Xác lập công thức tuổi xương đốt sống cổ cho nhóm người Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi (Trang 95)

- Khảo sát sự thay đổi hình thái thân đốt sống cổ C2, C3 và C4:

Để xác định tuổi xương đốt sống cổ trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ dựa vào hình thái thân đốt sống cổ C2, C3 và C4 chứ không dựa vào tất cả các đốt sống cổ hoặc dựa vào những đốt sống cổ khác. Thân đốt sống cổ C1 khó thấy rõ trên phim sọ nghiêng vì hình ảnh bị chập. Thân đốt sống cổ C5, C6 và C7 không thấy được trên phim sọ nghiêng đặc biệt khi bệnh nhân chụp phim sọ nghiêng có mặc áo chì bảo vệ. Lamparski (1972), O’Reilly và Yanniello (1998) và Franchi (2000) quan sát sự thay đổi của các đốt sống cổ từ C2-C6. Tuy nhiên các tác giả Hassel và Farman (1995), Baccetti (2005), Fudalej và Bollen (2010), Chen (2010)… chỉ quan sát sự thay đổi của thân đốt sống cổ C2, C3 và C4.

Để xác định phương trình tương quan giữa những đặc điểm hình thái đốt sống cổ với các giai đoạn tuổi xương, tất cả các biến số liên quan với đốt sống cổ C2, C3 và C4 đều được phân tích bao gồm 39 biến số [51], [52]. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong số 39 biến số định lượng về hình thái đốt sống cổ, có 27 biến số có tương quan dương với TXĐSC, 8 biến có số tương quan âm và 4 biến số không có tương quan (Bảng 3.1). Có nhiều biến có hệ số tương quan tương đối cao, cao nhất là 0,918 và 17 biến có hệ số tương quan R > 0,812 (Bảng 3.2). Các biến số w3, ah3/ph3, d2, AB4/BC4 không tương có quan ý nghĩa với TXĐSC. Các biến số theo chiều ngang (w3, AB3, CD3, w4, AB4, CD4) không tương quan hoặc ít tương quan với TXĐSC trong khi các biến số theo chiều đứng (h3, BC3, DA3, h4, BC4, DA4) có tương quan cao với TXĐSC. Điều này cho thấy sự tăng trưởng đốt sống cổ theo chiều ngang hoàn tất ở giai đoạn sớm, sự tăng trưởng đốt sống cổ trong giai đoạn vị thành niên diễn ra chủ yếu theo chiều đứng. Các góc giữa bờ dưới đốt sống cổ (C2, C3 và C4) với mặt phẳng ngang ở phía trước và phía sau (α2, α3, α4, α2’, α3’, α4’) cũng tăng dần tương quan với các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ.

Sau đó, bằng phương pháp đưa vào/ rút ra trong phân tích hồi quy đa biến, chúng tôi đã xác định mối tương quan giữa các biến độc lập và các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ bằng phương trình như sau:

Trong đó: α2: Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C2 α4: Góc lõm trước bờ dưới thân đốt sống cổ C4

AB3/BC3:Tỉ lệ chiều dài bờ dưới và bờ trước của thân đốt sống cổ C3

h4/w4: Tỉ lệ chiều cao và chiều rộng thân đốt sống cổ C4.

Công thức (*) cũng đã được kiểm định là có tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Các biến độc lập trong phương trình không có tương quan cộng tuyến lẫn nhau. Các biến độc lập đều có hệ số tương quan cao với biến phụ thuộc (R> 0,85 với p<0,05). Với r = 0,957, r2 = 0,916 và r2 hiệu chỉnh = 0,914, phương trình (*) là rất phù hợp.

- Biến số α2, α4, AB3/CB3, h4/w4 có tương quan rất cao với các giai đoạn tuổi xương đốt sống cổ. Đây là những số đo góc (α2, α4) và tỉ lệ (AB3/CB3, h4/w4). Các biến số này bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi hình dạng, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi kích thước thân đốt sống cổ. Như vậy hạn chế được sai lầm do độ phóng đại của các máy chụp phim khác nhau.

