Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính trong

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 30)

động cho vay tại NHTM.

Công tác thẩm định tài chính dự án ở ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do đó để có được kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính thì việc trước tiên là cần phải xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính nhằm tìm ra các hướng giải pháp hiệu quả. Thông thường công tác thẩm định tài chính chịu sự tác động của hai nhóm nhân tố, đó là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

1.2.5.1 Nhân tố chủ quan.

* Kiến thức chuyên môn, năng lực thẩm định, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thẩm định của ngân hàng :

Đây là nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định dự án. Cán bộ thẩm định là những người trực tiếp tiến hành thẩm định, trình độ của cán bộ thẩm định có ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ thẩm định có được thực hiện đúng và đạt chất lượng cao hay không. Thẩm định tài chính dự án là việc đưa ra quyết định đầu tư trên quan điểm cá nhân nhưng chất lượng thẩm định lại ảnh hưởng đến hoạt động của cả ngân hàng. Số liệu mà doanh nghiệp cung cấp, thông tin trên thị trường, áp dụng phương pháp, chỉ tiêu, kỹ thuật thẩm định như thế nào để phân tích, đánh giá nhằm đưa ra quyết định cuối cùng là đầu tư hay không đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và trình độ của người thẩm định.

Hơn nữa, thẩm định tài chính dự án không phải là nghiệp vụ đơn giản, đòi hỏi cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ, am hiểu các lĩnh vực cho vay, đầu tư của ngân hàng mà còn phải hiểu biết các vấn đề có liên quan như thị trường, khoa học công nghệ, thuế…Sự hiểu biết, những kiến thức về khoa học, kinh tế, xã hội mà cán bộ thẩm định có được phải thông qua đào tạo, tự bồi dưỡng hay tích luỹ kinh nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn mà có. Nhưng thực tế cho thấy, một số cán bộ lại khá lúng túng khi phải phân tích, đánh giá dự án trên các lĩnh vực mà mình phụ trách, điều này khiến cán bộ thẩm định chưa đưa ra được những nhận xét, đánh giá sắc bén về hiệu quả của dự án.

Bên cạnh trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định, tính kỷ luật và phẩm chất đạo đức cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công việc, đến sự an toàn trong hoạt động cho vay và mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Những sai lầm trong thẩm định dự án do con người gây ra dù vô tình hay cố ý đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng. Như vậy, có thể nói rằng năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định chất lượng của công tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

Phương pháp và các tiêu chuẩn thẩm định:

Phương pháp thẩm định làmột yếu tố có ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định tài chính dự án. Với nguồn thông tin có được, cán bộ thẩm định phải lựa chọn phương pháp thẩm định nào cho thích hợp vì mỗi một dự án có các đặc trưng nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng có thể áp dụng được tất cả chỉ tiêu trong hệ thống. Một quy trình, nội dung và phương pháp phù hợp, khách quan, khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính dự án, ngược lại, một nội dung, quy trình và phương pháp bất hợp lý chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả thẩm định tài chính không cao và khi dựa vào kết quả đó để đưa ra kết luận tài trợ, ngân hàng có thể sẽ gặp rủi ro.

Thông tin sử dụng trong quá trình thẩm định:

Trong quá trình thẩm định dự án, ngân hàng phải tiến hành thu thập các tài liệu, thông tin cần thiết để cho phân tích đánh giá doanh nghiệp, dự án. Cán bộ thẩm định phải thưòng dùng các số liệu mà doanh nghiệp cung cấp như: báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hồ sơ dự án… làm căn cứ để từ đó phân tích, tổng hợp đánh giá để đưa ra quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, để được vay vốn, các doanh nghiệp thường đưa ra những số liệu không chính xác như: tình hình tài chính lành mạnh, một dự án khả thi với chi phí đầu vào thấp, doanh thu cao, tạo

ra hiệu quả kinh tế cao… nhằm che lấp những rủi ro của dự án. Các nguồn số liệu này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, dẫn đến quyết định thiếu chính xác. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, quan hệ cung cầu trên thị trường luôn biến động nên nếu các nguồn số liệu này phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp và dự án thì cán bộ thẩm định cũng không thể dựa hoàn toàn vào số liệu đó để tiến hành công việc.

Trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho hoạt động thẩm định:

Bên cạnh trình độ năng lực của cán bộ thẩm định thì cơ sở vật chất của ngân hàng cũng là một yêú tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định. Cơ sở vật chất của ngân hàng bao gồm: các phương tiện, trang thiết bị, máy vi tính, được kết nối mạng thông tin toàn cầu Internet...khi được trang bị đầy đủ, cán bộ thẩm định sẽ tính toán các hệ số, chỉ tiêu kinh tế của dự án nhanh hơn, chính xác hơn. Nếu có hệ thống máy tính hiện đại, được nối mạng, cán bộ thẩm định sẽ thu thập được nhiều nguồn thông tin của khách hàng một cách nhanh nhất, tin cậy nhất…từ đó người thẩm định sẽ rút ra được những nhận xét, đánh giá được sự thích ứng của dự án đối với các điều kiện biến động của thị trường, tính khả thi của dự án…nhằm giúp cán bộ thẩm định đưa ra quyết định cuối cùng là cho vay hay không cho vay một cách chính xác nhất.

Tổ chức điều hành, kiểm tra, giám sát thẩm định của ngân hàng:

Thẩm định tài chính dự án là tập hợp nhiều hành động, liên quan chặt chẽ với nhau nên việc phân cấp điều hành là rất cần thiết để từ đó có thể đưa thẩm định trở thành một quy trình kép kín, tránh tình trạng làm việc không khoa học, tận dụng được mặt mạnh và hạn chế được những điểm yếu của mỗi cá nhân, làm giảm bớt chi phí và rút ngắn thời gian tiến hành thẩm định nhưng để làm được

điều này, cần có sự phân công chặt chẽ nhiệm vụ của mỗi cá nhân, tận dụng tối đa năng lực sáng tạo và sức mạnh tập thể, đồng thời tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì những rủi ro trong công tác thẩm định sẽ được hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định.

1.2.5.2 Nhân tố khách quan.

Sự trung thực, hợp tác của chủ đầu tư:

Chủ đầu tư là một nhân tố không thể không xét tới bởi thái độ trung thực hay không trung thực sẽ quyết định một phần không nhỏ tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. Rõ ràng thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định phần lớn là do chủ đầu tư cung cấp, đó lànguồn chủ yếu để ngân hàng thực hiện việc phân tích, đánh giá. Một thực tế đang tồn tại lâu nay các doanh nghiệp không cung cấp các số liệu chính xác nhằm tăng sự hấp dẫn cho các dự án. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tăng tính rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy tính trung thực, kịp thời của thông tin do chủ dự án cung cấp - đặc biệt là thông tin tài chính sẽ tác động không nhỏ đến kết quả thẩm định tài chính của ngân hàng.

Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước:

Những yếu tố thuộc sự quản lý vĩ mô của Nhà nước như cơ chế, chính sách về các vấn đề kinh tế, xã hội sẽ có ảnh hưởng nhất định tới công tác thẩm định nói chung và thẩm định tài chính nói riêng. Chỉ có sự ổn định của nền kinh tế cũng như các chính sách vĩ mô mới là cơ sở tốt nhất và quan trọng nhất cho các nhà đầu tư ra quyết định bỏ vốn và tính hiệu quả của dự án được phản ánh

chính xác vì sự đảm bảo của thẩm định tài chính dự án. Với ngân hàng đó là điều kiện thuận lợi và an toàn khi đưa ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ dự án.

Nhân tố khác:

Vòng đời của dự án, tình hình kinh tế, sức ép cạnh tranh trong ngành, những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh…làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới dự án, doanh nghiệp không thể chống đỡ nổi. Những nhân tố này luôn thay đổi và nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và gây ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Các nhân tố khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới công tác thẩm định. Về cơ bản, tuỳ vào điều kiện kinh tế xã hội, sự hoàn thiện môi trường vĩ mô cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ của đội ngũ cán bộ của từng ngân hàng mà vận dụng một cách sáng tạo các ảnh hưởng của những nhân tố này vào tình hình thực tế để tìm ra biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố, hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng và nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w