Khu vực Tây Nguyên và lân cận đã được phân chia thành các lớp và phụ lớp sau:
1. Lớp núi tái sinh trên vùng nâng tân kiến tạo cường độ khác nhau
• Phụ lớp núi kiến tạo bóc mòn và cấu trúc bóc mòn • Phụ lớp núi thạch học bóc mòn và thạch học và rửa lũa • Phụ lớp núi bóc mòn xâm thực, gồm các kiểu địa hình • Phụ lớp trũng và thung lũng giữa núi xâm thực - tích tụ
2. Lớp cao nguyên, sơn nguyên trên vùng nâng tân kiến tạo yếu và trung bình
• Phụ lớp cao nguyên, sơn nguyên bóc mòn • Phụ lớp cao nguyên xâm thực-rửa trôi
3. Lớp đồi trên đới chuyển tiếp nâng và hạ tân kiến tạo • Phụ lớp đồi bóc mòn, gồm có dạng địa hình • Phụ lớp đồi xâm thực rửa trôi
4. Lớp đồng bằng trên rìa vùng nâng và hạ tân kiến tạo
• Đồng bằng bóc mòn, xâm thực - tích tụ • Đồng bằng tích tụ
Đặc điểm của từng kiểu, dạng địa hình trong các phụ lớp và lớp được trình bầy ở phần tiếp theo.
Đặc điểm các dạng địa hình:
Đặc điểm của những đơn vị địa mạo, được trình bầy theo cấu trúc chung với chú giải bản đồ. Đó là các kiểu địa hình được nhóm lại trong dạng địa hình, và theo nguồn gốc hình thái để tổng hợp lên phụ lớp và lớp.
Các dạng địa hình là đơn vị cơ bản trên bản đồ địa mạo, không những thể hiện nguồn gốc, hình thái của các dạng địa hình, cũng như quá trình ngoại sinh thống trị mà chúng còn thể hiện cả mối tương quan năng lượng địa hình với các mực địa hình cơ sở khu vực thông qua chỉ số độ cao tương đối của chúng. Do
vậy, chỉ số độ cao được dùng trong báo cáo này luôn được dùng để chỉ về độ cao tương đối so sánh giữa các dạng địa hình với mực xâm thực cơ sở địa phương.
Lớp núi tái sinh trên vùng nâng tân kiến tạo cường độ khác nhau (từ 1 đến 12)
* Phụ lớp núi kiến tạo bóc mòn và cấu trúc bóc mòn
Phụ lớp được chia thành hai dạng địa hình, gồm:
1. Dãy núi thấp bóc mòn kiến tạo trên cấu trúc dạng địa luỹ, cấu tạo chủ yếu bởi đá biến chất.
Theo độ cao, dạng địa hình này lại được chia thành ba kiểu tương ứng với các bậc độ cao từ 200 -1000m, 1000 - 2000m và trên 2000m. Chúng phân bố tập trung ở vùng núi cao ở gờ nâng phía đông của các cao nguyên. Dạng địa hình này bị chia cắt trung bình, sườn dốc đến dốc thoải với quá trình sườn thống trị trượt lở, và di đẩy (de flucxi).
Với đặc điểm cấu tạo bởi đá gốc biến chất, cùng với hoạt động phong hoá đã tạo cho lớp phủ bề mặt ở đây có tầng phong hoá khá dày, kết cấu tương đối yếu và trở thành những vùng tiềm năng sạt trượt mạnh.
2. Dãy và khối núi bóc mòn - cấu trúc trên cấu trúc dạng vòm khối tảng, cấu tạo chủ yếu là đá phun trào và trầm tích phun trào.
Dạng địa hình này cũng được chia thành hai kiểu (2a và 2b) ở các cấp độ cao 2000- 1000m và 1000- 2000m. Chúng phân bố thành những chỏm nhỏ có diện tích hạn chế tại các khu vực như xã Thuận Ninh, Phan Điểu, Phan Điền (Ninh Thuận- Bình Thuận), Huyện Sa Thầy (Kon Tum), khối núi Vĩnh Lương, Suối Cát (Nha Trang). Đặc điểm của dạng địa hình này là độ chia cắt từ mạnh đến trung bình, sườn dốc với quá trình sườn thống trị: đổ vỡ, sập lở.
Những khối núi trong dạng địa hình này tạo thành những khối nổi cao trên bề mặt địa hình chung, và phần nào làm cản trở đến tính thuận lợi của các công trình xây dựng, nhất là với đường giao thông. Tuy các quá trình ngoại sinh ở đây chủ yếu là trọng lực nhanh, song diện phân bố hạn chế nên có thể có những biện pháp phòng tránh và khắc phục được.
