Ngành thép:

Một phần của tài liệu CHƯƠNG III XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Ngành thép Việt Nam có quá trình phát triển từ năm 1959 đối với các nhà máy ở miền Bắc và từ 1970 đối với các nhà máy ở miền Nam. Đánh giá về mặt công nghệ, trừ một số day chuyền cán liên tục và bán liên tục có trình độ công nghệ tương đối khá, thuộc loại trung bình tiên tiến trên thế giới thì các thiết bị còn lại đều thuộc loại cũ, quy mô khá nhỏ, trình độ công nghệ thấp, mức độ tự động hoá thấp không có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trên thế giới.

Nhìn chung cơ sở vật chất của ngành thép Việt Nam còn rất nghèo nàn, không đồng bộ, phổ biến ở quy mô nhỏ, trình độ công nghệ còn thấp dẫn đến năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất lớn và chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh hạn chế. Ngành hẹp do vậy hiện phụ thuộc nhiều vào bảo hộ của Nhà nước.

Tuy có sự phát triển tương đối nhanh trong 10 năm vừa qua song với thực trạng của ngành thép hiện nay có thể nhận định là ngành thép của Việt Nam vẫn trong tình trạng kém phát triển, đang ở điểm xuất phát thấp hơn các nước có sản

xuất thép tỏng khu vực Thái Lan, Malaysia, và Indonesia.. Ngành thép của Việt Nam vẫn chưa có lợi thế và ưu thế rõ rệt so với các nước khác.

Trong ASEAN, cá nước thành viên cũ đêu đã đưa nhóm mặt hàng này vào thực hiện cắt cắt giảm với mức thuế suất CEPT thấp 0 - 5% từ năm 2001, chỉ trừ Indonesia và Thái Lan vẫn áp dụng mức thuế suất 10% vào năm 2001 với một số sản phẩm thép nhất định.

Lịch trình cắt giảm theo CEPT/AFTA,.

- Phối thép, thép cán nguội, cán nóng và thép tấm (nhóm 7206 - 7209): đã đưa vào thực hiện cắt giảm trong CEPT/AFTA với mức thuế suất thấp (0%,1%,3%,5%), lộ trình cắt giảm giống Lịch trình cũ.

- Các sản phẩm thép thanh, thép hình, thép dây và thép ống nhỏ (nhóm 7213 – 7216, 7305 – 7306) (có mức thuế suất MFN cao 40%, 20%): theo Lịch trình cũ, các nhóm mặt hàng này được đưa vào cắt giảm muốn nhất vào năm 2003, tuy nhiên đã đưa vào thực hiện CEPT từ năm 2000. Đối với những mặt hàng này, do trong nước công suất sản xuất và vượt quá cầu, việc duy trì mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi hiện hành quá cao hiện nay (40%, 20%) có thể khiến cho các công ty trong nước vẫn tăng cường sản xuất những mặt hàng này, dễ gây ra tình trạng ứ thừa. Các nhóm mặt hàng này dự kiến có lộ trình cắt giảm cho đến 2006 như sau:

Bảng 9: Lộ trình cắt giảm cắt mặt hàng ngành thép Nhóm HS T/s MFN (%) T/s CEPT (%) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 7213 – 7216 - Thép thanh hình, dây 40 40 20 20 20 15 10 5 7305 – 7306 – Thép ốn 20 20 15 15 15 10 10 5 10 10 10 10 5 5 5 5

Các sản phẩm thép thanh, thép hình, thép dây và thép ống có đường kính lớn hơn (nhóm 7213 – 7216, 7305 – 7306) (Thuế suất MFN 10%, 5%,0%): đưa vào thực hiện CEPT/AFTA từ năm 2001 (giống Lịch trình cũ)

- Các cấu kiện kim loại bằng sắt thép, bao gồm cửa ra vào , cửa sổ, các loại khung của và người cửa ra vào (7308.30.00) tấm lợp (7308.90.20), các loại thùng chứa ga nén hoặc ga lỏng (7311): đưavào CEPT/AFTA từ năm 2001 (giống Lịch trình cũ)

Một phần của tài liệu CHƯƠNG III XU HƯỚNG CẢI CÁCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w