quả, đồng thời không ngừng tìm kiếm, tiếp cận khách hàng mới có dự án kinh doanh khả thi, đáng tin cậy.

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp khá ổn định và tăng đều qua các năm góp phần tăng trưởng doanh thu và hoạt động cho vay của chi nhánh.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.1.2.1.Hạn chế

- Công tác kiểm tra giám sát khách hàng chưa được thường xuyên ở một vài cán bộ tín dụng. Điều này có thể dẫn đến các khoản nợ xấu, nợ khó đòi.

- Trình độ tin học của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Đây là trở ngại lớn trong công tác quản lý các khoản vay, quản lý nợ, chẩm điểm tín dụng đạt hiệu quả cao

- Cán bộ nhân viên của chi nhánh đang được trẻ hóa tuy nhiên phần lớn vẫn là cán bộ lớn tuổi. Điều này gây khó khăn cho việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, vận hành ngân hàng điện tử.

3.1.2.2. Nguyên nhân

 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một là, ngân hàng thường chú trọng tới việc cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp lớn. Cho vay doanh nghiệp lớn được coi là an toàn bởi họ nhận được sự bảo lãnh và hỗ trợ của nhà nước, có quy mô lớn, dễ nắm bắt thông tin. Ngược lại, DN lại không có được thế mạnh như vậy. DN quy mô nhỏ, khả năng tài chính eo hẹp nên cho vay DN chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Chính vì vậy mà ngân hàng ngần ngại khi cho vay.

Hai là, do lĩnh vực hoạt động của DN rất đa dạng trong khi cán bộ tín dụng không được đào tạo thường xuyên nên khả năng thẩm định còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả tín dụng còn thấp.

Ba là, chi nhánh thường tập trung cho vay các khách hàng truyền thống, chưa năng động trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Điều đó cho thấy công tác tiếp thị, tiếp xúc khách hàng còn chưa tốt.

Bốn là, quy trình thủ tục cấp tín dụng còn rườm rà, làm chậm quá trình xét duyệt vay vốn. Nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không đáp ứng đủ thủ tục vay vốn cũng mất đi cơ hội trở thành khách hàng của ngân hàng. Trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần lại thông thoáng hơn trong thủ tục cho vay nên đã thu hút lôi kéo được nhiều khách hàng hơn.

Năm là, quy định chặt chẽ về cho vay có tài sản bảo đảm nhằm sàng lọc khách hàng để hạn chế rủi ro cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Thông thường, khách hàng chỉ nhận được một khản vay từ 50% đến 70% giá trị tài sản bảo đảm, mà tài sản bảo đảm luôn là vấn đề khó khăn đối với DN. Về phía ngân hàng, để phòng ngừa rủi ro, các quy định cho vay của ngân hàng thường coi trọng TSBĐ, nhất là đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên vay vốn ngân hàng. Chính vì vậy mà nhiều khi ngân hàng đã bỏ qua những khách hàng tiềm năng, có khả năng kinh doanh hiệu quả chỉ vì họ không đáp ứng được yêu cầu về TSBĐ của ngân hàng.

Sáu là, công tác tìm hiểu thông tin, phòng ngừa rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai lệch hoặc dùng một tài sản thế chấp để đi vay nhiều nơi. Do đó chất lượng tín dụng trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế.

 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Các DN hiện nay vẫn khó có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân là do một ngân hàng khi muốn cho một doanh nghiệp vay vốn thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có các điều kiện tối thiểu để bảo đảm an toàn trả nợ như: Tài sản thế chấp, cầm cố hay phương án trả nợ. Trong khi đó các DN do có quy mô vốn chủ sở hữu thấp, giá trị tài sản thấp nên không đáp ứng được yêu cầu về tài sản bảo đảm của phía ngân hàng. Mặt khác, năng lực tài chính của các DN còn nhiều hạn chế nên cũng khó nhận được sự bảo lãnh trong quan hệ tín dụng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến việc tiếp cận vốn tín dụng của các DN Việt Nam còn rất hạn chế xuất phát từ chính bản thân các DN. Doanh nghiệp không hiểu về cơ chế tín dụng của ngân hàng thương mại, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu.

Bên cạnh đó, trình độ quản lý kinh doanh của các DN chưa cao, đội ngũ cán bộ còn non trẻ thiếu kinh nghiệm. Do đó, tình hình sản xuất kinh doanh của DN thường không ổn định, khả năng sinh lời thấp, một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, lừa đảo chiếm dụng vốn của đối tác và ngân hàng, giả mạo giấy tờ xin vay rồi bỏ trốn. Những hiện tượng trên đã làm mất uy tín của bộ phận DN đối với ngân hàng.

Một lý do khá phổ biến khiến ngân hàng từ chối cấp tín dụng là vấn đề lập dự án của doanh nghiệp. Do thiếu kinh nghiệm, trình độ năng lực hạn chế, dự án của doanh nghiệp chưa tính toán hợp lý, đầy đủ rõ ràng các yếu tố về chi phí, lựa chọn công nghệ phù hợp, thời gian thi công, hiệu quả dự án… nên đã làm mất thời gian bổ sung, phê duyệt dự án, kéo dài thời gian kiểm tra, thẩm định dự án và ra quyết định cho vay.

Tiếp đến, pháp lệnh kế toán thống kê cũng chưa được các DN thực hiện nghiêm túc. Báo cáo tài chính có nhiều sai lệch không khớp với tình hình thực tế, gây khó khăn cho ngân hàng khi tiến hành thẩm định xét duyệt cho vay. Một số doanh nghiệp để đạt được mục đích vay vốn đã cố tình lập báo cáo sai thực tế, làm

giấy tờ giả. Hậu quả là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không trả được nợ cho ngân hàng. Do đó mức rủi ro tín dụng khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này là rất cao.

 Nguyên nhân từ phía nền kinh tế

Trong các loại hình kinh doanh thì kinh doanh tiền tệ là một loại hình đặc biệt nhạy cảm và chịu tác động mạnh mẽ từ thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang đứng trước những khó khăn nhất định như tình trạng lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng, sự biến động liên tục của tỷ giá trên thị trường ngoại hối… Tình hình đó đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, và ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc biệt trong công tác tín dụng.

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ và đồng bộ cũng gây khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp và ngân hàng. Trong quy định về tài sản thế chấp, việc thế chấp bằng quyền sử dụng đất còn chưa phù hợp với thực tiễn, các doanh nghiệp muốn sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vấn đề phát mại tài sản đảm bảo cũng gặp không ít trở ngại bởi các TSĐB có giá cả thay đổi thường xuyên theo biến động thị trường. Việc phát mại TSBĐ để thu hồi nợ là rất khó.

Sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các DN còn nhiều hạn chế. Có những doanh nghiệp sau khi thành lập ngừng hoạt động mà các cơ quan Nhà nước không nắm được. Quá trình xử lý sai phạm của các doanh nghiệp còn chưa triệt để nên các tranh chấp thường xuyên xảy ra.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp tại NHNN&PTNT chi nhánh HÀ ĐÔNG (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w