* Phụ lớp Núi thạch học bóc mòn- rửa lũa
3. Dãy, khối núi bóc mòn - thạch học trên cấu trúc dạng vòm, vòm địa luỹ cấu tạo chủ yếu bởi đá Macma xâm nhập, granit.
Tuy có cùng chung đặc điểm là những khối núi, dãy núi có cấu trúc địa luỹ với thành phần chủ yếu là đã mắc ma xâm nhập granit, song với chỉ tiêu mực địa hình có thể phân chia thành 3 kiểu địa hình (3a, 3b và 3c) tương ứng với các cấp độ cao từ 200-1000m, 1000-2000m và trên 2000m.
Dạng địa hình trên phân bố khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu, dưới dạng gờ nâng phía đông của các cao nguyên, cũng như những khối núi nâng
vòm (như dãy Chư Yang Sin và một số khối núi granit đồ sộ khác). Tuy vậy, sự phân bố của dạng địa hình này tuân theo quy luật giảm dần mực địa hình từ bắc vào nam và từ trung tâm gờ nâng rìa đông cao nguyên sang hai phía.
Đặc điểm của dạng địa hình là bị chia cắt mạnh, sườn dốc: với quá trình sườn thống trị: đổ vỡ, sập lở. Do chiếm diện tích khá lớn, với loại hình khối núi lớn, đá gốc rắn chắc nên các kiểu địa hình này tạo ra những trở ngại nhất định đối với công trình xây dựng, đồng thời những nguy cơ tai biến trọng lực nhanh cũng cần phải được xem xét để đảm bảo tính an toàn khi vận hành các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở trên phần diện tích của dạng địa hình này.
4. Khối núi bóc mòn-rửa lũa trên cấu trúc dạng khối tảng, cấu tạo bởi đá cát kết, bột kết chứa vôi, bị chia cắt mạnh đến trung bình.
Dạng địa hình trên phân bố hạn chế, diện tích nhỏ hẹp dưới dạng những khối núi bóc lộ. Đặc điểm của chúng là sườn dốc đứng đến trung bình với quá trình ngoại sinh thống trị gồm đổ lở, rửa lũa và đôi chỗ phát triển cả dạng sườn trọng lực chậm.
* Phụ lớp núi bóc xâm thực- bóc mòn
So với những phục lớp địa hình đã mô tả ở trên, thì phụ lớp này được coi như là bước chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống đồng bằng qua các dạng địa hình đồi núi mềm mại hơn. Trong đó được chia làm 3 dạng chính là dạng địa hình 5 (gồm 5a và 5b), dạng 6 (gồm 6a và 6b) và dạng 7.
5. Dãy núi xâm thực-bóc mòn trên cấu trúc dạng uốn nếp, uốn nếp khối tảng, cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích lục nguyên
Dạng địa hình được chia thành hai kiểu địa hình 5a và 5b ở các mực độ cao tương ứng 200-1000m và 1000-2000m.
Dạng địa hình này được hình thành do vận động kiến tạo hình thành nên những nếp uốn lớn dạng khối tảng đối với những thực thể đá trầm tích lục nguyên và tạo điều kiện phát sinh các thuộc tính của dạng địa hình này. Về cơ bản, dạng địa hình của những đồi núi thuộc dạng địa hình này có sườn dốc đến thoải, và bị chia cắt từ trung bình đến yếu. Quá trình ngoại sinh thống trị ở đây là di đẩy và rửa trôi xói rửa bề mặt.
Diện phân bố của dạng địa hình 5 hạn chế, thể hiện dưới dạng một vài khối núi, núi đồi như ở vùng tây Quảng Nam, phía tây xã Ma Lới (Ninh Thuận).
6. Khối núi xâm thực trên cấu trúc nếp oằn, cấu tạo chủ yếu bởi đá trầm tích và trầm tích phun trào.
Đơn vị dạng địa hình 6 được chia thành hai kiểu 6a (mực độ cao 200- 1000m) và 6b (mực độ cao 1000-2000m), phân bố thành những dải dài theo phương cấu trúc địa chất nhưng nhìn chung là với diện tích phân bố rất hạn chế. Thành phần thạch học của chúng phản ánh điều kiện thành tạo trong giai đoạn hoạt hóa kiến tạo, với chế độ cổ địa lý chuyển đổi từ biển sang lục địa.
Dạng địa hình có đặc điểm là các sườn của nó bị chia cắt mạnh đến trung bình, độ số của sườn khá lớn và kết hợp với đặc điểm vỏ phong hoá, đá nền đã tạo ra cho vùng có đặc trưng quá trình ngoại sinh thống trị gồm xâm thực, đổ vỡ, sập lở. Đó chính là những quá trình địa động lực trọng lực nhanh và cần phải được quan tâm đúng mức khi bố trí các công trình kinh tế xã hội trên khu vực này.
