Ngành hàng điện tử – tin học

Một phần của tài liệu CHƯƠNG III XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Ngành điện tử - tin học là ngành công nghiệp mới phát triển ở nước ta, nhưng có tốc đọ phát triển bình quân cao, 20% năm . Giá trị sản xuất công nghiệp cũng như gái trị xuất khẩu của ngành có sự tăng tranh mạnh tron một thời gian ngắn như vậy là do mặt dù ngành điện tử - tin học ta xuất phát điểm

thấp nhưng thu hút được đầu tư từ nhiêu côngty xuyên quốc gia lớn trên thế giới, do vậy có khả năng mở rộng và khai thác có hiệu quả thị trường thế giới.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện tử - tin học của ta hiện mới chỉ dừng chủ yếu ở khâu nhập linh kiện và phụ tùng để lắp ráp, chủ yếu lắp ráp CKD, chỉ có 10% là lắp ráp IKD, sản xuất cấu kiện không đáng kể và chỉ tập trung vào một số chi tiết sản phẩm đơn giản, công nghệ không đòi hỏi chính xác. Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp điện tử hiện nay là thấp; khoảng cách về công nghệ từ 15 – 20 năm so với các nước trong khu vực.

Xét về cơ cấu sản phẩm, các nhóm sản phẩm điện tử dân dụng ti vi, rađio, cassette phát triển mạnh và vợt cầu trong nước, còn các nhóm sản phẩm khác nhập khẩu là chính. Trong vài nưm qua hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa xuất khẩu sản phẩm điện tử; các nhà đầu tư nước ngoài cũng chỉ xuất khẩu một số lượng hạn chế về sản phẩm điện tử tiêu dùng còn chủ yếu khai thác thị trường trong nước. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động đạt 30 – 40% công suất.

Hiện nay, để nhằm phát triển công nghệ thông tin trong khu vực, các nước ASEAN đã ký kết Hiệp định điện tử ASEAN (Hiệp định E – ASEAN) trong đó các nước thành viên cũ của ASEAN cam kết dự kiến cắt giảm thuế suất CEPT của các mặt hàng công nghệ thôn tin xuốn 0% lần lượt vào các mốc 2003/2005, còn các nước thành viên mới vào 2008 /2010.

Theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam, những mặt hàng điện tử học thành phẩm hiện có mức thuế suất MFN tương đối cao (20 – 50%). Những dạng linh kiện của sản phẩm điện tử tin học, do ta phải nhập khẩu để lắp ráp thành phẩm trong nước nên có mức thuế suất nhập khẩu MFN nhìn chung thấp (0 – 10%) và được xác định cụ thể theo Chương trình nội địa hoá.

Lịch trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/AFTA

Dự kiến sẽ đưa những mặt hàng điện tử – tin học trong nước chưa thể sản xuất được hoặc những mặt hàng không quan trọng vào cắt giảm sớm từ năm 2001, còn những mặt hàng điện tử tin học khác sẽ đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2002 hoặc 2003, tuỳ thuộc vào mức độ bảo hộ dành cho ngành hàng cũng như trên cơ sở kết hợp với chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) để tăng cường hợp tác công nghiệp trên lĩnh vực này giữa ta với các ddoío tác nước ngoài. Cụ thể như sau:

- Nhóm mặt hàng điện tử tiêu dùng: + Micro, loa, tai nghe (nhóm 8518): 2001

+ Máy hát, máy chạy băng, cát – sét (nhóm 8519): 2001 + Máy ghi âm băng từ (nhóm 8520) 2001

+ máy thu phát vi deo (nhóm 8521): 2001 + Băng đĩa đã ghi âm thanh (nhóm 8524): 2002 + Máy thu hình (nhóm 8528): 2003

- Nhóm mặt hàng thiết bị thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình: nhóm mặt hàng này trước đây thuộc Danh mạuc GE, qua rà soát đã được chuỷen vào

Danh mục TEL dự kiến có thời điểm đưa vào cắt giảm để thực hiện CEPT/AFTA như sau:

+ Thiết bị điện dùng cho điện thoại hoặc điện báo hưũ tuyến, bao gồm cả bộ điện thoại hữu tuyến có bộ tay cầm không dây và thiết bị viễn thông dùng hệ truyền tải hoặc hệ thống số; điện thoại vi deo (nhóm 8517): Năm 2003.

+ Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo, truyên thanh vô tuyến (nhóm 8527): 2003.

+ Ăng ten vệ tinh dùng cho đài phát thanh truyền hình hoặc trạm viễn thông (các mặt hàng riêng thuộc nhóm 8529.2001.

- Nhóm mặt hàng sản xuất thiết bị tin học phân mền và dịch vụ: Trong lĩnh vực sản xuất những mặt hàng này, cụ thể là các sản phẩm như máy tính PC, máy in, Các card giao dioện, Việt Nam hiện nay đi sau các nước trong khu vực rấ nhiều và cũng khó có khả năng đổi kịp để cạnh tranh trong tương lai. Với mục tiêu phát triển ngành kinh tế tri thức, cụ thể là phát triển lĩnh vực phần mềm và dịch vụ, dự kiến sẽ đưa các diện mặt hàng này vào cắt giảm sớm từ năm 2001 để hạ giá thành các sản phẩm máy tính và thiết bị, sản phẩm đi kèm, tạo điều kiện mở rộng khả năng tiếp cận , lĩnh hội và phát triển phần mềm của ta.

- Nhóm mặt hàng thiết bị điện tử chuyên dụng: cân điện tử, tủ điều khiển dây chuyền sản xuất, thiết bị điện tử y tế và một số sản phẩm chuyên dụng phục vụ quân đội, công an: trừ những mặt hàng đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000 trở về trước, những mặt hàng còn lại sẽ đưa vào thực hiện CEPT sớm từ năm 2001.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG III XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w