Dưa chua: Thực tế dưa chua chứa ít calorie, là điều tốt cho sức khỏe. Nhưng loại thực phẩm này có hàm lượng natri cao (natri làm co mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến tim và gây nên chứng cao huyết áp). Một quả dưa leo ngâm chua có thể chứa 570 mg natri, tương đương với 1/3 mức giới hạn natri mà bạn có thể dùng mỗi ngày.
Khoai tây chiên: Dù một số nhà hàng chiên khoai tây bằng dầu không có trans fat (axít béo), hàm lượng chất béo và natri vẫn cao. Một phần khoai tây chiên cỡ vừa chứa 270 mg natri và 19g chất béo.
Thịt lợn muối xông khói: Có thể là món ăn hấp dẫn nếu bạn không bị cao huyết áp. 3 lát thịt xông khói chứa 270 mg natri và 4,5g chất béo.
Sữa: Là một nguồn cung cấp calcium nhưng cũng chứa nhiều chất béo. Trong một ly sữa có 8g chất béo và 5g chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa không tốt cho người bị bệnh gan và cũng nguy hiểm cho người bị huyết áp cao.
Bánh rán: Có thể phổ biến nhưng không tốt lắm cho sức khỏe của bạn. Chỉ một chiếc bánh rán có thể chứa 200 calorie với 12g chất béo.
Bơ thực vật: Loại thực phẩm này không hoàn toàn nguy hiểm. Đối với người bị cao huyết áp, họ cần đảm bảo loại bơ thực vật mà họ dùng không chứa chất béo bão hòa. Hãy đọc kỹ thông tin trên bao bì để có sự lựa chọn tốt cho sức khỏe.
Đường: Điều muốn đề cập đến ở đây là các loại thực phẩm có lượng calorie và đường quá mức, chẳng hạn như bánh quy và chocolate. Những loại thực phẩm này có thể gây béo phì, một yếu tố rủi ro gây nên chứng huyết áp cao. Đó là do trọng lượng thừa gây căng thẳng cho tim và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
Rượu: Uống rượu có thể làm tăng huyết áp. Rượu cũng có thể gây thương tổn cho thành mạch máu, đồng thời làm tăng nguy cơ bị thêm các biến chứng khác.
Thịt đỏ: Đối với người bị cao huyết áp, cần hạn chế đến mức tối đa việc dùng thịt đỏ trong bữa ăn hằng ngày. Loại thực phẩm này không chỉ có liên quan đến chứng cao huyết áp mà còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác nếu “lỡ” dùng nhiều.