7. Khối núi bóc mòn trên các cấu trúc khác nhau, độ cao xấp xỉ 100- 200m.
Dạng địa hình này thường thể hiện dưới dạng những khối núi, núi- đồi có tính rải rác ở khu vực ven biển và dạng núi đồi sót trên bề mặt bằng phẳng của đồng bằng sông Cửu Long.
Dạng địa hình 7 được hình thành trên các cấu trúc nâng hạ khác nhau, và thành phần đá nền cũng có sự biến đổi lớn, từ những vật liệu trầm tích, trầm tích phun trào đến các thành tạo cacbonat (địa hình núi đá vôi Pecmi già ở vùng Hà Tiên). Bề mặt các sườn đồi núi thuộc dạng địa hình trên bị chia cắt trung bình yếu với sườn dốc thoải và phát triển quá trình sườn tổng hợp.
* Phụ lớp trũng và thung lũng giữa núi xâm thực - tích tụ
8. Thung lũng, trũng giữa núi kiến tạo-xâm thực với bề mặt dạng đồi và dãy đồi.
Dạng địa hình 8 phân bố ở mực độ cao 20-100m, dọc theo các dòng chảy lớn được định hướng do các vận động kiến tạo. Các khu vực điển hình của dạng địa hình này bao gồm các trũng thung lũng giữa núi của sông Thu Bồn- Trà Khúc, và sông Ba.
Cấu tạo đá nền của dạng địa hình được hình thành từ những tập đá có tuổi trước Kanozoi, và bề mặt hiện tại được làm phong phú thêm bởi những vật liệu lắng động trầm tích, sườn tích trong thời kỳ đệ tứ.
Hình thái chung của dạng địa hình là tập hợp của những đồi và dãy đồi xen kẽ với những trũng, thung lũng xâm thực, xâm thực- tích tụ. ở đây quá trình ngoại sinh thống trị bao gồm xâm thực khe rãnh, mương xói và xói rửa bề mặt, và một số nơi phát triển quá trình sườn trọng lực chậm.
9. Thung lũng, trũng kiến tạo-xâm thực với bề mặt dạng đồi phân bậc.
Dạng địa hình 9 được hình thành liên quan đến chế độ vận động tân kiến tạo trong bối cảnh tương quan tới điều kiện thành tạo địa chất khu vực. Đặc điểm chung của dạng địa hình này là bề mặt được phủ bởi trầm tích Neogen-Đệ tứ, tạo thành những dải đồi phân bậc theo đai cao nhưng vẫn nằm trong khoản độ cao 100-200m. Bề mặt địa hình tương đối mềm mại, độ chia cắt ở mức trung bình đến yếu. Quá trình ngoại sinh thống trị tại khu vực của dạng địa hình này gồm rửa trôi, xói rửa.
Trong phạm vi nghiên cứu, dạng địa hình 9 tập trung ở các khu vực Trà Bằng (Quảng Ngãi), Thị xã Kon Tum và Mô Rai nhưng với tổng diện tích hạn chế. Đối với dạng địa hình này, nền địa chất khá ổn định và các quá trình ngoại sinh gây ảnh hưởng tới xấu tới các hoạt động của con người có cường độ nhỏ, nên chúng được đánh giá là dạng địa hình khá thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và các công trình hạ tầng cơ sở.
* Phụ lớp trũng và thung lũng giữa núi xâm thực - tích tụ
10. Thung lũng, trũng xâm thực-bóc mòn với bề mặt dạng đồi và dãy đồi.
Các thung lũng máng trũng xâm thực bóc mòn trên được cấu tạo bởi bởi các loại đá khác nhau, nhưng chủ yếu là đá trầm tích và trầm tích biến chất thuộc các hệ tầng khác nhau. Độ cao phân bố dao động trong khoảng 100m đến 200m. Bản chất nguyên thuỷ của dạng địa hình này là những bề mặt san bằng trước núi cổ, bị các quá trình ngoại sinh xâm thực, bóc mòn hình thành nên địa hình hiện đại dưới dạng các đồi và dãy đồi kế tiếp nhau.
Diện tính của dạng địa hình khá lớn, chúng phân bố tập trung ở các khu vực vùng núi- cao nguyên phía bắc vĩ tuyến 13O, dọc theo các thung lũng sông chính trong vùng. Hình thái của dạng địa hình bị chia cắt ở mức độ trung bình, với quá trình ngoại sinh thống trị là rửa trôi, xói rửa.
Do phát triển bởi hoạt động của hệ thống dòng chảy mang động lực đào lòng là chính nên bề mặt đáy của dạng địa hình trên được cấu tạo bởi đá gốc khác nhau, và đôi chỗ, tại những điểm mực cơ sở xâm thực địa phương được nâng cao (ví dụ thác, ghềnh) thì có thể phát triển các tích tụ aluvi.
