Phân đoạn thị trường với nhóm khách hàng có thu nhập thấp

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường nội địa.doc (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.2.2.Phân đoạn thị trường với nhóm khách hàng có thu nhập thấp

Khai thác tối đa thị trường trong nước, nhất là đối với phân đoạn thị trường người tiêu dùng có thu nhập thấp.Có chiến lược về giá hợp lý vì giá cả được xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nó đem lại cho doanh nghiệp nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường. Vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được. Mà muốn giá cả thấp chất lượng tốt thì các doanh nghiệp cầnq uan tâm xử lý tốt vấn đề lao động bằng các giải pháp đồng bộ, linh hoạt như : xây dựng bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp phù hợp các qui định quốc tế và pháp luật Việt Nam nhằm thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ký và thực hiện thoả ước lao động tập thể, đảm bảo phúc lợi cho người lao động đi đôi với việc áp dụng các giải pháp công nghệ, quản lý, đầu tư máy móc chuyên dùng, từng bước nghiên cứu áp dụng “tự động hoá” trong dây chuyền may, giảm số lao động trong từng chuyền nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài. Tập trung

đào tạo nguồn nhân lực cấp trung và cao cấp theo các chuyên ngành công nghệ, quản lý sản xuất, thiết kế sản phẩm và tiếp thị thời trang. Phân tích và dự báo được các loại chi phí đầu vào, chi phí cố định cũng như chi phí biến đổi sao cho hoạt động sản xuất sản phẩm với mức chi phí thấp nhất và hiệu quả nhất tạo nên chi phí đầu vào tương đối thấp cho sản phẩm . Và quy trình sản xuất phải được bố trí tổ chức thực hiện một cách khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động và thực thẩm.Tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, in nhuộm hoàn tất vải nhằm từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và khả năng chủ động về nguyên liệu cho DN, chuyển dịch phương thức sản xuất từ gia công CMT sang FOB và ODM, từng bước hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng dệt may. Thường xuyên quan tâm tới các bạn hàng truyền thống, khách hàng lâu năm và cả những khách hàng ở thị trường mới thâm nhập qua các hình thức: Tổ chức các buổi toạ đàm, thi tìm hiểu về Công ty…

3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Mỗi doanh nghiệp cần có phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơn giản hoá thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cần mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, với mạng lưới phân bố trên các đại bàn, các vùng thị trường doanh nghiệp tham gia kinh doanh.. Tiếp tục chuyển dịch sản xuất các dự án may về các vùng nông thôn, thị tứ nhằm tận dụng nguồn lao động tại chỗ và ổn định nguồn lao động. Chú trọng liên kết và từng bước nâng cấp các doanh nghiệp vệ tinh nhằm nâng cao năng lực và đảm bảo linh hoạt trong sản xuất cho doanh nghiệp. Đặc biệt để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thắng lợi, để người tiêu dùng khu vực nông thôn có được niềm tin và sự trung thành với hàng Việt Nam, vấn đề quan trọng bậc nhất, không ai khác, các doanh nghiệp phải là “bà nội trợ” trung thành, cung ứng đầy đủ, kịp thời những mặt hàng bảo đảm chất lượng, có thương hiệu, giá cả phù hợp với mức thu nhập của người dân nông thôn. Doanh nghiệp tham gia kinh doanh ở địa bàn nông thôn, nhất là nông thôn miền núi phải lấy vấn đề xã hội làm đầu, lợi nhuận là

cần thiết, đấy mới là doanh nghiệp có trách nhiệm trong CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức nhằm từng bước chiếm lĩnh, tạo bàn đạp phát triển và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa thị trường xuất khẩu và trong nước. Đặc biệt phải phấn đấu quyết liệt hơn nữa nhằm từng bước chiếm lĩnh được thị trường này bằng các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm như: Tăng cường các hoạt động khuếch chương, quảng cáo, maketing.. Đồng thời Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng là yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ một doanh nghiệp khi kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nào. cũng cần nhấn mạnh rằng sự thành công của công tác phát triển thị trường còn phải bao gồm cả những dịch vụ bổ sung gắn liền với sản phẩm trong chính sách sản phẩm của công ty. Do tính mong đợi của khách hàng và tính toàn vẹn của sản phẩm công nghiệp nên có sự nhấn mạnh tới việc bán hàng, dịch vụ và các hộ trỡ kỹ thuật là những yêu cầu đầu tiên cho một chiến lược phát triển thị trường hiệu quả. Hỗ trợ sản phẩm có thể giúp tối đa sự thoả mãn của khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường nội địa.doc (Trang 31 - 33)