Làm việc nhĩm và thảo luận.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 3 năm học 2014 - 2014 Chuẩn KTKN tuần 7 (Trang 39)

IV/ Chuẩn bị:

Giáo viên : Tranh pho tô hình 1và tranh 2,

Học sinh : SGK.

V / Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1. Ổn định :

2. Bài cũ : Hoạt động thần kinh

- Não và tuỷ sống có vai trò gì ?

- Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan ?

- Nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hoặc một trong các giác quan bị hỏng thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào ?

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Nhận xét bài cũ.

3. Day bài mới :

 Giới thiệu bài :

- Giáo viên : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Hoạt động thần kinh”

- Ghi bảng.

 Hoạt động 1 : Làm việc với SGK

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh pho tô hình 1 và đọc mục Bạn cần biết ở trang 30 SGK.

- Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi :

+ Bất ngờ khi dẫm vào đinh, Nam phản ứng thế nào ?

- Bất ngờ dẫm phải đinh, Nam co ngay chân lên.

+ Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó?

- Tủy sống điều khiển phản ứng đó.

+ Sau đó Nam đã làm gì ? Việc làm đó có tác dụng gì ?

- Sau đó Nam rút đinh ra và vứt vào thùng rác để người khác không dẫm phải.

+ Cơ quan nào điều khiển hoạt động đó ?

- Não đã điều khiển hành động của Nam.

- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Giáo viên hỏi :

+ Não có vai trò gì trong cơ thể?

- Não giữ vai trò quan trọng điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của cơ thể.

Kết Luận : Tủy sống điều khiển các phản xạ của chúng ta, còn não thì điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ: dẫm phải đinh, Nam vứt đinh đó vào thùng rác để người khác không dẫm phải; thấy đói chúng ta ăn; muốn điểm cao chúng ta học chăm. Những suy nghĩ và hành động đó là do não điều khiển chúng ta

 Hoạt động 2: thảo luận

- Giáo viên đưa ra tranh pho tô hình 2 ví dụ : HS đang viết chính tả.

- Yêu cầu học sinh cho biết : khi đó cơ quan nào đang tham gia hoạt động ?

- Mắt nhìn, tai nghe, tay viết, nín thở để lắng nghe…

+ Bộ phận nào trong cơ thể điều khiển phối hợp hoạt động

- Hát

- Học sinh trả lời

- Nghe giới thiệu

- Học sinh quan sát

- HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi :

- Đại diện các nhóm trình bày.

của các cơ quan đó?

- Não điều khiển phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan.

- GV viết lại toàn bộ ý kiến của HS lên bảng. Sau đó tổng kết, rút ra kết luận

- GV kết luận : khi ta thực hiện một hoạt động, rất nhiều cơ quan cùng tham gia. Não đã phối hợp, điều khiển các cơ quan đó một cách nhịp nhàng.

- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận, tìm những ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp hoạt động của cơ thể.

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

- Giáo viên hỏi học sinh :

+ Hàng ngày chúng ta hoạt động học tập và ghi nhớ. Bộ phận nào giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học ?

- Não cũng giúp chúng ta học và ghi nhớ.

- Kết luận : Bộ não rất quan trọng, phối hợp, điều khiển

mọi hoạt động của các giác quan; giúp chúng ta học và ghi nhớ.

Hoạt động 3 :

- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi : “ Thử trí thông

minh”

- Cho HS nhìn, cầm tay, ngửi, nghe một số đồ vật: quả bóng, cái còi, quả táo, cái cốc,…

- Bịt mắt các HS đó, lần lượt cho từng em nhận biết xem đồ vật trong tay em là gì ?

- Yêu cầu các nhóm tự lên chơi trò chơi.

- GV kết thúc trò chơi.

+ Hỏi một số HS được thưởng : Làm thế nào em đoán đúng tên đồ vật ?

- Kết luận : Chúng ta phối hợp nhiều giác quan trong khi

hoạt động. Nhờ có não điều khiển mà giác quan này hổ trợ, phối hợp được với giác quan kia. Não giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, khỏe mạnh. Chúng ta phải giữ gìn não và các giác quan để cơ thể khỏe mạnh và học tập, ghi nhớ tố

4. Củng cố – Dặn dò :

- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài học. - Chuẩn bị : bài 15 : Vệ sinh thần kinh

5/ Nhận xét :

- GV nhận xét tiết học.

- Các nhóm thảo luận, tìm các ví dụ, cho biết các bộ phận cơ quan nào đang tham gia hoạt động và não có vai trò gì.

- Các nhóm trình bày, mỗi nhóm 1 ví dụ.

- Ví dụ: quét nhà, làm bài tập, xem phim, tập thể dục…

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Một số HS lên tham gia.

- HS lần lượt chơi ( đoán đúng tên 5 đồ vật thì được thưởng, đoán sai 3 đồ vật liên tiếp thì không được chơi nữa ).

- Học sinh nêu .

I/ Mục tiêu :

- HS biết được những ưu điểm, hạn chế về các mặt trong tuần 7.- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

Một phần của tài liệu Giáo án lớp 3 năm học 2014 - 2014 Chuẩn KTKN tuần 7 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w