Đối với giáo viên dạy môn GDCD

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp nâng cao đạo đức cho học sinh trong trường THCS (Trang 57)

Phải tự rèn luyện bản thân để có những phẩm chất và năng lực của người giáo viên, có trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy tốt.

+Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh.

+Nghiên cứu nắm vững các văn bản quy định về chương trình giảng dạy môn GDCD, chế độ cho điểm đánh giá chất lượng bộ môn.

+Trong điều kiện hiện nay nhà trường đã có tương đối đầy đủ cơ ở vật chất phục vụ cho giảng dạy, tuy nhiên giáo viên dạy môn giáo dục công dân cần tích cực sưu tầm thêm nhiều tư liệu, cập nhật thông tin mơi nhất và sáng tạo cải tiến đồ dùng dạy học hiện có để gây hứng thú cho học sinh khi học trên lớp.

+Khi dạy trên lớp giáo viên dạy môn GDCD cần thường xuyên quan sát hành động và thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh để đưa ra những kết luận đúng đắn về tình hình lớp giúp ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm nắm để có biện pháp kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra.

+Trong kiểm tra ngoài việc cho đề kiểm tra giống như các môn khác giáo viên dạy GDCD cần thiết kế thêm các bài tập tình huống, lập kế hoạch, viết báo cáo…

* Đánh giá:

- Môn giáo dục công dân đã được chú ý hơn đặc biệt các gìờ dạy công dân đã được ƯDCNTT nhiều hơn và đưa những hình ảnh thực tế vào giảng dạy .

- Giáo viên dạy giáo dục công dân có ý kiến nhận xét sát đáng về việc xếp loại đạo đức học sinh.

- GV dạy giáo dục công dân được đưa vào ban giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường và tham gia dạy kỹ năng sống với chuyên đề "Luật an toàn giao thông" đã phát huy vai trò của bộ môn này đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường THCS.

Giải pháp 4: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục đạo đức cho học sinh

GVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, vì GVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu

với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường.

Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay.

a) Đối với giám hiệu :

- Chọn cử giáo viên chủ nhiệm là những người tâm huyết, có điều kiện thời gian, tâm lý , nghiêm khắc song yêu mến trẻ .

- Thường xuyên tổ chức họp giám hiệu ít nhất một lần / tháng để nhận xét đánh giá tình hình chung về nề nếp của học sinh các lớp.

- Hiệu trưởng nhà trường luôn đôn đốc, giúp đỡ GVCN làm tốt những nhiệm vụ và tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền lợi của mình tại quy định điều 31- 32 điều lệ trường trung học.

Có kế hoạch cụ thể về công tác chủ nhiệm, có chỉ tiêu rèn luyện phấn đấu phù hợp với thực trạng của trường.

- Thường xuyên thu nhận thông tin về tình hình diễn biến đạo đức của học sinh do GVCN cung cấp, có biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn những tình huống xấu xảy ra.

- Thường xuyên kiểm tra số sách của giáo viên chủ nhiệm, dự các tiết sinh hoạt lớp của GVCN.

- Đánh giá thi đua công bằng giữa các lớp, khen thưởng kịp thời cũng như phê bình đúng để học sinh các lớp tiến bộ. Đặc biệt là việc sâu sát trong công việc để nhận xét đúng và trúng .

b) Đối với giáo viên chủ nhiệm :

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp nâng cao đạo đức cho học sinh trong trường THCS (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w