Các dịch vụ viễn thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tổ chức mạng truy nhập quang (Trang 41)

(teleservices).

Dịch vụ tải tin là dịch vụ cung cấp khả năng truyền dẫn tín hiệu giữa các giao diện khách hàng-mạng.

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ cung cấp khả năng toàn diện, bao gồm cả các chức năng thiết bị đầu cuối để thực hiện truyền thông giữa các khách hàng, trên cơ sở các giao thức được thiết lập theo sự thoả thuận giữa các nhà quản lý

C á c d ịc h v ụ c u n g c ấ p tr ê n m ạ n g N - I S D N n h ư s a u [6]: Các dịch vụ tái tin - Các dịch vụ chuyển mạch kênh: + Tín hiệu thoại 64 kb/s + Tín hiệu 64 kb/s-3,lkHz + Luồng tín hiệu 64 kb/s + Luồng tín hiệu 2x64 kb/s + Luồng tín hiệu 384 kb/s + Luồng tín hiệu 1536 kb/s + Luồng tín hiệu 1920 kb/s - Các dịch vụ chuyển mạch gói:

+ Các cuộc gọi thực với các mạch thực cố định + Tín hiệu báo hiệu cho người sử dụng

Các dịch vụ viễn thông

Mạng ISDN cùng với các chức năng của thiết bị đầu cuối cung cấp một loạt các dịch vụ viễn thông bao gồm:

+ Thoại + Teletex + Telefax nhóm 4 + Các dịch vụ hỗn hợp (Mixed mode) + Videotex + Telex

C á c d ịc h v ụ b ă n g r ộ n g

Đối với các dịch vụ băng rộng có thể phân thành hai nhóm chính là: các dịch vụ phân phối và các dịch vụ tương tác. Hai loại dịch vụ này có thể chia nhỏ thành các loại dịch vụ sau: Các dịch vụ tương hỗ: + Các dịch vụ truyền thống + Các dịch vụ gửi tin + Các dịch vụ lấy tin Các dịch vụ phân phôi:

+ Các dịch vụ phân phối có khách hàng điều khiển

+ Các dịch vụ phân phối không có khách hàng điều khiển

Các dịch vụ “truyền thống” thường là các dịch vụ song công và thời gian thực (không có cơ chế nhớ và gửi). Các dịch vụ này thường là các dịch vụ có hình ảnh, ví dụ như điện thoại thấy hình và truyền hình hội nghị. Một số ứng dụng trong truyền dữ liệu (như truy nhập đầu cuối) có tính chất thời gian thực và tương hỗ, do vậy cũng được xếp vào loại dịch vụ này [4].

Các dịch vụ “gửi tin” áp dụng cơ chế nhớ và gửi cho phép tạo ra một số chức năng xử lý tín hiệu, ví dụ như thư điện tử (Email) và thư thoại. Trong môi trường băng rộng, có thể là dịch vụ gửi tin hình ảnh động.

Đối với các dịch vụ “lấy tin”, thông tin được giữ tại thư viện trung tâm và được gửi đi trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, úng dụng băng rộng có thể lấy thông tin theo yêu cầu từ thư viện trung tâm [4].

Các dịch vụ phân phối cung cấp luồng thông tin liên tục từ nguồn tín hiệu trung tâm tới số lượng khách hàng không hạn chế. Với dịch vụ “không có điều khiển của khách hàng”, từng khách hàng có thể khởi động việc truy nhập thông tin của mình khi có nhu cầu, nhưng không điều khiển được thời điểm bắt đầu truyền thông tin; Ví dụ của dịch vụ này là trường hợp truyền hình cáp. Đối với dịch vụ “có điều khiển của khách hàng” , thông tin từ nguồn tín hiệu trung tâm được truyền đi trên cơ sở lặp lại một số thuộc tính của thông tin (ví dụ như khung hoặc ảnh) và khách hàng có thể điều khiển truy nhập tới luồng thông tin để các thuộc tính này luôn ở vị trí bắt

đầu. Ví dụ của dịch vụ này là dịch vụ Teletex hiện nay. Đối với dịch vụ hãng rộng có thể là các ứng dụng hình ảnh động [4].

Để đưa các dịch vụ này đến từng thuê bao có rất nhiều công nghệ cần phải giải quyết, trong đó có vấn đề về tốc độ truyền dẫn trong mạng truy nhập. Rõ ràng để cung cấp được các dịch vụ đã nêu trong bảng 1, một điều hết sức quan trọng là phải tạo được đường truyền đến các thuê bao với tốc độ lớn đến vài Mb/s, thậm chí vài chục, đến hàng trãm Mb/s.

Vấn đề đặt ra ở đây là mạng cáp đồng truyền thống có thể đáp ứng được tốc độ truyền dẫn như vậy không? Khi xuất hiện các dịch vụ mới, người ta tìm nhiều giải pháp khác nhau với mục đích tận dụng các đôi dây đồng để truyền các tín hiệu tốc độ cao hơn. Rất nhiều công nghệ đã được sử dụng để truyền tốc độ cao trên đôi dây cáp đổng, điển hình là công nghệ ADSL đang được triển khai rộng rãi trên thế giới và công nghệ VDSL đang thử nghiệm. Tuy nhiên với tốc độ cao, khoảng cách truyền dẫn sẽ bị thu ngắn lại. Bảng 2 là sự phụ thuộc của tốc độ vào khoảng cách truyền đối với đỏi dây đồng khi áp dụng phương pháp hiệu quả nhất [2].

Đường kính dây ruột cáp Tốc độ bít hướng xuống Khoáng cách Còng nghệ 0,4mm 1,5 -ỉ-2 Mb/s « 4,6 km ADSL 0,5m m 1,5 - 2 Mb/s « 5,5 km ADSL 0,4mm 6 Mb/s « 2,7 km ADSL 0,5m m 6 Mb/s « 3,7 km ADSL 0,5m m 1 ,3 - 1 3 ,8 Mb/s « 1,5 km VDSL 0,5m m 26 -r 27,6 Mb/s « 1,0 km VDSL 0,5m m 51,8 + 55,2 Mb/s » 300 m VDSL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp tổ chức mạng truy nhập quang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)