THU THẬP DỮ LIỆU MÔ HÌNH SỐ ĐỘ CAO (DEM) CHO KHU VỰC TÂY NGUYÊN

Một phần của tài liệu XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔ HÌNH SỐ ĐỘ CAO (DEM) ỨNG DỤNG CHO NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐỘNG LỰC KHU VỰC TÂY NGUYÊN (Trang 67 - 68)

II. 2 2 Đặc điểm kiến trúc kiến tạo

THU THẬP DỮ LIỆU MÔ HÌNH SỐ ĐỘ CAO (DEM) CHO KHU VỰC TÂY NGUYÊN

TÂY NGUYÊN

III. 1. KHAI THÁC NGUỒN DỮ LIỆU DEM KHU VỰC TÂY NGUYÊNHiện nay nguồn dữ liệu mô hình số độ cao được đăng tải và phổ biến rộng Hiện nay nguồn dữ liệu mô hình số độ cao được đăng tải và phổ biến rộng rãi từ rất nhiều nguồn cung cấp khác nhau trên internet, các nguồn DEM miễn phí dùng cho các mục đích nghiên cứu về địa chất, khí tượng thủy văn. . . thường có độ phân giải từ 30m/pixel tới 1km/pixel và rất đa dạng. Hiện nay thì nguồn dữ liệu DEM toàn cầu phổ biến nhất đó là nguồn dữ liệu do vệ tinh có bộ cảm ASTER GDEM cung cấp phạm vi toàn cầu. Nó được đầu tư và phát triển bởi các quốc gia hàng không và cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp (METI). Các bộ cảm ASTER GDEM được nghiên cứu chế tạo tại Phòng thí nghiệm thông tin bộ cảm (SILC) của Nhật Bản, các dữ liệu DEM cung cấp đã được loại bỏ các sai số và nội suy những vùng thiếu số liệu và nó đã được cung cấp rộng rãi trên khắp thế giới cho các nhà nghiên cứu về Trái Đất trên thế giới sử dụng. Nguồn dữ liệu mô hình số độ cao ASTER GDEM có độ phân giải 30m trên khắp thế giới có thể được tải về trên 2 trang web chính thức đó là trang web của trung tâm phân tích dữ liệu từ xa Trái Đất (ERSDAC) của Nhật Bản với đường link là: http://gdem. ersdac. jspacesystems. or. jp/search. jsp (Hình 3. 1), và trang web của Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ

(USGS) với đường link: http://gdex. cr. usgs. gov/gdex/ mục ASTER Global

DEM hoặc mục ASTER Global DEM V2 phần Map layer (Hình 3. 6). Từ 2 trang

web trên ta có thể lấy dữ liệu DEM độ phân giải 30m/pixel cho toàn khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra, trang web để tải dữ liệu DEM của Cục Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (Hình 3. 6) ta có thể lấy dữ liệu DEM độ phân giải 90m cho khu vực Tây Nguyên dùng phương pháp giao thoa RADAR được phát triển bởi sự hợp tác của Cơ quan hàng không và không gian quốc gia Hoa Kỳ (NASA) và Cơ quan không gian địa lý – tình báo quốc gia (NGA) của Mỹ, đây là kiểu dữ liệu DEM được thành lập bằng phương pháp giao thoa Radar (SRTM), nguồn dữ liệu này được đánh giá là có độ chính xác cao tuy nhiên khu vực Tây Nguyên của Việt Nam ta chỉ có thể tải về dữ liệu DEM với độ phân giải 90m/pixel, tại khu vực của Mỹ có thể tải dữ liệu với độ phân giải 30m/pixel. Cùng đó tại trang web của USGS ta cũng có thể lấy dữ liệu DEM GTOPO30 có độ phân giải gần 1km/pixel cho khu vực Tây Nguyên. Dưới đây là trình bày chi tiết cách thu thập số liệu DEM mà báo cáo đề cập ở trên:

Trước tiên muốn tải dữ liệu DEM từ 2 trang web vừa kể trên thì ta cần phải truy cập vào mỗi trang và đăng ký một tài khoản sử dụng trên mỗi trang web đó.

Một phần của tài liệu XỬ LÝ SỐ LIỆU MÔ HÌNH SỐ ĐỘ CAO (DEM) ỨNG DỤNG CHO NGHIÊN CỨU ĐỊA ĐỘNG LỰC KHU VỰC TÂY NGUYÊN (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w