Diện phân bố của dạng địa hình dưới dạng nhỏ hẹp, kéo dài dọc theo các thung lũng sông suối, với độ dốc dọc lòng sông lớn. Điển hình của dạng địa hình như dọc thung lũng Đăk Môn (KonTum), thung lũng Sông Bé (Đồng Nai). Ngoài ra tại nhiều nơi cũng phát triển dạng địa hình này. Độ cao của dạng địa hình dao động trong khoảng 20m đến 100m.
12. Cao nguyên bóc mòn trên cấu trúc vòm khối tảng.
Dựa vào chỉ tiêu độ cao phân bố, dạng địa hình này cũng được chia thành hai kiểu 12a và 12b ở các mực độ cao tương ứng 200- 1000m và 1000- 2000m. Chúng phân bố ở trong khoảng vĩ tuyến 11o đến 15o VĐB, điển hình cho kiểu 12a ở các khu vực Mâng Cành (Kon Plong- Kon Tum), Tam Giang (Krông Năng), Eaba (Sông Hinh). Kiểu 12b tập trung tại một số nơi như ở Phước Tiên, Quang Sơn (Ninh Sơn), Hạ Đông (Măng Yang- Gia Rai), Hiếu (Kon Plông- Kon Tum).
Thành tạo địa chất của dạng địa hình này bao gồm các loại đá biến chất và trầm tích lục nguyên. Đặc điểm địa hình của chúng dưới dạng bề mặt dạng đồi
và dãy đồi, có độ chia cắt ở cấp trung bình. Quá trình ngoại sinh thống trị gồm rửa trôi, xói rửa.
Lớp cao nguyên, sơn nguyên trên vùng nâng tân kiến tạo yếu và trung bình (gồm các dạng địa hình từ số ký hiệu 13 đến 17).
* Phụ lớp Cao nguyên, sơn nguyên bóc mòn (gồm dạng địa hình từ 13 đến 15)
13. Cao nguyên núi lửa cổ trên cấu trúc vòm khối tảng.
Đơn vị dạng địa hình 13 được chia thành hai kiểu địa hình 13a (độ cao 200-1000m) và 13b (độ cao 1000-2000m). Kiểu 13a phân bố ở bề mặt cao nguyên Ia Kô- Chư Ty- Ia Ka, Ninh Hưng- Đắc Ơ- Thuận Hạnh, Tân Hà- Tân Hội- Hiệp Thành, Ea Wy- Ea Nam- Dle Ya. Còn Kiểu 13b, so với kiểu 13b thì chiếm phần diện tích nhỏ hơn nhiều, nhưng lại ở độ cao lớn hơn, như ở các khu vực Lạc Lâm- Đa Chay, Bảo Lộc.
Đặc điểm của dạng địa hình trên là được cấu thành bởi đá macma phun trào bazan trong giai đoạn kainozoi, và cùng với quá trình ngoại sinh đã hình thành nên các bề mặt dạng dãy đồi và dạng vòm bị chia cắt trung bình đến yếu. Quá trình ngoại sinh thống trị gồm xâm thực mương xói, rãnh xói và rửa trôi bề mặt.
Dạng địa hình cao nguyên núi lửa 14 được phân biệt với dạng 13 bởi tính nguyên thuỷ thành tạo nội sinh của chúng được bảo tồn tốt, hơn nữa những vật liệu địa chất bazan cấu thành cũng được xác định có tuổi trẻ hơn- vào giai đoạn cuối Neogen đầu Đệ tứ.
Về hình thái, chúng là những bề mặt bazan trẻ, dưới dạng vòm phủ và đôi chỗ có dạng dòng chảy. Bề mặt của chúng khá bằng thoải, ít bị phân cắt và ở rìa tiếp giáp với những dạng địa hình khác thường được thể hiện bằng một “vách” bậc cao địa hình với độ cao khoảng 10 - 20m. Quá trình ngoại sinh thống trị diễn ra trên dạng địa hình này chủ yếu là rửa trôi bề mặt. Xét về mực địa hình phân bố, dạng địa hình 14 cũng được phân thành hai dạng 14a (ở độ cao trong khoảng 20 -100m) và 14b (trong khoảng 100- 200m).
Diện phân bố của dạng địa hình 14 bậc cao (14b) tập trung ở bề mặt cao nguyên bazan trẻ khu thị xã Pleicu. So với bậc 14b, thì bậc thấp hơn (14a) có diện phân bố lớn hơn nhiều và tạo thành những bề mặt bazan mà lớn nhất ở bề mặt Đắk Lắk- Buôn Ma Thuột, và rải rác ở một số nơi khác như ở An Lộc, Lộc Hoà (Bình Phước), Tiên Hoàng, Quảng Khê (Lâm Đồng).
Lớp đồi trên đới chuyển tiếp nâng và hạ tân kiến tạo (gồm dạng 15 và
16)
* Phụ lớp đồi bóc mòn