0
Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Tình hình thực tế về tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XẤY LẮP ĐIỆN I (Trang 97 -97 )

II. Gia công phục vụ xây lắp

2.4 Tình hình thực tế về tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty

xây lắp ở Công ty Cổ phần xây lắp điện 1

2.4.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp:

Trên cơ sở các chi phí sản xuất phát sinh đã được tập hợp Công ty tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình. Như vậy, đối tượng tính giá thành tại Công ty là từng công trình, hạng mục công trình. Do đặc điểm của nghành xây lắp có chu kỳ sản xuất kéo dài, giá thành công trình lớn, do đó đối tượng tính giá thành nhỏ nhất là công trình, hạng mục công trình khi đã được hoàn thành, nghiệm thu thanh toán.

2.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây lắp điện I:

Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải phù hợp với đối

thượng tính giá thành nên Công ty thực hiện tính giá thành theo phương pháp giản đơn, toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi khởi công xây dựng đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng chính là giá thành thực tế của công trình hạng mục công trình đó.

Công ty chỉ tính gia thành cho các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao hoặc hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý và đã được nghiệm thu thanh toán. Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được các định theo công thức:

Giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

Tài Chính

Với công trình ĐZ 220KV Buôn Kốp-Krông Buk văn cứ vào :

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ: 43.001.450

Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 1.835.381.843

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: 0

Giá thành ĐZ 220KV Buôn Kốp- Krông Buk

= 43.001.450 + 1.835.381.843- 0 = 1.878.383.293

2.5. Hạch toán theo phương thức khoán

Do đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty theo phương thức vừa tập trung vừa phân tán. Các tổng đội hạch toán tập trung tại Công ty, các chi nhánh, xí nghiệp hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân độc lập.

2.5.1 Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp tại đơn vị giao khoán (Công ty cổ phần Xây lắp điện I).

Khi tạm ứng cho đơn vị cấp dưới như chi nhánh (đơn vị nhận khoán nội bộ) bằng vật tư, tiền….Để thực hiện khối lượng xây lắp nhận khoán, kế toán đơn vị giao khoán ghi:

Nợ TK 1368 - Chi tiết đơn vị nhận khoán Có TK 111, 112, 152, 153, 311, 214

Định kỳ hoặc khi thanh toán hợp đồng giao khoán nội bộ, Công ty nhận khối lượng Xây lắp hoàn thành bàn giao của các chi nhánh. Căn cứ vào giá trị khối lượng xây lắp ( bảng thanh toán khối lượng, phiếu giá công trình) các chứng từ khác có liên quan kế toán ghi:

Nợ TK 154 - Giá thành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao chưa tiêu thụ trong kỳ.

Nợ TK 632 - Giá thành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao tiệu thụ trong kỳ.

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 1362 - Chi tiết chi nhánh: Tổng giá trị xây lắp giao khoán nội bộ phải trả.

2.5.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại các chi nhánh

Chi nhánh sử dụng TK 336 (3362- Phải trả về khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ). Để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán khối lượng xây lắp nhận khoán với Công ty.

Khi nhận tạm ứng về tiền, vật tư, khấu hao TSCĐ và các khoản được Công ty chi hộ kế toán ghi.

K 152, 153, 627, 111, 112...

Có TK 336 (3362): Các khoản được đơn vị giao khoán ứng trước. Đơn vị nhận khoán tiến hành tập hợp chi phí xây lắp qua các tài khoản 621, 622, 623, 627 và 154 (1541- Chi tiết công trình). Khi công trình hoàn thành bàn giao kề toán ghi:

BT1- Phản ánh giá thành công trình nhận khoán bàn giao Nợ TK 632- Giá thành công trình xây lắp hoàn thành bàn giao

Có TK 154 (1541)

BT2- Ghi nhận giá thành toàn nội bộ

Nợ TK 336 (3362)- Tổng số phải thu ở đơn vị cấp trên về khối lượng giao khoán nội bộ bàn giao

Có TK 512- Doanh thu tiêu thụ nội bộ Có TK 3331- Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Cuối kỳ, đối chiếu công nợ giữa Công ty và xí nghiệp, ghi: Nợ TK 3362- Phải trả nội bộ (Xí nghiệp)

Tài Chính

Kế toán Công ty và xí nghiệp sẽ đối chiếu công nợ qua TK 1362 và TK 3362. Nếu 2 tài khoản này không bằng nhau thì kế toán phải đối chiếu cho phù hợp.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I 3.1 Nhận xét chung về thực trạng hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp điện I.

Trong những năm gần đây nhu cầu về xây lắp tăng cao đã tạo ra nhiều cơ hội và mở rộng thị trường tiềm năng cho ngành xây lắp. Tuy nhiên nó cũng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp để thắng lợi trong công tác đấu thầu. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt Công ty cổ phần xây lắp điện I cần phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế.

3.1.1 Những ưu điểm.

Công ty Cổ phần xây lắp điện I là đơn vị kinh doanh có hiệu quả luôn chấp hành các quy định của Nhà nước nói chung và chế độ kế toán nói riêng. Công ty xây dựng được mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý thích ứng với nhu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh có uy tín trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh và phát triển trong điều kiện hiện nay.

Trải qua nhiều khó khăn đặc biệt là từ khi chuyển đổi nền kinh tế Công ty đã tích cực mở rộng thị trường, đảm bảo thi công nhiều công trình như: ĐZ 500KV Quảng Ninh-Thường Tín, TBA 500KV Buôn Tuasa-Đắk Nông…đảm bảo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động, các khoản nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên.

