.Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường nội địa.doc (Trang 25 - 28)

Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may. Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO, đồng thời cũng đã tham gia ký kết và thực thi nhiều hiệp định thương mại tự do

Hàng rào bảo hộ dệt may trong nước không còn. Nếu như hiện nay, thuế nhập khẩu hàng may mặc vào Việt Nam là 50%, thuế nhập khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi là 20% thì khi vào WTO, Việt Nam sẽ phải thực hiện đúng cam kết theo Hiệp định Dệt may (với mức giảm thuế lớn, ví dụ thuế suất đối với vải giảm từ 40% xuống 12%, quần áo may sẵn giảm từ 50% xuống 20% và sợi giảm từ 2% xuống 5%). Do vậy vải Trung Quốc sẽ tràn vào nước ta vì lúc nước sẽ phải cạnh tranh với vải Trung Quốc nhập khẩu.Sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, do vậy, sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên. Mặc dù, một số ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích xuất khẩu dù vẫn được duy trì nhưng sẽ phải chấm dứt trước ngày 11/1/2012 (chỉ áp dụng đối với các ưu đãi đầu tư đã dành cho các dự án đã được cấp phép và đi vào hoạt động trước ngày 11/1/2007).Với cam kết xóa bỏ các hình thức trợ cấp không được phép, ngành dệt may không còn được hưởng một số loại hỗ trợ như trước đây như các hình thức hỗ trợ XK và thưởng XK từ Quỹ hỗ trợ XK; các biện pháp miễn giảm thuế hoặc tiền thuê đất gắn với điều kiện XK; các ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển...

Bảng 3: Thuế nhập khẩu cam kết (trung bình) khi gia nhập WTO

Đơn vị tính: %

Chương HS Trần thuế suất khi gia nhập Trần thuế suất cuối cùng

50 9,77 9,77 51 7,73 7,73 52 9,50 9,50 53 5,66 5,66 54 9,05 9,05 55 8,77 8,77 56 10,32 10,32 57 12,00 12,00 58 12,00 12,00 59 11,15 10,89 60 12,00 12,00 61 19,92 19,92 62 19,80 19,80 63 14,70 14,60 (Theo: http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc-su-kien-lien-quan.html)

Các sản phẩm chủ yếu là thực hiện các hợp đồng gia công, chưa tạo dựng được thương hiệu và tên tuổi trên thị trường trong nước và quốc tế.

Sản xuất may mặc của Việt Nam còn quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Ngành dệt may hiện vẫn phụ thuộc đến 70% vào nguyên liệu nhập khẩu. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 30% nguyên phụ liệu mà trong nước đáp ứng được tập trung vào một số sản phẩm như bông (10%), xơ sợi tổng hợp (60%), sợi (70%), vải (50%), phụ liệu (70%). Đặc biệt, theo ước tính, bông nguyên liệu nhập khẩu chiếm tới 80% giá trị sản phẩm may mặc xuất khẩu

Ngày càng có nhiều cơ hội việc làm khác dễ thở mà lương cao hơn, trong khi lao động ngành may vất vả mà lương không tương xứng là nguyên nhân chính khiến nhiều công nhân nữ bỏ việc. Mặc dù mức lương so với mặt bằng chung hiện nay

không phải thấp (khoảng 1,5 triệu đồng/tháng), nhưng do giá các mặt hàng tiêu dùng đang có chiều hướng tăng, khiến cho người lao động chưa thực sự chuyên tâm vào công việc. Điều này khiến cho thời gian qua trên 10% lao động của các doanh nghiệp này đã chuyển sang làm những công việc khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường nội địa.doc (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w