Công cụ thiết kế

Một phần của tài liệu Giải pháp thiết kế nâng cao vùng phủ sóng thông tin di động bên trong toàn nhà cao tầng (Trang 66)

Có rất nhiều công cụ có thể phục vụ cho việc tính toán thiết kế hệ thống Inbuilding. Một trong các phần mềm điển hình đó là RF-vu của iBwave. Đây là phần mềm chuyên dụng và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Trong đề tài này, chúng ta đề cập và sử dụng dựa trên phiên bản RF-vu 2.1.

Hình 2.15. Giao diện phần mềm thiết kế Inbuilding iBwave RF-vu V2.1.

Phần mềm này không dễ để sử dụng vì đây là phần mềm chuyên dụng cho chuyên gia thiết kế Inbuilding, nó cho phép giảm đáng kể chi phí lập thiết kế dự toán và giảm thiểu các lỗi liên quan thiết kế. Do tất cả các dữ liệu được liên kết với nhau nên khi thay đổi một cấu kiện trên bản bản vẽ nguyên lý, bản vẽ mặt bằng, mô phỏng và danh mục vật tư sẽ tự động được cập nhật.

Tính năng của phần mềm RF-vu 2.1:

- Cho phép dễ dàng đưa vào sơ đồ mặt bằng từng tầng tòa nhà dưới dạng ảnh gif, jpeg, pdf… kể cả AutoCad. Các ảnh bản vẽ mặt bằng tầng được đặt tỷ lệ tương đương với tỷ lệ bản vẽ trong AutoCad sẽ cho độ chính xác cao.

- Phần mềm có tính năng tự động tính toán được chiều dài tuyến cáp và suy hao công suất, đồng thời tự động tìm kiếm lỗi hệ thống và đưa ra các cảnh báo nhằm giúp người thiết kế tránh được các sai sót trong thiết kế.

- Phần mềm có kho cơ sở dữ liệu rất lớn về các thiết bị của các hãng sản xuất nổi tiếng thế giới, cho phép tự tạo cơ sở dữ liệu riêng của người thiết kế. Ngoài ra, Người thiết kế có thể thêm vào cơ sở dữ liệu thiết bị các thông số như đơn giá vật tư, đơn giá thi công và tự động xuất ra báo cáo về tổng giá trị hệ thống.

- Tính năng mô phỏng vùng phủ: cho phép mô phỏng vùng phủ sóng một cách trực quan dựa trên mô hình truyền sóng “Suy hao không gian tự do” bao gồm cả suy hao do phading, do thân nhiệt và do vật liệu xây dựng.

Hình 2.17. Thiết lập tham số mô phỏng vùng phủ trong RF-vu V2.1.

Tổng kết chương II

Trong chương II chúng ta đã tìm hiểu và xem xét một cách tổng quát nhất về một hệ thống phủ sóng di động trong tòa nhà. Ngoài ra, chương này còn trình bày về các công thức tính toán suy hao cũng như tính toán quỹ đường truyền và công cụ phần mềm thiết kế Inbuilding RF-vu 2.1. Các vấn đề nêu trên sẽ được áp dụng để tính toán một cách cụ thể cho hệ thống phủ sóng trong tòa Tháp tài chính Bitexco Financial Tower, 45 Ngô Đức Kế, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh.

Chương 3

THIẾT KẾ HỆ THỐNG INBUILDING CHO TÒA NHÀ BITEXCO FINANCIAL TOWER

Để minh họa cho việc áp dụng các mô hình truyền sóng trong tòa nhà cũng như các kiến thức tổng quan về hệ thống phủ sóng di động trong nhà (Inbuilding) đã tìm hiểu ở hai chương trước vào thực tế, trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một hệ thống phủ sóng di động cho một tòa nhà cụ thể là tòa tháp cao nhất Việt Nam năm 2010, Bitexco Financial Tower, 45 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thiết kế nâng cao vùng phủ sóng thông tin di động bên trong toàn nhà cao tầng (Trang 66)