Để đạt được những kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu liên tục không ngừng của Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

Bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty đã xây dựng mô hình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty. Các phòng, ban chức năng được tổ chức hoạt động chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng đã phát huy được hiệu quả thiết thực trong tổ chức lao động, cung ứng vật tư và thi công xây lắp công trình góp phần đưa Công ty không ngừng phát triển.

Bộ máy kế toán: Công ty đã tổ chức được bộ máy kế toán gọn nhẹ tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được bố trí hợp lý phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm công việc được giao. Việc phân chia nhiệm vụ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán giúp cho bộ máy kế toán có điều kiện theo dõi, hạch toán chính xác, đầy đủ kịp thời nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công ty rất chú trọng việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên kế toán nên đội ngũ kế toán khá vững vàng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực tác phong làm việc khoa học. Đặc biệt Công ty áp dụng chương trình kế toán máy phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán mới, giảm được khối lượng ghi

Tài Chính

chép đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời đối với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và của cấp trên.

Hệ thống sổ sách, chứng từ ban đầu được tổ chức khoa học hợp pháp, hợp lệ, tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành của Bộ trưởng Bộ tài chính. Việc áp dụng hình thức kế toán Nhật lý chung hoàn toàn phù hợp với quy mô sản xuất, kinh doanh của Công ty, phù hợp với chuyên môn của kế toán cùng việc áp dụng chương trình kế toán máy tại Công ty.

Công ty tổ chức hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp tương đối đầy đủ dễ dàng cho công tác kiểm tra đối chiếu, đặc biệt chú trọng tới việc lập hệ thống sổ chi tiết nhằm cung cấp thông tin chi tiết, đầy đủ, kịp thời cho người quản lý, tạo điều kiện cho việc tổng hợp cuối kỳ và lên báo cáo.

Chứng từ vừa là cơ sở hạch toán, vừa là cơ sở pháp lý cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhìn chung hệ thống chứng từ Công ty ban đầu được kiểm tra chắt chẽ, hợp lý đảm bảo tính đúng đắn của số liệu.

Công ty áp dụng hình thức khoán khoản mục chi phí cho các đơn vị thành viên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, phù hợp với nhu cầu quản lý tiên tiến tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công và chất lượng công trình, tăng năng suất lao động góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường công tác quản lý của Công ty.

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là từng công trình, hạng mục công trình cụ thể. Công ty hạch toán chi phí sản xuất theo bốn khoản mục là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất

chung nên công việc tính giá thành có nhiều thuận lợi, theo đó Công ty có thể đối chiếu kịp thời thực tế sản xuất thi công với dự toán để từ đó tìm ra nguyên nhân chênh lệch, sai sót và rút ra bài học quản lý nhanh nhất.

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty theo đúng chế độ, rõ ràng, cụ thể phù hợp yêu cầu và khả năng của Công ty.

Đối với chi phí nguyên vật liệu: Phần lớn nguyên vật liệu được Công ty hoặc các tổng đội mua và chuyển thẳng tới chân công trình do đó tiết kiệm được rất nhiều trong vận chuyển, bảo vệ, lượng dự trữ vật liệu thi công vừa đủ để tránh ứ đọng về vốn kinh doanh, tăng khả năng quay của dòng vốn đồng thời đảm bảo quá trình thi công không bị gián đoạn.

Đối với chi nhân công: Công ty khoán quỹ lượng đến từng xí nghiệp, từng tổng đội do đó các Xí nghiệp, các tổng đội chủ động trong việc bố chí lao động để kết quả lao động đạt hiệu quả cao nhất.

Đối với chi phí máy thi công: Công ty giao cho xí nghiệp tiến hành quản lý máy thi công để chủ động trong việc bố trí điều động máy đảm bảo cho quá trình thi công. Sau khi các công trình hoàn thành máy thi công được chuyển về kho để bảo dưỡng và tiếp tục được điều đI để thi công các công trình khác.

Đối với chi phí sản xuất chung: Công ty tiến hành tổ chức tập hợp chi phí sản xuất chung chi tiết theo từng loại chi phí nên việc tập hợp chi phí dễ dàng.

Tài Chính

Về công tác quản lý :

- Đối với vật tư, do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm xây lắp nên Công ty đã coi tiết kiệm chi phí vật liệu là một trong những phương hướng chính để hạ giá thành sản phẩm xây lắp. Tuy nhiên do Công ty giao khoán tới các đơn vị trực thuộc nhưng việc Công ty mua vật tư xuất thẳng tới chân công trình đối với vật liệu chính còn vật liiệu phụ do các xí nghiệp, đội tự mua do dẫn đến tình trạng không cập nhật nguyên vật liệu cho thi công công trình.

- Đối với vấn đề nhân công : Bộ máy quản lý gọn nhẹ, chỉ bao gồm các phòng ban đã được cắt giảm và bộ máy quản lý thi công các công trường. Tuy nhiên do khối lượng công việc thường lớn nên bộ máy quản lý không quản lý được toàn diện các công việc mà chỉ tập trung vào đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình, một số khâu khác chưa được quản lý chặt chẽ : Việc đảm bảo an toàn lao động, bảo hiểm xã hội.

- Đối với các chi phí khác : Việc theo dõi các chi phí chung tại Công ty chưa chặt chẽ và phù hợp với việc tổ chức sản xuất giao khoán của Công ty. Chi phí chung ở Công ty được phân bổ cho các công trình theo sản lượng. Việc phân bổ này chưa hợp lý vì trong kỳ nếu đội thi công nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau thì khi phân bổ chi phí sản xuất chung, công trình đó

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XẤY LẮP ĐIỆN I (Trang 97 -97 )

×