CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP
3.1.1. Các chính sách kích cầu của nhà nước
Nhìn chung, chính sách kích cầu bao gồm hai nhóm chính sách lớn. Thứ nhất là nhóm chính sách tiền tệ, mà công cụ chủ yếu là hạ lãi suất và tăng trưởng tín dụng. Thứ hai là nhóm chính sách tài khoá, thông qua tăng chi tiêu của Chính phủ (như tăng đầu tư công, tăng mua sắm dịch vụ của Chính phủ) hoặc giảm thuế hoặc các gánh nặng nộp ngân sách từ nền kinh tế.
Với điều kiện Việt Nam, trong thời gian ngắn vừa qua, chính sách tiền tệ đã được sử dụng với liều lượng mạnh thông qua cắt giảm nhanh lãi suất và khuynh hướng nới lỏng tín dụng. Nhà nươc cần phải miễn giảm thuế thu nhập doanh và miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị; phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây truyền công nghệ . Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động. đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt - may. Đưa ra các chính sách bù lãi suất cho các công ty thuộc ngành dệt may. Hỗ trợ vốn để đầu tư. Song song các chính sách nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ khâu thực hiện tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp. Các chính sách đều phải được thông báo đến từng cơ quan. Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo việc đơn giản hóa các thủ tục hải quan, giảm phiên hà cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất nhất.
Thứ hai là nhóm chính sách tài khóa: việc giảm thuế và các khoản thu từ Nhà nước sẽ kích thích các thành phần kinh tế bình đẳng hơn, do đó, khu vực tư nhân đỡ bị thiệt thòi tương đối so với khu vực Nhà nước. Thêm vào đó, khu vực tư nhân là khu vực tạo ra nhiều việc làm nhất hiện nay. Nếu khu vực này được ưu tiên, các vấn
đề xã hội được hỗ trợ nhiều và hiệu quả hơn. Thứ hai, khuynh hướng hạ thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tới để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường quốc tế, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn, là một khuynh hướng khó tránh trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc, mà Việt Nam là một nước có vị trí trung tâm. Việc hạ thuế thu nhập doanh nghiệp, sớm hay muộn sẽ xảy ra (kể cả ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước lân cận). Nhưng đây là thời điểm thích hợp hơn cả vì nó có tác dụng chống lại chu kỳ suy thoái. Nếu hạ thuế khi nền kinh tế đã phục hồi hoặc đang tăng trưởng nhanh, sẽ làm tăng trưởng càng nóng thêm, như thế là không hợp về thời điểm.
Nhà nước cũng cần tăng cường công tác quản lý, phát hiện xử phạt hàng giả, hàng nhái, nâng mức xử phạt để răn đe, đẩy mạnh XTTM, nâng cao thương hiệu hàng Việt. Thực trạng hàng nhá, hàng kém chất lượng đang nhan nhả bầy bán tự do trên thị trường. Vấn đề này vẫn chưa được các cơ quan chức năng lên tiếng. Đồng thời đưa ra các rào cản kỹ thuật khi cho nhập khẩu bằng các quy định về an toàn...gây khó khăn cho các nước xuất khẩu vào Việt Nam bằng các thủ tục hải quan
3.1.2. Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không đơn giản. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải nói đến chiến lược cung ứng hàng Việt, cơ chế khuyến khích các DN đưa hàng về nông thôn, vấn đề quy hoạch mạng lưới bán lẻ là những vấn đề quan trọng. Sẽ thật khó với người kinh doanh, khi biết lỗ mà vẫn phải kinh doanh. Vì vậy, để DN “mặn mà” với thị trường này, để người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ một cách thuận lợi, từ đó tạo niềm tin đối với các mặt hàng trong nước, ngoài sự nỗ lực từ phía các DN, Ban Dân tộc và các ngành chức năng như Công thương, Tài chính, Thuế,v.v... cần có sự nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh một số cơ chế chính sách. Trước mắt, cần tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển và khai thác thị trường nông thôn; quy hoạch mạng lưới bán lẻ hàng hóa trên thị trường nông thôn, gắn với tham mưu các chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, để xây dựng, duy trì và phát triển mạng lưới theo hướng ổn định, lâu dài. . Có
chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi thành phố vào các khu công nghiệp tập trung, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đủ sức hấp dẫn và thu hút các DN nước ngoài tăng cường đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm hoàn tất. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ trong khâu thực hiện ở từng địa phương để chánh khỏi những việc gian lận trong khi thực hiện cuộc vận động
Ngoài ra để thực hiện thắng lợi mục tiêu CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không đơn giản. Có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết phải nói đến chiến lược cung ứng hàng Việt, cơ chế khuyến khích các DN đưa hàng về nông thôn, vấn đề quy hoạch mạng lưới bán lẻ là những vấn đề quan trọng. Sẽ thật khó với người kinh doanh, khi biết lỗ mà vẫn phải kinh doanh. Vì vậy, để DN “mặn mà” với thị trường này, để người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ một cách thuận lợi, từ đó tạo niềm tin đối với các mặt hàng trong nước, ngoài sự nỗ lực từ phía các DN, Ban Dân tộc và các ngành chức năng như Công thương, Tài chính, Thuế,v.v... cần có sự nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh một số cơ chế chính sách. Trước mắt, cần tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển và khai thác thị trường nông thôn; quy hoạch mạng lưới bán lẻ hàng hóa trên thị trường nông thôn, gắn với tham mưu các chính sách ưu đãi về đất đai, tài chính, để xây dựng, duy trì và phát triển mạng lưới theo hướng ổn định, lâu dài. . Có chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi thành phố vào các khu công nghiệp tập trung, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đủ sức hấp dẫn và thu hút các DN nước ngoài tăng cường đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm hoàn tất.