Với công thức (*), ta thấy khi kích thước thân đốt sống cổ C3, C4 tăng và độ lõm các góc α2, α4 tăng thì tuổi xương đốt sống cổ tăng. Điều này phù hợp với sự tăng trưởng của thân đốt sống cổ trong giai đoạn dậy thì. Sự tăng trưởng của lớp sụn bề mặt làm tăng kích thước thân đốt sống cổ đặc biệt là tăng chiều cao. Hơn nữa các vòng sụn nằm xung quanh bề mặt trên và dưới thân đốt sống nên ngoài việc tăng chiều cao thân đốt sống, độ lõm của bờ dưới thân đốt sống cũng tăng có nghĩa là góc α2, α4 cũng tăng.

Theo công thức tính tuổi xương đốt sống cổ được xác lập, đốt sống cổ trưởng thành sẽ trải qua 5 giai đoạn tương ứng 11 giai đoạn trưởng thành xương bàn-cổ tay (Fishman) và tương ứng 6 giai đoạn trưởng thành xương đốt sống cổ (Baccetti) (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Tương ứng 5 giai đoạn tuổi xương của nghiên cứu với Baccetti và Fishman:

Nghiên cứu Baccetti Fishman

TXĐSC I CVS I, II SMI 1,2,3,4 TXĐSC II CVS III SMI 5,6 TXĐSC III CVS IV SMI 7,8 TXĐSC IV CVS V SMI 9,10

TXĐSC V CVS VI SMI 11

Trong nghiên cứu của chúng tôi, giai đoạn TXĐSC I tương ứng giai đoạn SMI 1,2,3,4 theo Fishman là giai đoạn khởi đầu và bắt đầu tăng tốc tăng trưởng. Giai đoạn TXĐSC II tương ứng giai đoạn SMI 5,6 là giai đoạn chuyển tiếp hay đạt đỉnh tăng trưởng. Giai đoạn TXĐSC III tương ứng giai đoạn SMI 7,8 là giai đoạn giảm tốc tăng trưởng. Giai đoạn TXĐSC IV tương ứng giai đoạn SMI 9,10 là giai đoạn

trưởng thành và giai đoạn TXĐSC V tương ứng giai đoạn SMI 11 là giai đoạn hoàn tất tăng trưởng.

Lúc đầu chúng tôi thiết lập phương trình tương quan dựa trên phân loại thành 6 giai đoạn tuổi xương (giai đoạn I tương ứng SMI 1,2; giai đoạn II tương ứng SMI 3,4; giai đoạn III tương ứng SMI 5,6; giai đoạn IV tương ứng SMI 7,8; giai đoạn V tương ứng SMI 9,10; giai đoạn VI tương ứng SMI 11). Theo phân nhóm này kết quả cho thấy, có những khoảng chồng lắp nhau ở hai giai đoạn đầu tiên nên chúng tôi đã xác nhập 2 giai đoạn đầu tiên thành một giai đoạn TXĐSC I. Chính vì vậy, kết quả sau cùng chỉ còn 5 giai đoạn tuổi xương: TXĐSC I, II, III, IV và V.

TXĐSC I: TXĐSC < 2,547: quá trình tăng trưởng bắt đầu và sẽ vào giai đoạn tăng tốc

TXĐSC II: 2,547 ≤ TXĐSC < 3,333: giai đoạn chuyển tiếp (đạt đỉnh tăng trưởng) TXĐSC III: 3,333 ≤ TXĐSC < 4,356: giai đoạn giảm tốc tăng trưởng

TXĐSC IV: 4,356 ≤ TXĐSC < 5,392: giai đoạn trưởng thành

TXĐSC V: 5,392 ≤ TXĐSC: giai đoạn hoàn tất, sự tăng trưởng còn lại rất ít.

Như vậy, TXĐSC là một chỉ số có thể đánh giá chi tiết và khách quan mức độ trưởng thành xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng.

Sau đây là 5 giai đoạn TXĐSC của cá thể trong mẫu nghiên cứu (Hình 4.6):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuổi xương đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng và ứng dụng khảo sát sự tăng trưởng xương hệ thống sọ mặt giai đoạn 8-18 tuổi (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)